Hà Nội: Các điểm giữ xe có 2 loại vé để "lòe" đoàn kiểm tra

10:44 |

Hà Nội: Các điểm giữ xe có 2 loại vé để "lòe" đoàn kiểm tra

 Một số điểm trông giữ xe sử dụng cả 2 loại vé (vé tự chế và vé được phát hành theo qui định); khi có đoàn kiểm tra thì sử dụng vé và thu mức phí đúng qui định, khi đoàn kiểm tra đi lại sử dụng vé không đúng theo qui định.

Trách nhiệm của chính quyền cơ sở như UBND các phường, quận trong quản lý đô thị trên địa bàn chưa sát sao, quyết liệt dẫn đến một số tổ chức, cá nhân trông giữ xe trên địa bàn thường xuyên tái diễn sai phạm, nhiều điểm trông xe tự phát ngang nhiên tồn tại,… - Đó là một trong những nguyên nhân mà Sở Tài chính TP Hà Nội đưa ra để giải thích cho tình trạng các điểm trông giữ xe trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thường xuyên vi phạm các lỗi như: Thu phí trông giữ phương tiện vượt quá qui định, không công khai niêm yết giá vé, sử dụng vượt diện tích được cấp phép,…
Nhiều điểm trông giữ xe trên địa bàn Hà Nội đã dùng mọi thủ đoạn để qua mặt, đối phó với đoàn kiểm tra để trục lợi bất chính (ảnh Nguyễn Dương)
Nhiều điểm trông giữ xe trên địa bàn Hà Nội đã dùng mọi thủ đoạn để qua mặt, đối phó với đoàn kiểm tra để trục lợi bất chính (ảnh Nguyễn Dương)
Bỏ cả xe của khách để trốn tránh trách nhiệm
Ngày 24/2, bà Vương Thu Hằng – Trưởng Ban giá của Sở Tài chính TP Hà Nội đã cung cấp cho phóng viên Dân trí những thông tin liên quan đến việc xử lý và nguyên nhân tái diễn sai phạm của hàng loạt điểm trông giữ xe trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Về nguyên nhân: do một số đơn vị xuất phát từ nhiệm vụ phải tổ chức trông giữ xe để thực hiện giao khoán hoặc đấu thầu cho các tổ chức, cá nhân với mức cao, trong khi đó công tác quản lý buông lỏng chưa được quan tâm đầy đủ, thiếu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên dẫn đến các tổ chức, cá nhân nhận khoán, nhận thầu tự ý tăng mức phí trông giữ xe cao hơn qui định.
Sự thiếu ý thức chấp hành pháp luật, các qui định của Nhà nước và thành phố của các tổ chức, cá nhân nên một số điểm trông giữ xe sử dụng cả 2 loại vé (vé tự chế và vé được phát hành theo qui định); khi có đoàn kiểm tra thì sử dụng vé và thu mức phí đúng qui định, khi đoàn kiểm tra đi lại sử dụng vé không đúng theo qui định.
Theo qui định, các điểm trông giữ xe phải sử dụng các mẫu vé theo qui định, ghi đầy đủ thông tin như này.
Theo qui định, các điểm trông giữ xe phải sử dụng các mẫu vé theo qui định, ghi đầy đủ thông tin như này.
Tuy nhiên, nhiều điểm trông giữ xe đã sử dụng những mẫu vé sai qui định như trong ảnh để thu phí gửi cao hơn so với qui định (ảnh: Nguyễn Dương)
Tuy nhiên, nhiều điểm trông giữ xe đã sử dụng những mẫu vé sai qui định như trong ảnh để thu phí gửi cao hơn so với qui định (ảnh: Nguyễn Dương)
Nhu cầu mặt bằng sử dụng cho hoạt động trông giữ xe trên địa bàn thành phố Hà Nội, đặc biệt trong dịp lễ hội đầu năm là rất lớn và ngày một gia tăng; thực tế việc đáp ứng việc nhu cầu trông giữ xe còn hạn chế; các điểm trông giữ xe đa phần nhỏ lẻ, phân bổ không đồng đều và thường xuyên quá tải, trong khi đó cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư thêm; quỹ đất thiếu đã tạo áp lực cho công tác quản lý trật tự đô thị, trong đó có công tác trông giữ xe, từ đó phát sinh nhiều điểm trông giữ xe tự phát thu phí rất cao, khi đoàn kiểm tra liên ngành đến họ thường bỏ cả xe của khách để trốn tránh trách nhiệm nên đoàn kiểm tra khó khăn trong việc xử phạt vi phạm hành chính.
Mức xử phạt còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Có những điểm trông giữ xe đã bị xử phạt nhiều lần nhưng vẫn tái phạm.
Trách nhiệm của chính quyền cơ sở như UBND các quận, phường trong quản lý đô thị trên địa bàn chưa sát sao, quyết liệt dẫn đến một số tổ chức, cá nhân trông giữ xe trên địa bàn thường xuyên tái phạm, nhiều điểm trông giữ xe tự phát ngang nhiên tồn tại.
Phạt gần 180 triệu đồng với các điểm trông giữ xe vi phạm
Theo Sở Tài chính TP Hà Nội, tính từ tháng 1/2016 đến hết ngày 22/2/2016, 2 đoàn kiểm tra liên ngành TP Hà Nội chia làm 4 tổ đã tiến hành kiểm tra 43 điểm trông giữ xe tại các bệnh viện, khu di tích lịch sử, khu danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội, tiến hành lập biên bản và xử phạt đối với 37 tổ chức, cá nhân vi phạm các lỗi: Niêm yết mức thu phí không đúng qui định, sử dụng chứng từ thu phí không đúng qui định, thu mức phí cao hơn qui định, sử dụng diện tích được cấp phép tổng số tiền là 178.896.000 đồng.
Điển hình như ngày 18/2/2016 điểm trông giữ xe tại khu vực Bệnh viện Xanh Pôn của Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng 689 Hà Nội bị phạt 14.800.000 đồng về lỗi thu cao hơn qui định. Ngày 17/2/2016 điểm trông giữ xe ô tô tại Phủ Tây Hồ của Công ty TNHH Dịch vụ vận tải và Xây dựng Huy Khánh đã sử dụng vượt diện tích được cấp phép bị phạt số tiền là 12 triệu đồng,…
Bên cạnh các điểm trông giữ xe được cấp phép, tại địa bàn các quận trung tâm có nhiều điểm trông giữ xe tự phát như: Khu vực quanh Hồ Hoàn Kiếm, khu vực quanh trung tâm thương mại Vincom, khu vực cổng trước và cổng sau Bệnh viện Mắt Trung ương. Ngoài ra, đối với các khu vực gần đền, chùa, đầu năm người dân đi lễ đông cũng là nguyên nhân phát sinh nhiều điểm trông giữ xe tự phát như: Tổ đình Phúc Khánh, chùa Quán Sứ,…
Đọc tiếp…

