"Đã là Đảng viên rồi thì đủ tiêu chuẩn theo học trường công an"

08:38 |

"Đã là Đảng viên rồi thì đủ tiêu chuẩn theo học trường công an"

 Luật sư Nguyễn Văn Hậu- Phó chủ tịch Hội luật gia TPHCM cho rằng tiêu chuẩn kết nạp Đảng rất chặt chẽ, nên em Nguyễn Đức Ngà (Nam Đàn, Nghệ An) hoàn toàn đủ tiêu chuẩn chính trị để theo học Học viện Cảnh sát nhân dân. Nếu Bộ Công an không cho phép em Ngà theo học sẽ để lại một dấu hỏi lớn...


Em Nguyễn Đức Ngà tuyệt vọng trước thông tin không đủ tiêu chuẩn chính trị để vào học tại Học viện Cảnh sát nhân dân dù em đạt điểm rất cao.
Em Nguyễn Đức Ngà tuyệt vọng trước thông tin không đủ tiêu chuẩn chính trị để vào học tại Học viện Cảnh sát nhân dân dù em đạt điểm rất cao.

Trao đổi với báo chí, Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân (Bộ Công an)- cho biết đến ngày 20/9, Bộ Công an chưa nhận được báo cáo của Công an tỉnh Nghệ An về trường hợp của em Nguyễn Đức Ngà (xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) trúng tuyển Học viện Cảnh sát nhân dân nhưng không thể nhập học do năm 1993 bố em bị kết án 9 tháng tù treo. Bộ Công an sẽ xem xét xử lý từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào sự thẩm tra, báo cáo của công an các cấp.
"Tuỳ mức độ, trường hợp vi phạm sẽ xem xét, đối chiếu với các quy định, tiêu chuẩn hiện hành để có những quyết định chính xác và hợp lý nhất"- ông Cẩn nói.
Chiều 20/9, trả lời PV Dân trí, luật sư Nguyễn Văn Hậu- Phó chủ tịch Hội luật gia TPHCM- cho biết, tháng 6/2015 trước khi tốt nghiệp THPT em Nguyễn Đức Ngà đã được kết nạp Đảng tại chi bộ Trường THPT Nam Đàn 2. 
"Đó là một điều cực kỳ quan trọng khi xem xét giải quyết câu chuyện hiện nay của em Ngà. Để được kết nạp Đảng phải trải qua một quá trình thử thách nhất định, rà soát hồ sơ thân nhân gia đình rất kỹ lưỡng. Chỉ những người đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Đảng và Nhà nước mới được kết nạp Đảng. Em Ngà được kết nạp Đảng sớm như vậy có nghĩa là thành tích học tập, lối sống, tác phong phải cực kỳ ấn tượng"- luật sư Hậu nói.
Ông Hậu cho rằng quy định của Bộ Công an về lý lịch trong sạch nhiều đời, tiêu chuẩn chính trị là cần thiết, nhưng cần đặt trong cái nhìn về sự phát triển của con người. Bố em Ngà đã được xoá án tích, trở thành một con người bình thường từ lâu. "Những điều đó có thể cũng đã được tổ chức Đảng ở địa phương thẩm tra rồi. Thế nên, bây giờ Đảng viên Nguyễn Đức Ngà không thể đủ tiêu chuẩn nhập học Học viện Cảnh sát sẽ để lại một câu hỏi, sự băn khoăn rất lớn trong công luận.
Chẳng lẽ một Đảng viên lại không đủ tiêu chuẩn chính trị để học ở trường công an hay sao ?"- ông Hậu đặt vấn đề.
Trong khi đó, PGS-TS Bùi Thị An (Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) cho biết người được kết nạp Đảng là người đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị ban hành. "Bố em Ngà vi phạm pháp luật ở tội không nghiêm trọng, án tích đã được xoá từ lâu rồi nên trường hợp này Bộ Công an nên rà soát, đối chiếu với quy định về tiêu chuẩn chính trị để xem xét có tiếp tục chiếu cố như em Bùi Kiều Nhi ở Quảng Bình hay không" - bà An bày tỏ.
Luật sư Hậu cho rằng sau kỳ thi đại học năm nay, Bộ Công an nên có rà soát, chấn chỉnh, sửa đổi quy định về tiêu chuẩn chính trị cho phù hợp hơn với tinh thần Hiến pháp 2013, vừa đảm bảo công bằng, vừa lựa chọn được những cá nhân xuất sắc, đủ bản lĩnh và mong muốn cống hiến vào ngành của mình.
Đọc tiếp…

Câu lạc bộ xe cổ Honda 67 tham gia chở miễn phí thí sinh

14:27 |

Câu lạc bộ xe cổ Honda 67 tham gia chở miễn phí thí sinh

Thấu hiểu được những khó khăn của các thí sinh ở những huyện Miền núi về thành phố dự thi, CLB xe cổ Honda 67 Thanh Hóa đã dùng những chiếc xe cổ của mình để chuyên chở miễn phí cho thí sinh đến nơi thi và tìm chỗ ăn ở tốt nhất.

Trong 2 ngày 28 và 29/6, Câu lạc bộ xe cổ Honda 67 Thanh Hóa (CLB Honda 67 Thanh Hóa) tổ chức tiếp sức mùa thi, đưa đón miễn phí các thí sinh từ các địa phương ở những huyện Miền núi xa về thành phố Thanh Hóa dự thi. Điểm đón tiếp chuyên chở các thí sinh được CLB Honda 67 Thanh Hóa tổ chức đón tiếp tại bến xe phía Tây thành phố Thanh Hóa.
Các thành viên CLB Honda 67 Thanh Hóa tiếp đón thí sinh từ miền núi về thành phố dự thi
Các thành viên CLB Honda 67 Thanh Hóa tiếp đón thí sinh từ miền núi về thành phố dự thi
Trao đổi với Dân trí anh Lê Ngọc Hùng – Chủ nhiệm CLB Honda 67 Thanh Hóa chia sẻ: “Năm nay, kỳ thi THPT quốc gia tổ chức tại Thanh Hóa nên lượng thí sinh đổ về thành phố dự thi là rất đông. Anh em trong CLB ai cũng đều thấu hiểu được những khó khăn của các em thí sinh. Ở xã về phố nên bỡ ngỡ chỗ ăn ở, đi lại, thời tiết nắng nóng… Từ đó anh em chúng tôi muốn góp một phần sức mình để giúp các em bớt đi được phần nào khó khăn”.
Ngay từ khi lên ý tưởng để thực hiện chương trình tiếp sức mùa thi, Ban chủ nhiệm CLB Honda 67 Thanh Hóa đã nhận được sự ủng hộ của các thành viên. Nhiều thành viên dù ở các huyện xa như: Nông Cống, Thọ Xuân, Quảng Xương… sau khi nhận được thông báo đã hăng hái thu xếp về thành phố để cùng các thành viên khác tham gia tiếp sức thí sinh.
Thí sinh được phục vụ miễn phí, tận tình chu đáo
Thí sinh được phục vụ miễn phí, tận tình chu đáo
Từ chiều ngày 27/6, các thành viên CLB Honda 67 Thanh Hóa đã chuẩn bị các trang thiết bị như: băng rôn, bàn ghế, xe 67, xăng, nước uống… tại điểm đón tiếp các thí sinh để sẵn sàng cho ngày đầu phục vụ các sĩ tử.
Sáng ngày 28/6, việc đón tiếp các thí sinh được bắt đầu. Anh Hồ Trí Việt một thành viên của CLB cho biết: “Trong ngày đầu tiếp sức, anh em trong CLB đã giúp đỡ được hơn 100 thí sinh và phụ huynh. Sau khi các em xuống xe khách các sinh viên tình nguyện sẽ dẫn đến để anh em CLB ghi lại họ tên, quê quán, địa chỉ nơi dự thi. Hoàn tất thủ tục này xong, anh em trong CLB sẽ dùng xe Honda 67 đưa đến nơi thi và tư vấn nơi ăn ở”.
Những chuyến xe chở đầy nghĩa tình giúp đỡ các thí sinh
Những chuyến xe chở đầy nghĩa tình giúp đỡ các thí sinh
Tất cả các thí sinh được anh em CLB Honda 67 đưa đón đều được anh Việt ghi lại đầy đủ. “Đây sẽ là kỷ niệm đáng nhớ của anh em chơi Honda 67 cổ ở Thanh Hóa. Ngoài niềm đam mê thì chúng tôi còn có được những kỷ niệm về những việc làm tốt để những năm tiếp theo, anh em sẽ tiến bước thực hiện tiếp giúp đỡ được nhiều thí sinh hơn” – Anh Việt nói.
Anh Nguyễn Trọng Sáng CLB Honda 67 Thanh Hóa tâm sự: “Nhiều thí sinh ở miền núi xuống phố lần đầu nên các em rất bỡ ngỡ. Nếu không có được sự giúp đỡ các em sẽ rất dễ bị xe ôm, các quán trọ, quán cơm chặt chém. Sau khi được chúng tôi chở đi miễn phí, tư vấn chỗ ăn ở thấy các em và phụ huynh rất vui mừng và yên tâm. Tuy làm được việc nhỏ nhưng thấy mọi người vui nên anh em chúng tôi cũng cảm thấy phấn khởi”.
Các thành viên CLB Honda 67 Thanh Hóa phục vụ thí sinh mùa thi 2015
Các thành viên CLB Honda 67 Thanh Hóa phục vụ thí sinh mùa thi 2015
Cũng theo anh Sáng, từ ngày bắt đầu tiếp sức thí sinh CLB có hơn 10 thành viên cũng như hơn 10 chiếc xe Honda 67. Anh em trực tiếp lái xe cổ phục vụ thí sinh. “Có nhiều thí sinh, phụ huynh ban đầu rất ái ngại với chiếc xe máy cũ kỹ này. Sau khi được tư vấn với sự nhiệt tình nên mọi người đều yên tâm. Hơn nữa anh em trong CLB tham gia chương trình lần đầu đều có độ tuổi trung niên nên mọi người cũng tin tưởng hơn”.
Thí sinh Vũ Xuân Đại, từ huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) chia sẻ: "Từ miền núi về thành phố đi thi, bọn em ai cũng rất bỡ ngỡ. May có các anh các chú của CLB xe cổ 67 giúp đỡ em được chở đến điểm thi miễn phí, lại còn được tư vấn chỗ ăn ở đảm bảo. Bọn em chẳng lo bị chặt chém, yên tâm cho những ngày thi sắp đến".
Dù thời tiết nắng nóng nhưng các thành viên vẫn nỗ lực hết mình để phục vụ các thí sinh
Dù thời tiết nắng nóng nhưng các thành viên vẫn nỗ lực hết mình để phục vụ các thí sinh
Thiếu tá Nguyễn Anh Tiến, Đội trật tự Công an thành phố Thanh Hóa cho biết: “Sau khi nhận được trình bày của anh em CLB Honda 67, tôi thấy đây là một việc làm rất ý nghĩa nên đã trình lên lãnh đạo và được chấp thuận. Đội cảnh sát trật tự ở bến xe phía Tây cũng tạo điều kiện giúp đỡ hết mình để anh em xe cổ 67 hoàn thành nhiệm vụ, giúp đỡ được tất cả các thí sinh. Đây là việc làm rất tốt, rất đáng hoan ngênh. Thí sinh và phụ huynh được phục vụ ai cũng rất vui. Hi vọng các em sẽ có một mùa thi thành công”.

Đọc tiếp…

Đau đầu vì đủ thứ khoản đóng góp cho nhà trường

15:00 |
Lo cho con ăn học là việc làm đương nhiên của các bậc làm cha, làm mẹ. Nhưng khi mà tình hình giá cả leo thang đang không những làm ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu của các hộ có thu nhập thấp mà còn ảnh hưởng đến nhiều tầng lớp xã hội khác. 

Giá cả leo thang đã đành, nhưng giờ khi lo cho con ăn học, nhiều phụ huynh còn than thở đang phải đau đầu vì phải lo cho đủ các thứ khoản đóng góp cho nhà trường: Tiền xây bể bơi, tiền mua máy giặt, thậm chí tiền... tưới cây là những khoản đóng góp đổ xuống đầu phụ huynh mùa khai trường khiến nhiều phụ huynh bức xúc.

Đau đầu vì đủ thứ khoản đóng góp cho nhà trường

Trong đơn kiến nghị gửi đến báo Tuổi Trẻ và nhiều ban ngành, phụ huynh Trường mầm non Hoa Mai (TP Huế) phản ảnh về các khoản đóng góp đầu năm học mà nhà trường đặt ra, trong đó có 700.000 đồng tiền “tăng cường xây dựng cơ sở vật chất” cho trường. Số tiền này được dùng xây bể bơi, cải tạo và chống thấm phòng học, mua sắm thiết bị đồ chơi (tổng số hơn 3,9 tỉ đồng).

Đóng tiền xây bể bơi
Bà Phạm Thị Cúc, hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Mai, cho biết khoản tiền đóng góp “tăng cường cơ sở vật chất” này được áp dụng theo thông tư 29 của Bộ GD-ĐT “Quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”. Tháng 4-2013 nhà trường có tờ trình gửi cấp trên xin phép nâng cấp cơ sở vật chất với tổng kinh phí gần 4 tỉ đồng, trong đó có dự án xây mới bể bơi gần 2,3 tỉ đồng. Theo bà Cúc, khoảng 2/3 của gần 4 tỉ đồng nói trên sẽ lấy từ nguồn tiền của trường (tiết kiệm từ nguồn học phí 300-400 triệu đồng/năm và nguồn từ ngân sách đầu tư cho giáo dục hằng năm). 1/3 còn lại “trông mong vào phụ huynh”. Lộ trình thực hiện trong ba năm, bắt đầu từ năm 2013 và hoàn thành trong năm 2016.