Công an Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Đại hội Đảng

16:06 |

Công an Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Đại hội Đảng

Công an thành phố Hà Nội vừa có thông báo chính thức về việc phân luồng giao thông phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, sẽ diễn ra từ ngày 20/1 đến ngày 28/1 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII diễn ra từ ngày 20/1 đến ngày 28/1 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, CATP Hà Nội thông báo phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện như sau:
Từ 6h đến 8h30, từ 11h đến 14h và từ 16h đến 18h các ngày từ 20/1 đến 28/1, tạm cấm đối với các xe ô tô tải có tải trọng hàng hóa từ 500 kg trở lên; xe ô tô chở khách từ 25 chỗ trở lên (trừ các xe ô tô phục vụ Đại hội, xe có phù hiệu bảo vệ, xe buýt, xe vệ sinh và xe giải quyết, khắc phục sự cố; xe chở khách tuyến cố định) hoạt động trên các tuyến đường: Phạm Hùng (đoạn từ Mễ Trì đến Trần Duy Hưng), Đại lộ Thăng Long (phần đường tiếp giáp với trung tâm Hội nghị Quốc gia, đoạn từ Trần Duy Hưng đến Lê Quang Đạo);
Đường Đỗ Đức Dục, Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi, Trần Phú, Tố Hữu (Hà Đông), Lê Văn Lương, Hoàng Minh Giám, Hoàng Quốc Việt, Kim Mã, Liễu Giai, Vạn Phúc, Vạn Bảo, Nguyễn Thái Học, Sơn Tây, Lê Trực, Trần Phú, Hùng Vương, Chu Văn An, Hoàng Diệu, Độc Lập, Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Tri Phương, Điện Biên Phủ, Lê Đức Thọ, Lê Quang Đạo, Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Xiển, Nghiêm Xuân Yêm và đường Giải Phóng.
Công an Hà Nội yêu cầu tất cả các phương tiện khi tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ; khi gặp các xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ, các phương tiện phải khẩn trương nhường đường, đi sát vào lề đường phía bên phải chiều đi và dừng hẳn lại nhường đường cho đoàn xe ưu tiên.
Trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Công an thành phố Hà Nội thông báo và tổ chức hướng đi cho xe ô tô tải, xe khách trong diện tạm cấm tham gia giao thông theo tuyến đường như sau:
Các xe ô tô từ Quốc lộ 5 đi Quốc lộ 1B (Hà Nam) chủ yếu qua cầu Vĩnh Tuy, Thanh Trì. Nếu qua cầu Chương Dương, đi theo đường Nguyễn Văn Cừ - Cầu Chương Dương - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư - Nguyễn Khoái -  Minh Khai, cầu Mai Động rẽ Tam Trinh - Pháp Vân ra Quốc lộ 1A, 1B hoặc đường gom vành đai III.
Xe từ Quốc lộ 1A, 1B (Hà Nam) đi Quốc lộ 5, đến Pháp Vân qua cầu Thanh Trì hoặc theo đường Tam Trinh - Minh Khai để qua cầu Vĩnh Tuy hoặc Nguyễn Khoái - Đê 401 để qua cầu Chương Dương đi các tỉnh phía Bắc.
Xe từ các tỉnh phía Nam đi các tỉnh phía Bắc (qua Cầu Thăng Long) - đi đường vành đai 3 trên cao hoặc đến Văn Điển rẽ Phan Trọng Tuệ - Tỉnh lộ 70 - Phùng Hưng - Xa La - Văn Phú - Lê Trọng Tấn - Tỉnh lộ 70 - Nhổn - Quốc lộ 32 - Hồ Tùng Mậu - Phạm Văn Đồng - Cầu Thăng Long.
Xe từ cầu Thăng Long đi các tỉnh phía Nam theo đường Phạm Văn Đồng - Hồ Tùng Mậu ra Nhổn hoặc Phạm Hùng - Mễ Trì - Lê Quang Đạo -  Đại lộ Thăng Long - Tỉnh lộ 70 - Lê Trọng Tấn - Văn Phú - Xa La - Phùng Hưng - Tỉnh lộ 70 - Phan Trọng Tuệ - Quốc lộ 1.
Riêng xe ô tô tải có trọng lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông từ 10 tấn trở lên từ phía Nam đi phía Bắc đến Phùng Hưng - Xa La - Văn Phú - Quang Trung (Hà Đông) sẽ đi thẳng Quốc lộ 6 - Xuân Mai - đường Hồ Chí Minh - Đại lộ Thăng Long (hoặc đi thẳng ra Quốc lộ 32) - Tỉnh lộ 70 - Nhổn - Quốc lộ 32 - Hồ Tùng Mậu - Phạm Văn Đồng - Cầu Thăng Long. Đối với các xe từ các tỉnh phía Bắc đi các tỉnh phía Nam đi theo chiều ngược lại.
Đọc tiếp…

Hàng loạt dự án di dân tái định cư bị chậm do… thiếu tiền

11:05 |

Hàng loạt dự án di dân tái định cư bị chậm do… thiếu tiền

 Nghệ An hiện đang có 12 dự án di dân tái định cư được triển khai nhưng có tới… 10 dự án bị chậm tiến độ cùng với đó là 10 dự án định canh định cư đang trong tình trạng dở dang. Nguyên nhân được xác định là do số vốn giải ngân cho các dự án quá ít. Sau gần 10 năm triển khai, nguồn vốn được cấp chưa bằng 1 nửa dự toán kinh phí được phê duyệt.