Đến ngày 30-8, tại cuộc họp với ban thường trực hội phụ huynh, nhà trường đưa ra vấn đề này và được ủng hộ. Cũng theo bà Cúc, tại cuộc họp phụ huynh toàn trường (31-8), lại tiếp tục bàn và các phụ huynh đã thống nhất mỗi người đóng 700.000 đồng/năm.

Theo bà Cúc, toàn trường hiện có 1.007 học sinh thì đã có hơn 600 phụ huynh đóng khoản tiền trên, có người đóng nhiều hơn số tiền 700.000 đồng. “Đây hoàn toàn là khoản tự nguyện, phụ huynh nào đóng góp ủng hộ thì ghi tên mình, và ký tên vào, trường không bắt buộc. Nếu họ không đóng thì trường có thể dùng hai khoản còn lại để trả trong 4-5 năm, thay vì chỉ ba năm theo lộ trình” - bà Cúc nói.

Ông Phan Nam, trưởng Phòng GD-ĐT TP Huế, cho biết có nhận đơn kiến nghị này và đã cho kiểm tra vụ việc.

Tiền tưới cây

Trong khi đó tại tỉnh Nghệ An, một số phụ huynh của học sinh lớp 2 Trường tiểu học Hưng Thịnh (xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên) bị “choáng” khi đọc 10 khoản đóng góp trong năm của con mình lên tới 2.294.000 đồng được viết trên bảng trong cuộc họp gần đây. 10 khoản gồm: tiền học tăng buổi, đồng phục, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thân thể, quỹ hội phụ huynh, quỹ lớp, xã hội hóa, nâng nền sân vận động, hệ thống nước lọc, vệ sinh và tiền tưới cây.

Cô Cao Thị Tám - hiệu trưởng trường này - giải thích: “Trường có 360 học sinh. Chúng tôi chỉ thu tám khoản tiền của phụ huynh thôi. Tiền tưới cây nhập vào tiền vệ sinh. Tiền nâng nền sân vận động nhập vô tiền xã hội hóa. Tổng thu là 1.255.000 đồng/năm. Nhưng khoản tiền vệ sinh và tưới cây không phải chủ trương của trường mà do giáo viên chủ nhiệm các lớp và phụ huynh nhất trí đóng góp. Tiền nâng nền sân vận động để làm nơi vui chơi cho học sinh thì trường không chủ trương thu tiền mà chỉ kêu gọi phụ huynh tự nguyện, mỗi người góp 2 khối đất. Khoản này cũng do giáo viên chủ nhiệm bàn bạc với phụ huynh. Riêng khoản tiền mua hệ thống nước lọc là do trước đây trường thuê người nấu nước, nay không thuê được nữa nên tính chuyện mua hệ thống lọc nước cho các em uống”.

Theo cô Tám, trường đã thu đợt một các khoản tiền này. Bắt đầu từ tháng 9 thu tiếp đợt hai cho đến hết năm. Hiện đã có 40% phụ huynh trong tổng số 360 phụ huynh học sinh đã nộp các khoản tiền nêu trên. Đây chính là lý do một số phụ huynh đã phản ảnh bức xúc. Hỏi thêm về việc vì sao trường lại thu tiền tưới cây, cô Tám nói: “Trường trồng một số bồn cây giữa sân cho đẹp và để học sinh thân thiện với môi trường. Nếu các lớp có thu thì cũng trả cho bảo vệ tưới, chăm sóc những bồn cây này”.
Đọc tiếp…

Chuẩn bị du học: tìm tòi về nền giáo dục phương Tây

21:00 |
Tôi vừa nhận ra sự khác biệt giữa các nền giáo dục và vừa hiểu ra một số chân lý trong giáo dục của Việt Nam. Và quan trọng là nó liên quan đến cả du học”, nghe thày Jim chia sẻ, tôi không thể không tò mò trước một chủ đề thú vị như vậy?

Basics – cơ bản
“Muốn nói về giáo dục Việt Nam, hay giáo dục bất cứ đâu, bạn phải hiểu hai khái niệm cơ bản về định hướng giáo dục. Đó là ‘Collectivism Education theory’ – và ‘Individualism Education theory’. Hai khái niệm này đã có từ rất lâu, một là dựa trên nhu cầu xã hội và cái thứ hai là giáo dục dựa trên nhu cầu của cá nhân. Theo cậu, Việt Nam đang là cái nào?”, thầy Jim đột ngột hỏi – như để kiểm tra bất ngờ một cậu học sinh trong lớp học nhìn xa xăm ra cửa sổ.

Tôi hơi bất ngờ trước câu hỏi nên đoán vội ‘Việt Nam là cái thứ nhất…?’Không hẳn.

Chuẩn bị du học: tìm tòi về nền giáo dục phương Tây

Collectivism vs Individualism
Vì “collect” là thu gom vào, nhóm vào. Collectivism coi trọng tập thể hơn. Nền giáo dục này đào tạo ra các công dân phục tùng lợi ích quốc gia. Cá nhân không có ý nghĩa gì cả. Quan niệm này rất phổ biến vào thời xưa, giáo dục là để đào tạo người phục vụ vương quyền – ‘royal lineage’.

Ở Trung Quốc và Việt Nam, tất cả các thời kỳ phong kiến, mục tiêu cuối cùng của giáo dục hoàn toàn là để đào tạo quan lại. Ở Châu Âu cổ đại, ví dụ như Sparta của Hy Lạp, giáo dục là để đào tạo quan, chỉ huy quân sự và chiến binh để bảo vệ sự thống trị. Hay ở nhiều nước thời Trung cổ, việc giáo dục tôn giáo trở nên quan trọng hàng đầu vì tôn giáo thống trị”.

“Thế còn ‘Individualism’? Individual là cá nhân. Nên ‘Individualism Education’ coi cá nhân là trung tâm của giáo dục”.

“Vậy quan điểm này là hiện đại hơn?” tôi ngắt lời.

“Không hẳn”. Thầy Jim nói: “Quan điểm này bắt đầu từ thời kỳ Renaissance, khi mọi người được tự do hơn, thoát khỏi những giáo điều và giá trị khắt khe của nhà thờ. Có nhà triết học đã nói rằng, không có hai đứa bé nào giống nhau, vì vậy không thể giáo dục chúng bằng những phương pháp giống hệt nhau. Và đây là mô tả chuẩn xác cho quan điểm ‘Individualism’.

Giáo dục tại Mỹ
“Kien. Check this story out” thầy nói, và không đợi tôi đồng ý, thầy tiếp “Cậu đi du học chắc không biết. Câu chuyện này là ở Trung Quốc. Rất đáng tham khảo. Một người cha Trung Quốc cho con trai đi học lớp 4 trường phổ thông Mỹ, ông rất lo lắng vì lớp học của cậu con trai quá khác với ‘Chinese schools’.

“Trong lớp, học sinh thoải mái thảo luận, có thể cười nói ầm ĩ – ‘can talk loudly’. Giáo viên với học sinh ngang hàng. Ba giờ chiều trường đã tan học. Con ông không được học một sách giáo khoa thống nhất. Khi ông đem cho giáo viên xem chương trình toán con ông đã học ở Trung Quốc, giáo viên bảo con trai ông không cần học thêm môn toán nữa cho tới tận lớp… 6. Và thế là người bố đã bắt đầu hối hận vì chuyển con mình vào trường phổ thông của Mỹ”.

Chuẩn bị du học: tìm tòi về nền giáo dục phương Tây

“Ông càng quan tâm đến việc học của con hơn và tiếp tục quan sát con mình. Có một thời gian, cứ tan học, con ông lại chạy đến thư viện rồi mang một lô sách về nhà, chưa tới hai ngày đã lại mang trả. Ông hỏi con “mượn sách nhiều thế làm gì?”. Câu trả lời: “để làm bài tập”. Ông xem trên màn hình máy tính của con tên bài tập và ‘shocked’ ‘Trung Quốc hôm qua và ngày nay’. Đây là chủ đề môn gì? Vị nào đang làm tiến sĩ mà ôm chủ đề lớn như vậy?’.

Tôi lắng nghe thầy Jim không bỏ sót một lời. Càng lúc tôi càng bị cuốn vào câu chuyện, mặc dù chưa mường tượng được kết thúc của nó sẽ đi về đâu. Thầy Jim có vẻ như coi việc câu chuyện của thầy gây chú ý là quá đỗi bình thường “Ông hỏi con trai, đây là chủ ý của ai. cậu bé hồn nhiên đáp: ‘Thầy giáo nói Mỹ là một nước di dân, mỗi học sinh đều cần viết một bài về đất nước mà tổ tiên mình đã sinh sống, còn phải phân tích sự khác biệt so với nước Mỹ dựa trên địa lý, lịch sử, nhân văn, đồng thời phải đưa ra quan điểm và cách nhìn của mình.’ Người cha im lặng”.
Đọc tiếp…

Đầu ra hệ cử tuyển teo tóp

15:00 |
Sinh viên hệ cử tuyển tập trung vào những ngành đào tạo có điểm đầu vào cao, trong khi năng lực chưa phù hợp nên rơi rớt dần.

“Học lực sinh viên (SV) cử tuyển rất kém, lâu lâu mới có được người khá. Trong khi giáo dục ĐH đang tăng chất lượng đào tạo, chuẩn đầu ra ngày càng cao thì SV cử tuyển ngày càng khó theo kịp” - ThS Nguyễn Văn Đương, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho biết. Tại các trường, số SV cử tuyển được tốt nghiệp ít dần.

Tốt nghiệp ít, bỏ học nhiều
Từ năm 1990 đến nay, mỗi năm, Trường ĐH Kinh tế TP HCM đào tạo khoảng 30-40 chỉ tiêu hệ cử tuyển. Nếu năm 2010, SV cử tuyển tốt nghiệp đạt 50% thì năm 2011 đạt 45%, năm 2012 còn 36% và đến năm 2013 chỉ có 2/44 SV đủ điều kiện tốt nghiệp đúng hạn.

“Chúng tôi đã áp dụng nhiều giải pháp như bố trí SV tình nguyện kèm cặp, phụ đạo trước kỳ thi... nhưng kết quả không cải thiện được là bao” - ông Đương cho biết.

Trường ĐH Luật TP HCM năm 2007 và 2008 được giao đào tạo 40 chỉ tiêu/năm, năm 2009: 25 SV, năm 2010: 47 SV, năm 2011 là 48 SV nhưng số tốt nghiệp thưa thớt dần. Cụ thể, năm 2008 chỉ có 22 SV tốt nghiệp, năm 2009 còn 17 SV, năm 2010 là 21 SV và năm 2011 có 22 SV. Trường ĐH này từ năm 2008 đến nay mỗi năm chỉ có 3-6 SV cử tuyển học lực khá, còn lại là trung bình.

Đầu ra hệ cử tuyển teo tóp
Học sinh hệ cử tuyển tập trung vào các ngành y dược, chiếm 26% tổng chỉ tiêu
Trường ĐH Dược Hà Nội khóa 2009 có 61 SV hệ cử tuyển nhập học thì chỉ 33 người tốt nghiệp, 10 thôi học; năm 2010 chỉ có 27 SV tốt nghiệp và đến 13 thôi học; năm 2011 chưa có SV tốt nghiệp nhưng có đến 35 người thôi học. Tại Trường ĐH Quy Nhơn, năm 2007-2008 có 14 SV nghỉ học do ngừng tiến độ học tập, bị buộc thôi học do không đủ điều kiện hoặc tự ý nghỉ học; năm 2008-2009 con số này là 30 SV...

Lãnh đạo các trường cho biết nguyên nhân SV không đủ điều kiện tốt nghiệp hoặc phải thôi học là do đầu vào thấp; sau 1 năm dự bị vào học cùng các lớp SV chính quy có sự chênh lệch trình độ. Hầu hết SV học không nổi, đặc biệt là các môn thuộc nhóm khoa học tự nhiên, do vậy kết quả học tập không đạt yêu cầu.

Chọn ngành quá sức
PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP HCM, cho biết: “Có hiệu trưởng một trường dân tộc nội trú đến Khoa Y ĐH Quốc gia TP HCM đề xuất nhận 20 chỉ tiêu cử tuyển ngành y đa khoa nhưng chúng tôi kiên quyết không nhận. Ngành y đòi hỏi SV phải có năng lực thực sự. Mỗi năm, khoa chỉ đào tạo 100 chỉ tiêu nên không thể nhận những SV không đạt trình độ”.

Theo PGS-TS Nghĩa, việc quy hoạch chỉ tiêu tại các địa phương chưa phù hợp với thực tiễn. Nhiều tỉnh chạy theo chỉ tiêu ngành y, trong khi ngành này mang tính đặc thù, không thể đào tạo tràn lan.

PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược TPHCM, cũng nêu thực tế mỗi năm, trường này nhận khoảng 80-150 chỉ tiêu đào tạo hệ cử tuyển nhưng hồ sơ chủ yếu tập trung vào ngành y đa khoa - là ngành mà điểm đầu vào thường từ 25 trở lên. Trong khi đó, SV cử tuyển có học lực trung bình nên trường buộc phải phân bổ chỉ tiêu cho các ngành khác và chỉ giữ khoảng 15% chỉ tiêu vào ngành y đa khoa.