Hàng trăm hộ dân đã được di dời ra khỏi các điểm sạt lở, thiếu an toàn sau khi các dự án tái định cư, di canh di cư được triển khai.
Hàng trăm hộ dân đã được di dời ra khỏi các điểm sạt lở, thiếu an toàn sau khi các dự án tái định cư, di canh di cư được triển khai.
Theo thống kê của Sở NN&PTNN Nghệ An, hiện tỉnh này có 12 dự án di dân, tái định cư đang được triển khai với quy mô bố trí sắp xếp cho hơn 1.000 hộ dân. Trong đó có 10 dự án được UBND tỉnh Nghệ An giao cho UBND các huyện làm chủ đầu tư, 2 dự án cho Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh mà chủ đầu tư. Các huyện Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương mỗi huyện có 2 dự án; Quỳ Hợp, Quế Phong, Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai mỗi địa phương có một dự án.
12 dự án di dân tái định cư có tổng mức đầu tư được phê duyệt là trên 516 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương là trên 316 tỷ, ngân sách địa phương là gần 155 tỷ. Đến hết năm 2015 mới chỉ bố trí được 190 tỷ đồng (trong đó ngân sách trung ương là 148 tỷ (đạt 40,9% số vốn cần bố trí), ngân sách địa phương là khoảng gần 42 tỷ đồng (đạt 22% tổng số vốn cần bố trí). Tính đến thời điểm cuối năm 2015, 12 dự án di dân tái định cư mới chỉ bố trí được cho 128 hộ dân đến nơi ở mới, đạt 12,4% dự án được phê duyệt.
Tuy nhiên, nhiều dự án di dân, tái định cư phải kéo dài thời gian thực hiện dự án do thiếu vốn khiến các công trình đã thực hiện đứng trươc nguy cơ xuống cấp.
Tuy nhiên, nhiều dự án di dân, tái định cư phải kéo dài thời gian thực hiện dự án do thiếu vốn khiến các công trình đã thực hiện đứng trươc nguy cơ xuống cấp.
Song song với 12 dự án di dân tái định cư, hiện ở Nghệ An cũng đang thực hiện 12 dự án định canh định cư tập trung và 33 điểm tái định canh, định cư xen ghép với tổng số vốn lên tới gần 192 tỷ đồng. Trong số 12 dự án định canh định cư tập trung thì chỉ có 10 dự án được phê duyệt kinh phí, 2 dự án còn lại dù đã được Thủ tướng phê duyệt nhưng không đầu tư do tổng mức đầu tư quá lớn. Thế nhưng cả 10 dự án định canh định cư này đều đang trong tình trạng dở dang.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An thì hiện có 4 dự án đã xây dựng được cơ bản các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, đã có các hộ dân chuyển đến tái định cư tuy nhiên khả năng hoàn thành dứt điểm dự án trong thời gian tới rất khó dù số vốn hỗ trợ để hoàn thành không lớn. Có 4 dự án chưa đủ điều kiện về cơ sở thiết yếu để chuyển dân đến; 1 dự án đã chuyển các hộ dân đến tái định cư nhưng còn thiếu các công trình hạ tầng thiết yếu để phục vụ đời sống và sản xuất của người dân. Thậm chí có những dự án đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng nhưng thiếu vốn để trả nợ như dự án tái định cư có 50 hộ dân ở xã Lưu Kiền (Tương Dương).
Ngoài ra còn có 4 điểm dự án định canh định cư xen ghép chưa có vốn thực hiện, 2 điểm dự án đã được hoàn thành nhưng chưa có vốn để thanh toán. Do vậy mục tiêu hoàn thành di dân thực hiện định canh định cư vào năm 2015 theo kế hoạch được duyệt không thực hiện được.
Một số dự án tái định cư đã hoàn thành nhưng đời sống của người dân chưa thực sự bền vững.
Một số dự án tái định cư đã hoàn thành nhưng đời sống của người dân chưa thực sự bền vững.
Sau 8 năm triển khai các dự án định canh định cư, mới chỉ chuyển được 245/497 hộ dân đến 5 điểm dự án. Đời sống vật chất, tinh thần và điều kiện phát triển sản xuất của bà con nơi ở mới còn nhiều vất vả và chưa thực sự bền vững. Còn 252 hộ dân thuộc diện quy hoạch chưa được chuyển đến tái định cư tại các dự án định canh định cư tập trung để ổn định đời sống và sản xuất do thiếu vốn để triển khai tiếp các dự án.
Ông Hồ Ngọc Sỹ - Giám đốc Sở NN&PTNN tỉnh Nghệ An cho biết: “Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến các tồn tại ở các dự án là thiếu vốn đầu tư. Vốn Trung ương bố trí cho các dự án định canh định cư tập trung chỉ tương đương 50% kinh phí dự án, đạt 35% nhu cầu vốn thực tế. Mặt khác, việc bố trí nguồn vốn lại mang tính nhỏ giọt và kéo dài. Trong khi đó ngân sách tỉnh lại không đủ khả năng để bố trí 65% số vốn còn lại theo nhu cầu thực tế xây dựng hoàn thành các dự án. Nguồn vốn ngân sách tỉnh và lồng ghép bố trí hàng năm cho các dự án chỉ đạt 10%”.
Việc chậm hoàn thành các dự án di dân tái định cư, định canh định cư dẫn đến lãng phí kép. Các công trình đã hoàn thành đối mặt với nguy cơ xuống cấp, phải bố trí kinh phí bảo dưỡng, bảo vệ. Bên cạnh đó, giá cả vật liệu thay đổi khiến nguồn vốn triển khai bị đội lên. Trong các dự án chưa được hoàn thành để đưa vào sử dụng thì cuộc sống của hàng trăm hộ dân với hàng nghìn nhân khẩu vẫn phải đối mặt với nguy hiểm, tạm bợ ở những nơi cần phải được di dời.
Đọc tiếp…

9 quy định về việc làm, tiền lương và BHXH có hiệu lực từ 1/1/2016

08:47 |

9 quy định về việc làm, tiền lương và BHXH có hiệu lực từ 1/1/2016

 Năm 2016 là năm bản lề cho nhiều chính sách mới về lao động việc làm, bảo hiểm xã hội được triển khai đi vào cuộc sống. Ngay từ 1/1/2016, nhiều quy định cụ thể về lĩnh vực này sẽ có hiệu lực.

1. Việc trả lương sẽ không nhất thiết diễn ra trong tháng.
Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH có quy định sửa đổi thời gian trả lương được quy định tại Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH: “Người lao động hưởng lương tháng được trả tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả vào thời điểm trả lương”.
Điểm mới của Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH là việc quy định thời gian trả lương sẽ do 2 bên cùng thỏa thuận, không nhất thiết phải diễn ra ngay trong tháng làm việc. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi người lao động và nhịp độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trước đó, Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH quy định việc trả lương phải được thực hiện ngay trong tháng. Tuy nhiên, thực tế có nhiều doanh nghiệp sử dụng đông lao động sẽ khó thực hiện được quy định này.
Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 1/1/2016.
2. Mức đóng BHXH sẽ tính trên mức lương và phụ cấp ghi trong hợp đồng lao động.
Trong nội dung của Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động, có ghi: “Từ ngày 01/01/2016 đến 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động”.
Theo quy định trên, mức lương sẽ quy định rõ ràng bao gồm cả các khoản phụ cấp khác. Quy định này giúp người lao động có thêm nhiều quyền lợi khi hưởng lương hưu cũng như các chế độ tai nạn lao động, thai sản…
Nghị định 115/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2016.
3. Lao động nữ mang thai hộ được nghỉ chế độ thai sản
Nghị định 115/2015/NĐ-CP cũng quy định chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
Lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Đồng thời, Nghị định 115/2015/NĐ-CP còn quy định lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
Không quá 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
4. Lương tối thiểu vùng tăng thêm 12,4%
Nghị định 122/2015/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng cho người lao động quy định, từ ngày 1/1/2016, mức lương tối thiểu vùng tăng trung bình 12,4%. Cụ thể, 4 vùng sẽ có mức lương mới như sau: Vùng I: Mức 3.500.000 đồng/tháng; Vùng II: Mức 3.100.000 đồng/tháng; Vùng III: Mức 2.700.000 đồng/tháng; Vùng IV: Mức 2.400.000 đồng/tháng.
Nghị định 122/2015/NĐ-CP cũng nêu rõ: Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
Nghị định 122/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2016.
5. Phụ cấp đặc thù cho giáo viên tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
Nghị định số 113/2015/NĐ-CP quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
Theo đó, Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, được hưởng: Phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, được hưởng: Phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Đồng thời, Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật gồm các mức sau đây:
Mức 35% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật; Mức 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật; Mức 45% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật;
Nghị định số 113/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2016
6. Người lao động đi XKLĐ được tham gia BHXH bắt buộc.
Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc với các quy định về một số chế độ của BHXH bắt buộc, nêu rõ người lao động được quy định tại Luật “Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo với các hợp đồng sau:
Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;
7. Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú nhận trợ cấp khó khăn
Nghị định 109/2015/NĐ-CP về hỗ trợ đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn.
Theo đó, đối tượng được áp dụng là nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được nhà nước phong tặng thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở do Chính phủ quy định (tại thời điểm ban hành Nghị định này là 1.150.000 đồng).
Mức hỗ trợ bao gồm:
Mức 1.000.000 đồng áp dụng đối với đối tượng quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 2 Nghị định 109/2015/NĐ-CP thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng dưới 50% mức lương cơ sở.
Mức 850.000 đồng áp dụng đối với đối tượng sau: Đối tượng quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng từ 50% mức lương cơ sở đến dưới mức lương cơ sở; Đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng dưới 50% mức lương cơ sở.
Mức 700.000 đồng áp dụng đối với đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng từ 50% mức lương cơ sở đến dưới mức lương cơ sở.
Ngoài ra, đối tượng nhận trợ cấp còn được hưởng các chế độ về bảo hiểm y tế và hỗ trợ chi phí mai tang.
Nghị định 109/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2016.
8. Học nghề dưới 3 tháng, nhận hỗ trợ tối đa 6 triệu đồng
Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28/9 quy định việc hỗ trợ đào tạo người lao động tham gia học nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng. Mức hỗ trợ cao nhất là 6 triệu đồng, trường hợp ở xa 15 km sẽ được hỗ trợ thêm 200.000 đồng/khóa.
Quyết định 46/2015/QĐ-TTg điều chỉnh đối tượng phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng. Trong đó ưu tiên người khuyết tật và người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Mức hỗ trợ chi phí đào tạo:
Mức tối đa 6 triệu đồng/người/khóa học: Người khuyết tật.
Mức tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học: Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học: Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân.
Mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học: Người thuộc hộ cận nghèo.
Mức tối đa 2 triệu đồng/người/khóa học: Người học là phụ nữ, lao động nông thôn không thuộc các đối tượng quy định của Điều này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016.
9. Thay đổi cách tính lương hưu
Từ 1/1/2016, luật BHXH năm 2014 sẽ có hiệu lực. Tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 của Luật BHXH năm 2014 sẽ được tính như sau:
Người lao động nghỉ hưu từ ngày 1/1/2016 đến trước ngày 1/1/2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu được xác định như sau:
Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ; Người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 55 tuổi đối với nam và đủ 50 tuổi đối với nữ; Người lao động làm công việc khai thác than trong hầm lò thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 50 tuổi.
Đọc tiếp…