“Đào tạo y dược có nhiều khái niệm, đòi hỏi sinh viên phải có năng lực nhất định. Do vậy, các tỉnh cần cân nhắc khi chọn học sinh cử tuyển ngành y” - ông Dũng đề nghị.

Để tránh tình trạng “bỏ thì thương vương thì tội”, ThS Nguyễn Văn Đương cho rằng Bộ GD-ĐT cần có giải pháp sắp xếp SV hệ cử tuyển vào các trường ĐH phù hợp với năng lực nhằm tránh lãng phí. Ngoài ra, theo đại diện nhiều trường, để nâng cao chất lượng đào tạo, các địa phương cần thực hiện giám sát, kiểm tra việc xét tuyển học sinh cử tuyển nhằm bảo đảm những SV được xét đưa đi học đều đúng đối tượng, có đầu vào cao, đủ khả năng theo học bậc ĐH.
Đọc tiếp…

Các thông tin cần thiết khi du học ở Canada

15:00 |
Con đường du học luôn là cánh cửa rộng mở đối với những học sinh biết cố gắng phấn đấu để tìm kiếm một tương lai tươi sáng. Canada trong thời đại ngày nay đang nổi lên như một lòng chảo thu hút những nhân tài. Vì vậy chuẩn bị các thông tin cần thiết trước khi du học ở Canada là một việc không thừa. 

Với lợi thế về đất nước rộng lớn, nền giáo dục bậc nhất, cuộc sống chất lượng cao với chế độ an sinh tốt, việc làm đa dạng với thu nhập cao, Canada là điểm hấp dẫn và an toàn với các nhà đâu tư, giới khoa học, sinh viên quốc tế. Vậy Canada có thực sự hấp dẫn như người ta tưởng?

Tại sao sinh viên chọn Canada ?

Mỗi sinh viên đều có mục tiêu khác nhau khi lựa chọn quốc gia du học. Học ngành liên quan tới tài chính, kinh tế, người ta nghĩ tới du học Anh; Học các ngành liên quan tới kinh doanh, công nghệ cao hay tính đa dạng văn hóa, môi trường mở thỏa sức phát huy tài năng, người ta nghĩ tới du học Mỹ; Còn việc làm và định cư thì người ta nghĩ tới du học Úc hoặc Canada. Tại sao vậy? Đơn giản vì 2 quốc gia rộng lớn này đang thiếu rất nhiều nguồn lực trẻ cho phát triển kinh tế trong khi dân số bản địa đang già nhanh, dự báo thiếu hụt lao động trầm trọng trong tương lai. Canada có hẳn chính sách mở cho việc nhập cư này. Đây chính là điểm đến lý tưởng cho cư dân châu Á đang thừa nguồn lao động trẻ.

Du học canada

Các ngành học dễ tìm việc và định cư tại Canada

Mục tiêu cuối cùng của đa phần sinh viên châu Á tới học tập tại Canada là cơ hội việc làm trước tiên để có thu nhập tốt, sau đó làm nển tảng cho việc định cư. Vậy chọn ngành nghề nào phù hợp với nhu cầu tuyển dụng tạiCanada?

- Các ngành quản lý và thương mại chuyên sâu như: Quản lý khách sạn, nhà hàng, ….

- Các ngành về điều khiển máy và thiết bị, cơ khí, tự động hóa, công nghệ thông tin như: điều khiển hệ thống thiết bị nhà máy, kĩ thuật viên, kĩ sư cơ khí, điều khiển, kĩ sư công nghệ thông tin,,…

- Các ngành về nông nghiệp như: kĩ sư trồng trọt, kĩ sư chăn nuôi, …..

- Các ngành về y tế như: Bác sĩ thú y, ý tá, hộ lý, điều dưỡng, nha khoa, ….

Vùng nào tại Canada đang thu hút du học sinh và định cư ?

Manitoba là một tỉnh có chính sách khuyến khích định cư mạnh nhất tạiCanada. Sinh viên tốt nghiệp bậc đại học 4 năm sẽ được chính quyền BangManitoba bảo lãnh để ở lại làm việc và trở thành công dân của Canada.Đặc biệt, chính sách hỗ trợ học phí thông qua phương thức hoàn thuế thu nhập hoàn lại cho học sinh đến 60% học phí ngay khi tốt nghiệp, bắt đầu làm việc và đóng thuế thu nhập. Tức là trong vòng 6 năm làm việc tại Canada, mỗi năm sinh viên sẽ được hoàn 10% tổng học phí đã đóng cho trường. Ví dụ như bạn học tại trường Đại học Manitoba trong 4 năm, mỗi năm học phí là 13,000 CAD. Tổng học phí là CAD 52,000 thì mỗi năm làm việc tại Manitoba sau khi tốt nghiệp bạn sẽ được nhận CAD 5,200 liên tục trong vòng 6 năm.

Đặc biệt, sinh viên quốc tế tốt nghiệp tại trường đại học của bangManitoba sẽ được ưu tiên xét duyệt hồ sơ định cư tại Manitoba. Sau khi có thị thực làm việc tối thiểu chỉ mất 6 tháng là sinh viên đã có thể được cấp phép định cư.
Đọc tiếp…

Hành trình tìm con chữ trong 7 năm của cậu bé chỉ biết bò

09:00 |
Với đôi chân tật nguyền, chỉ nặng 23 kg, nhưng bằng nghị lực phi thường, Lầu A Sáng (14 tuổi, Mộc Châu, Sơn La) đã tìm đến con chữ để hiện thực ước mơ của mình. Sự hiếu học của em làm nên điều kỳ diệu giữa núi rừng Tây Bắc.

Hành trình tìm con chữ trong 7 năm của cậu bé chỉ biết bò
Em Lầu A Sáng bò đi học hàng ngày

Đi học bằng tay
Vượt con đường rừng gần 200km, tôi tìm về tiểu khu Pa Khen 1, thị trấn Nông trường Cờ Đỏ (Mộc Châu) để gặp Lầu A Sáng. Hỏi về em, các bạn học cùng trường ai cũng biết. Cứ mỗi sáng, các bạn thấy một cậu bé, bò bằng 2 tay đến trường. Trưa cậu bò ra cổng trường ngồi đợi. Có những hôm, nắng gắt hay trời đông gió rét cậu ngồi ngoài cổng trường đã khóa im lìm. Đó là những lúc bố mẹ cậu đi làm nương xa, không kịp đón giờ tan trường.

Ấn tượng đầu tiên khi tôi gặp Sáng, đó là cậu bé gầy yếu nhưng có đôi mắt lanh lợi. Khi tôi gặp, cậu ngồi bên bếp nấu cám cho lợn. Sáng là người dân tộc Mông, sinh ra trong gia đình có năm anh chị em. Khi lọt lòng, Sáng bị tật ở chân và một khối u bên mông. Từ khi sinh cho tới năm tuổi, Sáng đau ốm triền miên, thường xuyên phải đi bệnh viện.