Miền Bắc sắp bước vào “mùa đông thực sự”

08:57 |

Miền Bắc sắp bước vào “mùa đông thực sự”

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam, từ đêm mai (25/11), các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa trời chuyển rét, vùng úi có nơi rét đậm

Hiện nay, bộ phận không khí lạnh mạnh vẫn đang di chuyển xuống phía Nam.
Dự báo, khoảng đêm nay (24/11), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh vùng núi phía Bắc, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ.
1-1448324315750
Không khí lạnh tăng cường khiến miền Bắc sắp bước vào "mùa đông thực sự"

Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên từ đêm nay, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có giông; từ chiều tối ngày mai (25/11) ở các tỉnh Hà Tĩnh đến Phú Yên có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và rải rác có giông. Trong cơn giông có khả năng xảy ra tố lốc và gió giật mạnh. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5.
Từ ngày mai (25/11), ở vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Từ đêm mai, vùng biển ngoài khơi Trung Bộ và vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió đông bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7-8. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Đêm mai (25/11), các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa trời chuyển rét, vùng núi có nơi rét đậm.
Dự báo thời tiết từng vùng trên cả nước ngày và đêm nay (24/11):
Phía Tây Bắc Bộ: Mây thay đổi, có mưa rào và giông vài nơi. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 19 – 22 độ C, có nơi dưới 18 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 27 – 30 độ C.
Phía Đông Bắc Bộ: Nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng, riêng vùng núi đêm có mưa rào và giông rải rác. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 20 – 23 độ C, vùng núi có nơi dưới 19 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 27 – 30 độ C.
Thanh Hóa – Thừa Thiên Huế: Nhiều mây, ngày có mưa, mưa rào và có nơi có giông; đêm có mưa, mưa rào rải rác. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 22 – 25 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 27 – 30 độ C.
Đà Nẵng đến Bình Thuận: Phía bắc nhiều mây có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có giông; phía nam mây thay đổi, có mưa rào và giông vài nơi. Gió bắc đến đông bắc cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23 – 26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 29 – 32 độ C.
Tây Nguyên: Mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi. Gió đông bắc đến đông cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 18 – 21 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 28 – 31 độ C.
Nam Bộ: Mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi. Gió đông bắc đến đông cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 24 – 27 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 31 – 34 độ C.
Hà Nội: Nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió đông đến đông nam cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 21 – 24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 27 – 30 độ C.
Đọc tiếp…

Hà Nội: "Xe điên" đâm hàng loạt xe máy trên cầu vượt, tài xế hoảng loạn nhảy cầu

08:29 |

Hà Nội: "Xe điên" đâm hàng loạt xe máy trên cầu vượt, tài xế hoảng loạn nhảy cầu

 Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 22h30 tối 8/11 tại cầu vượt ngã tư Thái Hà – Chùa Bộc. Khi người dân chưa hết bàng hoàng, một người vội vã bước ra từ chiếc taxi gây tai nạn, trèo ra bên ngoài lan can cây cầu, lao mình xuống dưới đường từ đỉnh cầu vượt cao 4,5m.…

Theo nhiều nhân chứng, chiếc taxi mang thương hiệu Vinataxi BKS 30A-646.73 lưu thông theo hướng Ngã Tư Sở - Tây Sơn, khi lên cầu đã đâm vào hàng loạt xe máy. Chạy thêm được khoảng 30m, chiếc taxi tiếp tục "đâm gục" hàng loạt xe máy lưu thông ngược chiều, trước khi lao vào thành cầu bên trái và dừng lại. Theo quan sát của phóng viên Dân trí, có ít nhất 7 xe máy lăn lóc, vỡ vụn tại hiện trường. Những mảnh vỡ của vụ tai nạn kéo dài hàng chục mét.
Ngay sau đó, khi người dân chưa hết bàng hoàng, một người vội vã bước ra từ chiếc taxi gây tai nạn, trèo ra bên ngoài lan can cây cầu, lao mình xuống dưới đường từ đỉnh cầu vượt cao 4,5m.…
Theo một số nguồn tin ban đầu, chính lái xe taxi gây tai nạn đã nhảy từ trên cầu xuống đất trong trạng thái quá hoảng loạn. Tuy nhiên, cơ quan chức năng chưa chính thức xác nhận thông tin này.





Hình ảnh hiện trường vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra trên cầu vượt Thái Hà - Chùa Bộc
Hình ảnh hiện trường vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra trên cầu vượt Thái Hà - Chùa Bộc
Đến khoảng 23h, nhiều xe cứu thương đã được huy động để cấp cứu các nạn nhân. Để ngăn chặn những người dân hiếu kỳ tập trung tại hiện trường, gây khó khăn cho công tác nghiệp vụ, cứu nạn, lực lượng chức năng đã buộc phải phong tỏa hai đầu cầu, cấm không cho cả xe lẫn người đi bộ đi lên cầu.
Các nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức. Thông tin mới nhất từ cơ quan chức năng, một nạn nhân tại Bệnh viện Bạch Mai đã tử vong. Đến rạng sáng ngày 9/11, công tác khám nghiệm hiện trường, thu nhận lời khai nhân chứng và các cá nhân liên quan vẫn được thực hiện.
Dân trí sẽ tiếp tục gửi đến độc giả thông tin tiếp theo về vụ việc này.
Đọc tiếp…

Vì sao tiết kiệm được tới 14.000 tỷ trong dự án nâng cấp đường

08:35 |

Vì sao tiết kiệm được tới 14.000 tỷ trong dự án nâng cấp đường?

 Trong khi đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ lý do dôi dư tới 14.000 tỷ đồng tại các dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng khẳng định: “Do thực hiện theo đúng quy định hướng dẫn, do làm nhanh nên giảm được số tiền này”.


Thảo luận về báo cáo tình hình triển khai thực hiện và phương án sử dụng trái phiếu Chính phủ còn dôi dư với các dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên (14.000 tỷ đồng), chiều 3/11, đại biểu Nguyễn Minh Lâm (Long An) đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải trong việc chỉ đạo, điều hành, đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thành vượt thời gian so với kế hoạch đề ra.
“Với một công trình không dễ gì tiết kiệm 23% như thế”
“Đến nay các dự án đã hoàn thành và cơ bản đưa vào sử dụng, tuy nhiên thực tế có một số đoạn đường xuống cấp, chưa đảm bảo an toàn giao thông cũng như sự thông suốt của toàn tuyến đường, trong đó có đoạn Quốc lộ 1A qua tỉnh Long An - đoạn đường này được cải tạo, nâng cấp và đưa vào sử dụng từ năm 1999, mở rộng từ 2003, khi mở rộng tận dụng lại kết cấu của làn xe thô sơ, hiện nay đường đã xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống thoát nước gặp vấn đề, hệ thống cầu cũ xuống cấp,…có thể gây ra hậu quả khó lường”- đại biểu Lâm nói.
Từ đó, đại biểu này cho rằng việc phân bổ và sử dụng số vốn còn dư để đầu tư cho các công trình liên quan trực tiếp đến Quốc lộ 1A và Quốc lộ 14 là phù hợp, góp phần hiệu quả sử dụng hai tuyến đường này. Tuy nhiên Chính phủ cần rà soát kỹ hơn, bảo đảm các dự án được đề xuất không đội vốn.
Đại biểu Lâm cũng mong Chính phủ quan tâm đầu tư dự án Quốc lộ 1A qua tỉnh Long An, góp phần đảm bảo thông suốt tuyến đường huyết mạch đi các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.

Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam).
Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam).

Trong khi đó, đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cho rằng “chiến tích” dư hơn 14.000 tỷ đồng là tốt và Quốc hội hoan nghênh việc không dễ gì làm được này của Bộ Giao thông vận tải.
“Nhưng cần phải làm rõ từng nội dung chúng ta đã tiết kiệm. Với một công trình không dễ gì tiết kiệm 23% như thế. Đề nghị làm rõ từng lý do, từng khoản một. Chúng ta điều chỉnh thiết kế ở những đoạn nào, ở công trình nào? Chúng ta nói thi công hợp lý thì hợp lý thế nào, tiết kiệm được bao nhiêu? Những vấn đề này có thể do bất cập về khâu lập thiết kế, thẩm định”- ông Minh nói.
Theo vị đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, nhiều cử tri hết sức lo lắng về việc cắt giảm quy mô đầu tư làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, những công trình vừa xong đã sụt, nứt, lún. “Nếu như vậy thì không đảm bảo an toàn giao thông, việc điều chỉnh thiết kế Quốc lộ1A từ 6 làn xuống 4 làn, không có làn cho xe thô sơ và người đi bộ thì liệu có đúng thẩm quyền như quy định tại Nghị quyết của Quốc hội?”- ông Minh đặt vấn đề.
Trong khi đó, đại biểu Bùi Đức Thụ - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội - cho rằng trong bối cảnh nợ công như hiện nay, đề nghị Quốc hội cho phép sử dụng 14.000 tỷ đồng dôi dư này bổ sung vào nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và sử dụng làm 3 việc: đầu tư vào Quốc lộ 1, Quốc lộ 14 qua Tây Nguyên đã bố trí vốn khác nhưng khó khăn chưa có khả năng sử dụng và đồng bộ hệ thống giao thông và đầu tư vào một số dự án, công trình đã có vốn trái phiếu Chính phủ.
Cũng cơ bản đồng ý với việc bố trí, ưu tiên vốn cho dự án Quốc lộ 1A, đường 14 qua Tây Nguyên, đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) cho rằng, nếu theo nguyên tắc này thì danh mục các dự án mà Chính phủ trình Quốc hội chưa đủ, cần phải thêm 2 dự án nữa là hỗ trợ đầu tư mở rộng quốc lộ 13 trên địa bàn tỉnh Bình Phước và đoạn cuối đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên tại thị trấn Lộc Ninh (Bình Phước).
“Do làm nhanh nên giảm được số tiền này”
Giải trình với các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cho biết dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên được Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo, giám sát nên đã hoàn thành trước thời hạn: Quốc lộ 1A là 1 năm và đường Hồ Chí Minh là 1,5 năm.
“Chính vì vậy, đây là nguyên nhân chính giảm vốn so với dự kiến đầu. Có một số ý kiến cho rằng việc dư này có đúng không, hay lập tổng mức đầu tư vống lên?”- ông Thăng đặt vấn đề.
Rồi chính ông Thăng lý giải: “Việc lập tổng mức đầu tư, lập dự toán theo quy định của Luật Xây dựng cùng nhiều thông tư hướng dẫn của Chính phủ chứ không phải thích lập bao nhiêu thì lập. Tất cả các dự toán này đều đã được Viện Kinh tế xây dựng của Bộ xây dựng thẩm định trước khi Bộ Giao thông vận tải phê duyệt”.

Bộ trưởng Đinh La Thăng giải trình từng lý do giúp giảm 14.000 tỷ đồng.
Bộ trưởng Đinh La Thăng giải trình từng lý do giúp giảm 14.000 tỷ đồng.