Bệnh của Sáng ngày một nghiêm trọng khi khối u ở mông ngày một to ra, đôi chân nhỏ dần. Năm 2007, gia đình đưa Sáng xuống Bệnh viện nhi Hà Nội để mổ u, còn đôi chân thì không bao giờ lành lặn được nữa, nó bị rò tủy, chỉ điều trị cho đỡ hơn thôi. Sáng còn bị suy thận, đái nhắt, không được chữa trị nên thường xuyên phải mang bỉm.

Khát khao
Năm lên 7 tuổi thấy bạn bè cùng trang lứa cặp sách tới trường, Sáng thích lắm. Cậu đòi bố mẹ cho đi học. Nhưng bố cậu không cho đi vì nghĩ: “Ở nhà đã là gánh nặng cho gia đình rồi, đi học tốn kém lắm, vả lại con người ta lành lặn còn ở nhà, con mình tật nguyền thế thì ai đưa đi học mà đòi đi”.

Hành trình tìm con chữ trong 7 năm của cậu bé chỉ biết bò
Lầu A Sáng và bố mẹ trước căn nhà của mình.

Không được đi học, ngày nào Sáng cũng khóc, không chịu ăn cơm. Thương con, bố Sáng đưa em tới trường xin nhập học vào lớp một. Nhưng trường 19/5 không nhận vì lý do là cả trường gần 600 học sinh nhưng không em nào tàn tật cả, nếu nhận em vào việc giảng dạy sẽ rất khó khăn. Không được nhận, Sáng tự bò tới trường để xem các bạn học. Một cô giáo thương nhận em vào lớp cô, nhưng với điều kiện là sau một tuần em phải biết mặt các con chữ. Sáng học sau các bạn nên qua một tuần cậu không tiếp thu được bài vở. Cô giáo và trường đã trả em về cho gia đình.

Bố Sáng kể: “Thấy con mình ham học, thương con tôi cũng đã đến trường xin cho nó ngồi một góc lớp học không cần ghi vào sổ sách, nhưng nhà trường vẫn không đồng ý. Sáng ở nhà nhìn thấy bạn bè đi học là nó khóc suốt, tôi dỗ mãi không được, may mà hai tháng sau nhà trường đổi ý, cho con tôi đi học lại. Biết được đi học nó mừng lắm, đòi tôi mua sách vở ngay”.

Lúc đầu Sáng được bố mẹ đưa đi học nhưng sau này bận việc nương rẫy nên cậu tự bò đi. Con đường nhỏ hằng ngày em đi học cách trường em hơn 300m, lổn nhổn đất đá. Đôi tay bé nhỏ, non nớt của em bò trên những hòn đá nhọn, cạnh đá sắc cứa tay chảy máu.

Hết ngày nắng lại ngày mưa, mỗi lần bò về đến nhà là quần áo dính đầy bùn, sách vở ướt hết, còn cặp sách chỉ vài ngày là hỏng vì em không xách được mà phải kéo lê giữa đường. Đã thế, bệnh tật vẫn cứ hành hạ em. Cứ trở trời, em lại đau đầu, đau chân. Bàn chân trái thỉnh thoảng bị mưng mủ. Nhiều lần em phải vào viện để điều trị. Những người đi đường thấy em ai cũng thương, có người nhìn thấy đã bật khóc.

Vào học muộn hơn các bạn cùng lớp, Sáng tự học lại những chương trình trước. Cứ đi học về là em lấy sách vở ra làm bài tập, ngồi nấu cám lợn cũng mang sách tập đọc. Chỉ trong thời gian ngắn, Sáng đã theo kịp bạn bè.

Trong 5 năm học trường tiểu học 19/5, Sáng vươn lên trong học tập, 4 năm đạt học sinh tiên tiến. Sự cố gắng của em đã được đền đáp. Ngoài thời gian đi học, ở nhà Sáng giúp bố mẹ cho lợn, gà ăn. Có thêm thời gian, cậu khâu vá áo kiếm tiền mua sách vở. Sáng rất khéo tay, mỗi tuần em khâu được ba chiếc tay áo, mỗi chiếc bán được 15 nghìn đồng.

Lên cấp hai, cậu phải chuyển đến học trường THCS 19/5. Cậu không thể tự bò đi học được nữa bởi trường cách nhà hơn 3km. Điều kiện kinh tế gia đình rất khó khăn nhưng hằng ngày, bố vẫn đưa đón Sáng đi học bằng xe máy. Những hôm ngày mùa hay lúc bố mẹ đi làm nương xa, không kịp về đón lúc tan trường, Sáng kiên nhẫn ngồi đợi đến chiều.

Tôi hỏi: “Đi học em chịu nhiều vất vả thế mà sao vẫn muốn đi”? Sáng bảo: “Em muốn đi học vì không muốn mù chữ. Em không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình sau này”, em nói mà mắt rưng rưng.

Cô Lương Thị Hải, giáo viên chủ nhiệm lớp 7A3 của Sáng cho biết: “Sáng tuy là học sinh chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, nhưng lại có nghị lực vươn lên phi thường. Em là học sinh chăm ngoan. Sáng học giỏi nhất là môn toán. Cuối năm lớp 7, tổng kết toán của em là 8,7. Em là tấm gương sáng để bạn bè học tập. Tôi hy vọng em sẽ thành công sau này”.

“Lớn lên em muốn làm gì”? Trả lời câu hỏi này, Sáng không ngần ngại bày tỏ ước mơ của mình: “Em muốn làm kỹ sư điện tử. Nếu là kỹ sư em sẽ có nhiều tiền để bố mẹ không phải khổ nữa. Em đang cố học thật giỏi để đạt được ước mơ”.
Đọc tiếp…

Những tính toán sai lầm trong xây dựng trường công chất lượng

21:00 |
Nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cho sự phát triển của đất nước. Chúng ta đã và đang đẩy mạnh việc đầu tư cho giáo dục các cấp cả về cơ sở vật chất lẫn con người nhằm mục đích sẽ cho ra trường những lứa học sinh có sức khỏe, phẩm chất đạo đức và trí tuệ để cống hiến cho sự phát triển của đất nước

Một lẽ tự nhiên trên thế giới, là các trường khác nhau thì có thể có chất lượng khác nhau. Trong đó có những trường được đánh gía là chất lượng cao (tương đối, trong một nhóm nào đó), thậm chí có những trường có thể xếp vào loại elite, tức là có chất lượng đặc biệt cao, ví dụ như trường University of California Berkeley ở Mỹ, hay trường ĐHQG Moskva mang tên Lomonosov ở Nga. Trong số các trường phổ thông công cũng có những trường có thể được xếp vào loại elite, ví dụ như trường chuyên toán ĐHTH (nay là trường chuyên ĐHQGHN) có thể coi là một trường PTTH elite ở Việt Nam.