Theo ông Thăng, trong tổng số dư hơn 14.000 tỷ đồng có giảm 4.485 tỷ do chênh lệch giữa tổng nguồn vốn bố trí cho các dự án và tổng mức đầu tư dự án đã được phê duyệt.
Thứ hai, giảm 1.070 tỷ do thực hiện hình thức chỉ định thầu mà Chính phủ cho phép; giảm 686 tỷ chi phí giải phóng mặt bằng do công tác này được trực tiếp lãnh đạo các địa phương và nhân dân vùng dự án vào cuộc.
Giảm 6.290 tỷ đồng do rút ngắn thời gian thi công 1 năm với Quốc lộ 1A và 1,5 năm với đường Hồ Chí Minh qua Tây nguyên. “Việc giảm này gồm chi phí dự phòng, trượt giá, theo quy định còn 26%, trong đó 10% dự phòng khối lượng được xác định trong thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng, 16% dự phòng trượt giá được xác định theo thời gian thi công là dự kiến 3 năm. Thực hiện theo đúng quy định hướng dẫn, do làm nhanh nên giảm được số tiền này”- ông Thăng nói.
Bên cạnh đó giảm tiếp 1.728 tỷ do trong quá trình triển khai Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ các khâu thiết kế, dự toán biện pháp thi công phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo tính kinh tế và giá thành công trình; điều chỉnh biện pháp thi công cho phù hợp với thực tế.…
Đọc tiếp…

Lão ngư câu được cá “lạ” trên Vịnh Cam Ranh, nghi là cá Sủ vàng

15:43 |

Lão ngư câu được cá “lạ” trên Vịnh Cam Ranh, nghi là cá Sủ vàng

 Ông Lỡ Thế Vinh (43 tuổi, trú phường Cam Phú, TP Cam Ranh, Khánh Hòa) cho biết đã câu được một con cá rất “lạ” toàn màu vàng mà ông nghi là cá Sủ vàng cực kỳ quý hiếm.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Vinh cho biết, vào chiều ngày 28/10, ông nhổ neo chạy ghe ra vùng biển thuộc địa bàn phường Cam Thuận trên Vịnh Cam Ranh để câu cá như thường lệ. Sau khi bỏ neo an toàn và ngồi câu cá thì đến khoảng 18h cùng ngày, ông câu được một con cá màu vàng.
Đến khoảng 20h cùng ngày, ông Vinh nhổ neo trở về bờ. Đến sáng hôm sau (29/10), thấy con cá khác lạ, toàn thân màu vàng óng ánh, hiếm gặp nên ông mang đi hỏi người dân. Tuy nhiên, những người được hỏi chuyện không ai biết đó là loại cá gì. Về đặc điểm bên ngoài, ông cho biết, con cá nặng 5,7kg, dài 8 tấc, vảy vàng, miệng hồng đỏ, đuôi màu vàng, không có chấm đen.

Con cá màu vàng mà ông Vinh câu được nghi là cá Sủ vàng (Ảnh: T.V.)
Con cá màu vàng mà ông Vinh câu được nghi là cá Sủ vàng (Ảnh: T.V.)

Để xác minh tên con cá, ông Vinh cho biết đã liên hệ với Trung Tâm Khảo nghiệm - Kiểm nghiệm - Kiểm định Nuôi trồng thủy sản Miền Trung & Tây Nguyên (đóng tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).
Tiếp nhận thông tin, Trung tâm đã yêu cầu ông chụp toàn cảnh con cá gửi cho Trung tâm để xem xét. “Sau khi họ họp xem xét thì xác nhận 90% đó là cá Sủ vàng, một loài cá rất quý hiếm”, ông Vinh cho biết.
Theo ông Vinh, sau khi biết tin, một số người đã đến đặt vấn đề mua lại con cá nhưng ông chưa bán. “Cũng có người hỏi tôi để mua con cá 300 triệu đồng nhưng tôi chưa biết sao”, ông Vinh phân vân. Đến trưa 30/10, ông Vinh cho biết vẫn đang cấp đông con cá nói trên.
Liên quan đến cá Sủ vàng, trước đó trả lời báo Dân trí, GS. TS. Mai Đình Yên, Hội Sinh thái học Việt Nam, cho biết, loài cá Sủ vàng có tên khoa học là Otolithoides biauritus, còn được gọi là cá Sủ vây vàng, cá Sủ vàng kép hoặc cá thủ. Đây là loại cá lớn nhất trong họ cá Đù thuộc bộ cá Vược, kích thước có thể đạt đến 160cm, nặng trên 120 kg.

Phần đuôi và vây con cá (Ảnh: T.V)
Phần đuôi và vây con cá (Ảnh: T.V)

Theo GS.TS Mai Đình Yên, cá Sủ vàng có bong bóng rất đặt biệt, được các nước phát triển sử dụng trong y học. Cụ thể, bong bóng cá sủ vàng chính là nguyên liệu hữu cơ để sản xuất ra một loại chỉ tự tiêu có khả năng tự hủy sau khi phẫu thuật cho bệnh nhân, không gây tổn thương đối với mô, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm.
Cũng theo GS Yên, thực tế loài cá Sủ vàng được phân bố khá rộng trong khu vực cửa sông ở một số vùng trên lãnh thổ Việt Nam như vùng cửa sông châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Ngoài ra, các nước khác cũng xuất hiện loài cá này là Trung Quốc, Ấn Độ …

Đầu con cá nghi cá Sủ vàng (ảnh: T.V)
Đầu con cá nghi cá Sủ vàng (ảnh: T.V)

Tuy nhiên, loài cá này rất hiếm gặp và có giá trị đặc biệt về mặt y học nên có giá thành rất cao. Loài cá này sinh sống ở biển nhưng có tập tính đến mùa đẻ sẽ vào các vùng cửa sông nước lợ cặp đôi và đẻ. Cá con ngược lên vùng nước ngọt sâu trong đất liền sống và sau khoảng 1 - 2 năm sẽ dần tìm ra biển.
Được biết, cá Sủ vàng được thương lái thu mua với giá rất cao, dùng để làm chỉ khâu vi phẫu thuật.
Đọc tiếp…

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông đội vốn “khủng”: Do chi phí với nhà thầu Trung Quốc

14:06 |

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông đội vốn “khủng”: Do chi phí với nhà thầu Trung Quốc

 Theo ước tính, dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông phải điều chỉnh tổng vốn tăng gấp rưỡi (từ 553 triệu USD lên 868 triệu USD. Trong đó, phần vốn vay của Trung Quốc đội lên hơn 250 triệu USD mà phần lớn trong số đó nằm ở những chi phí “dôi” ra của tổng thầu Trung Quốc…