Các trường công chất lượng cao và elite có thể có vai trò rất tích cực trong xã hội, làm “đầu tầu” đào tạo những học sinh ưu tú nhất sẽ có đóng góp nhiều nhất cho xã hội trong tương lai, và là tấm gương để các trường khác học tập. Tuy nhiên, để có thể đảm nhiệm được vai trò tích cực đó, nó phải tuân theo một chính sách xã hội tốt về việc ưu tiên đầu tư công trong giáo dục.
Những tính toán sai lầm trong xây dựng trường công chất lượng
GS Nguyễn Tiến Dũng (giữa)
Từ quan điểm xã hội, những diện học sinh đáng được ưu tiên đầu tư công nhất là:

1. Học sinh có năng khiếu đặc biệt (vì họ sẽ trở thành những người xuất sắc đóng góp được nhiều cho xã hội về sau)

2. Học sinh con nhà nghèo (để giảm thiểu hố ngăn cách phân biệt giàu nghèo trong xã hội, giúp cho con em nhà nghèo cũng có điều kiện phát triển)

Đặc biệt, những học sinh thuộc diện thứ 3, là giao của hai diện trên, tức là vừa giỏi vừa con nhà nghèo, càng cần được nhà nước quan tâm ưu tiên đầu tư. Ví dụ như ở Pháp, học sinh sinh viên nghèo và học hành tử tế thì có thể được xin thêm trợ cấp xã hội (ngoài việc học miễn phí, áp dụng với hầu hết học sinh sinh viên ở các trường công). Và sinh viên nào thi đỗ trường elite như Ecole Normale Supérieure thì nghiễm nhiên được học bổng trên 1300 euro một tháng, thừa đủ tiền nuôi bản thân.

Tuy nhiên, ở Việt Nam ngày nay, việc hình thành các trường đại học quốc tế công mới (với mục tiêu là các trường đó sẽ là các trường elite), và đề án thiết lập các trường phổ thông chất lượng cao, lại đi ngược lại với chính sách xã hội hợp lý trên của thế giới, và đây là điều rất đáng lo ngại. Đặc biệt, các học sinh sinh viên thuộc diện thứ 3, tức là học giỏi nhưng con nhà nghèo, sẽ hầu như không có cơ hội được vào các trường chất lượng cao hay elite.

Lấy ví dụ trường USTH (trường đại học Việt Pháp), theo tôi được biết, trường này muốn có tổng chi phí hàng năm trên đầu mỗi sinh viên vào quãng 14 nghìn USD, trong đó quãng một nửa trông đợi từ phía Pháp, và một nửa (quãng 7000USD) từ phía Việt Nam. Trong số 7000USD thì nhà nước lo quãng 4000USD (là mức đầu tư lớn hơn nhiều lần so với các trường đại học công khác), còn sinh viên phải lo quãng 3000USD (có thể giảm thành 1500USD trong một số trường hợp), cũng là một con số rất lớn so với học phí ở các trường công khác.

Kết quả là gì? Sinh viên giỏi nhưng không có được ít nhất 1500USD/năm nộp học phí (chưa kể chi phí ăn ở) thì không có cơ hội được vào trường này, còn sinh viên con nhà giầu chỉ cần học lực “trung bình khá” thì vào dễ dàng. Như vậy là nhà nước không ưu tiên đầu tư cho học sinh giỏi con nhà nghèo, mà lại ưu tiên đầu tư cho học sinh bình thường con nhà giàu, trái ngược hoàn toàn với chính sách xã hội của các nước tiên tiến. Tôi đã có kiến nghị với ông Sebban hiệu trưởng USTH về chính sách thu học phí này, và nhận được trả lời là ông ấy cũng thấy không hợp lý lắm, nhưng đây là phía Bộ GD-ĐT của Việt Nam yêu cầu như vậy.

Tôi rất e ngại rằng chuyện tương tự cũng sẽ xảy ra với các “trường phổ thông công lập chất lượng cao”: các học sinh con nhà nghèo ở trong khu vực của các trường này sẽ bị đuổi ra khỏi trường, thay vào đó là các học sinh bình thường con nhà giàu sẽ được vào. Các trường công chất lượng cao này thường là các trường nằm sẵn ở vị trí tốt, nhà cửa tử tế, thầy cô tốt, v.v., nói tóm lại là đã được đầu tư công tốt hơn nhiều so với nhiều trường khác. Nay ngăn chặn con nhà nghèo vào học các trường đó bằng việc đặt học phí cao (có khi còn cao hơn cả lương của phụ huynh học sinh, không biết họ sống bằng gì, lấy đâu ra tiền cho con đi học?!), thì càng gây thiệt thòi cho các gia đình thu nhập khiêm tốn, và đặc biệt là cho các em học sinh giỏi xuất thân từ các gia đình đó, đi ngược lại với xu hướng tiến bộ của thế giới về xã hội.

Việc nâng cao chất lượng của trường công tất nhiên là một việc cần thiết. Nhưng cách giải quyết không phải là ép phụ huynh học sinh ai cũng phải đóng một mức học phí cao, nếu không thì không được cho con vào học, đặc biệt là đối với trường phổ thông (Nếu thế thì còn gì ý nghĩa của trường công nữa?!). Theo tôi, những giải pháp tốt phải chú ý hơn đến tính công bằng xã hội (hay có thể gọi là tính xã hội chủ nghĩa). Ví dụ như:

- Trẻ em (trong độ tuổi giáo dục bắt buộc) phải được đi học trường công bất kể gia đình giàu nghèo. Để đảm bảo điều đó, trường công không được từ chối nhận học sinh nằm trong khu của mình, dù có là trường “chất lượng cao”, trừ ra một số trường elite đặc biệt có thể là ngoại lệ, nhưng số trường elite chỉ rất ít thôi và không ảnh hưởng đến chuyện trẻ em nào cũng được đi học.

- Việc tuyển vào trường công elite phải dựa chủ yếu trên kết quả học tập, chứ không phải dựa trên học phí. (Có những thành phố đầy trường tư chất lượng cao rồi, ai con nhà giầu mà học bình thường cứ việc nộp tiền vào đó mà học, sao phải tranh chỗ với học sinh giỏi con nhà nghèo ?)

- Việt thu học phí ở trường công phải dựa trên khả năng kinh tế của PHHS chứ không thể ép thu cùng mức học phí với tất cả mọi người: ai thu nhập thấp thì cần đóng ít học phí thôi (thậm chí miễn phí, thậm chí có thể được trợ cấp thêm cho con cái đi học).