Gửi tới Quốc hội báo cáo mới nhất về dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông, thay mặt Chính phủ, nhận uỷ quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng thông tin cụ thể về việc công trình bị đội vốn “khủng”.
Cụ thể, Bộ trưởng Thăng cho biết, tổng mức đầu tư ban đầu của Dự án đã được Bộ GTVT phê duyệt năm 2008 là gần 8.800 tỷ đồng tương đương 553 triệu USD. Trong đó, vốn vay tín dụng ưu đãi của Trung Quốc là 1,2 tỷ nhân dân tệ (tương đương 169 triệu USD) với lãi suất 3%/năm và vốn vay ưu đãi bên mua cũng của nước này là 250 triệu USD (lãi suất 4%/năm). Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là gần 134 triệu USD.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội khiến cả người dân và Chính phủ phát sốt vì tiến độ ì ạch, đội vốn lớn, nhiều vấn đề phát sinh.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội khiến cả người dân và Chính phủ "phát sốt" vì tiến độ ì ạch, đội vốn lớn, nhiều vấn đề phát sinh.
Đến thời điểm này, dự án phải điều chỉnh vốn rất lớn với tính toán của tư vấn TEDI, được Viện Kinh tế Xây dựng – Bộ Xây dựng thẩm tra là 868 triệu USD, tăng 315 triệu USD , tức tăng gần 1,6 lần so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.
Trong đó, phần vốn vay của Trung Quốc phải tăng thêm 250 triệu USD. Đáng chú ý, trong khoản này, riêng các chi phí thuộc Hợp đồng EPC với tổng thầu Trung Quốc đã đội lên hơn 248 triệu USD. Chỉ gần 2,2 triệu USD là thuộc chi phí dự phòng tăng thêm.
Phần vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam cũng phải điều chỉnh tăng thêm gần 65 triệu USD (tương đương 2.000 tỷ đồng). Chi phí giải phóng mặt bằng cũng khiến tổng mức đầu tư đội thêm 63 triệu USD (tương đương 1.900 tỷ đồng).
Như vậy, phần lớn trong tổng số tiền vốn bị “vống” lên của dự án (248/315 triệu USD) nằm ở các chi phí thuộc hợp đồng với tổng thầu EPC (Trung Quốc).
Bộ trưởng GTVT cũng nêu rõ những lý do phải điều chỉnh vốn sau khi các hợp đồng để thực hiện dự án đã chốt ký là do thay đổi phương án nhà ga từ 2 tầng thành 3 tầng; bổ sung hạng mục xử lý nền đất yếu khu depot; bổ sung hạng mục đường tránh Quốc lộ 6; điều chỉnh vật liệu vỏ tàu từ thép chịu khí hậu sang thép inox; bổ sung chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ; thay đổi vị trí bãi đúc dầm; công tác nghiệm thu thiết bị, đoàn tàu và vận hành chạy thử dự án; Kinh phí giải phóng mặt bằng (bao gồm cả di dời công trình hạ tầng kỹ thuật) thay đổi; do trượt giá…
Đến thời điểm này, dự án đã hoàn thành khối lượng thi công 419/419 trụ cầu khu gian, 112/112 trụ nhà ga, 81/112 xà mũ các nhà ga (khoảng 72%), cơ bản hoàn thành toàn bộ tầng 2, tầng 3 ga mẫu La Khê, toàn bộ 420 cọc khoan nhồi nhà ga Cát Linh, đục được 608 và lao lắp 494 trên tổng số 806 phiến dầm đơn giản. Trên công trường, 180m cầu sông Nhuệ đúc hẫng cũng đã hoàn thành, thảm xong hạng mục đường tránh Quốc lộ 6.
Đến thời điểm này, Bộ GTVT đã ký 2 hiệp định vay vốn, tổng số 419 triệu USD cho dự án và giải ngân được 3.960 tỷ đồng (tương đương 195 triệu USD), đạt 47% tỷ lệ vốn ODA đã vay.
Đánh giá về quá trình thực hiện dự án, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhận định, dự án từ khi khởi công đến nay gặp nhiều khó khăn (như GPMB chưa kịp thời, năng lực của Chủ đầu tư Dự án trước đây là Cục Đường sắt Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm, năng lực của tổng thầu EPC và tư vấn giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, Dự án phải sử dụng đồng thời nhiều hệ thống quy trình, quy phạm thiết kế, định mức, đơn giá…).
Đến nay, nhiều biện pháp đã được thực hiện để đẩy nhanh tiến độ, kiểm soát chất lượng và giá thành công trình. Bộ GTVT rà soát, kiên quyết thay thế các Nhà thầu phụ yếu kém về năng lực, kinh nghiệm đang tham gia thực hiện Dự án để bổ sung, thay thế bằng các Nhà thầu phụ có năng lực, kinh nghiệm, đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công.
Chủ đầu tư cũng yêu cầu thay thế Giám đốc điều hành của Tổng thầu, Tư vấn giám sát bằng những nhân sự có năng lực, kinh nghiệm để điều hành Dự án. Yêu cầu Tổng thầu bổ sung nhân sự có năng lực, kinh nghiệm để điều hành Dự án.
Bộ GTVT còn buộc lãnh đạo của Tổng thầu Trung Quốc sang ở tại Việt Nam để trực tiếp điều hành Dự án. Hiện nay, Tổng thầu EPC đã cử một Phó Tổng Giám đốc sang Việt Nam để trực tiếp điều hành và đã bổ sung thêm 2 công ty con sang Việt Nam để tham gia thi công.
Lãnh dạo Bộ GTVT cũng đồng thời yêu cầu Tổng thầu phải kịp thời thanh toán khối lượng hoàn thành cho các Nhà thầu phụ để đảm bảo năng lực tài chính cho các đơn vị tham gia thực hiện Dự án.
Đọc tiếp…