- Khuyến khích sự hảo tâm của các gia đình khá giả cho quĩ của trường. Cho phép nhận một số các học sinh trái tuyến (hay trượt vòng tuyển chọn) mà gia đình có đóng góp lớn cho trường, với điều kiện con số đó chỉ là một thiểu số và không ảnh hưởng đến việc nhận học sinh đúng tuyến (hay đỗ vòng tuyển chọn).
Đọc tiếp…

Mong ước trở thành thấy giáo của cậu học trò khuyết tật

09:00 |
Không may như những bạn đồng trang lứa, do bị dị tật bẩm sinh ở mắt, em Phạm Phú Thịnh phải để mắt sát cạnh sách vở mới có thể thấy và đọc được. Mọi người đặt cho em một biệt danh là "Người Ngửi Chữ". Tuy có rất nhiều khó khăn nhưng trong kì thi đại học 2013. Em đã đỗ vào trường ĐH Sư Phạm (Đã Nẵng) khoa Sư phạm toán khiến bao người phải trầm trồ thán phục cậu học trò quê Quảng nam

Từ TP Tam Kỳ chạy xe máy lên nhà em Thịnh (ở thôn Đức Thạnh, xã Tam Vinh, Phú Ninh, Quảng Nam) mất hơn nửa tiếng đồng hồ, nhà đóng cửa, hỏi thăm hàng xóm mới biết Thịnh đã cùng mẹ ra chợ xã mua sắm ít đồ dùng chuẩn bị sau ngày lễ 2/9 để em ra Đà Nẵng nhập học.

Hơn nửa tiếng sau, Thịnh cùng mẹ cũng về đến nhà với một ba lô đồ đạc gồm vài bộ đồ mới, dụng cụ sinh hoạt cá nhân, sách vở… Chị Lưu Thị Huệ - mẹ Thịnh cho hay: "Đi mua trước để em nó mang ra Đà Nẵng dùng chứ ra ngoài đó mua đắt, tiết kiệm được chút nào hay chút đó". Nói rồi chị bảo Thịnh cất đồ đạc ngay ngắn trong tủ.

Chị Huệ tâm sự: "Lúc cháu chuẩn bị đi thi, nhà lo lắm. Không biết mắt mũi cháu như thế thi cử thế nào, có đỗ không, đỗ rồi thì việc ăn học sau này thế nào… Em nó bình thường như người ta thì dễ rồi…".

Chị kể: "Khi mới sinh ra, mắt cháu cứ nhắm hoài, vợ chồng tôi tưởng cháu chưa mở mắt nhưng nửa tháng sau khi khám bác sĩ thì mới biết mắt cháu có vấn đề. Lớn lên chút nữa, vợ chồng đưa cháu đi khám khắp nơi nhưng không chữa trị được vì bác sĩ bảo mắt cháu bị tật bẩm sinh nên không thể chữa được, cháu có thể thấy nhưng rất hạn chế. Kết luận của bác sĩ cháu bị đục thủy tinh thể, rung lắc nhãn cầu. Vì thế cháu không thể mang kính cũng như nhìn xa được mà phải rà sát đồ vật mới thấy được".
May thay, ông trời không cho cháu đôi mắt thật sáng nhưng lại bù đắp cho Thịnh trí thông minh bẩm sinh. Bố Thịnh - anh Phạm Nhàn kể: "Khi cho cháu đi học mẫu giáo, gia đình cũng nghĩ chỉ cho cháu đi để hòa nhập với bạn bè, để cháu ở nhà một mình cũng buồn. Sau này, cháu học rất sáng dạ và chăm chỉ nên cả nhà quyết định lo cho cháu ăn học luôn".

“Suốt 12 năm học, năm nào cháu cũng đạt học sinh giỏi nên vợ chồng tôi cũng được an ủi phần nào”, anh Nhàn kể về con trai với niềm tự hào.

Khi tôi hỏi anh mắt không thể nhìn lên bảng làm sao cháu có thể chép bài đầy đủ, anh Nhàn cho biết: “Ở trường, cháu chỉ nghe thầy cô giảng rồi “ghi lại” trong đầu, về nhà mượn vở của bạn chép lại và học thuộc”. Cứ như thế trong 12 năm học phổ thông, Thịnh đều đi mượn vở bạn nhưng không vì thế mà việc học của em bị gián đoạn hay sức học giảm sút. Nói rồi, em lấy từ trong tủ ra cả tập giấy khen còn giữ lại từ lớp 1 đến nay và nhiều giấy khen của Hội Khuyến học xã, huyện và các tổ chức khác đưa tôi xem.

Khi tôi hỏi Thịnh việc chỉ nghe thầy giảng trên lớp mà không thể ghi lại vào vở vì không nhìn rõ trên bảng thì có ảnh hưởng đến việc học của mình không, Thịnh bảo: “Từ nhỏ đến giờ em nghe thầy giảng rồi về nhà mượn vở bạn chép quen rồi nên cũng không thấy ảnh hưởng gì đến việc học”. Tôi hỏi tiếp "Vậy mai mốt ra Đà Nẵng học xa nhà, không có bạn giúp thì làm sao học được?", Thịnh nói: "Em sẽ cố gắng vì không học thì em không biết làm gì cả, sức khỏe của em cũng không thể làm nông được".

Nói về ước mơ của mình sau khi thi đỗ ĐH, cậu học trò “ngửi chữ" cho hay: “Em biết sức khỏe và điều kiện của em không bằng các bạn khác nên em chọn nghề thầy giáo là phù hợp với em nhất. Lúc đầu em cũng muốn thi vào ngành Công nghệ thông tin hay ngành khác nhưng sau khi tham khảo bố mẹ và thầy cô thì em quyết định chọn nghề dạy học. Mai mốt em có thể dạy các em có hoàn cảnh giống như em".

Mẹ Thịnh tâm sự: “Hai vợ chồng tôi quyết định rồi. Trong thời gian đầu cháu ra Đà Nẵng học, tôi sẽ theo cháu ra đó một thời gian để giúp cháu việc đi lại, ăn ở, làm quen với môi trường mới rồi sau đó tùy điều kiện sẽ tính tiếp”. Mẹ Thịnh cũng cho biết, trường có KTX cho Thịnh ở nhưng vì hai mẹ con phải ở cùng nhau nên không thể ở KTX được mà phải thuê nhà trọ ở.

Mong ước trở thành thấy giáo của cậu học trò khuyết tật
Trong những năm học của mình, Phạm Phú Thịnh đã đạt rất nhiều giấy khen
Nói về hoàn cảnh gia đình, bố Thịnh tâm sự: Nhà làm được 3 sào ruộng cũng chỉ đủ lúa ăn, còn 3 đứa con đi học hết nên kinh tế gia đình cũng rất khó khăn. Hiện cháu gái lớn của gia đình đang học năm thứ 4 ĐH Kinh tế TPHCM, em ruột Thịnh năm nay bước vào lớp 11. “Hai vợ chồng tôi đi làm thuê làm mướn nhưng hàng tháng phải gởi 3 triệu đồng vào TPHCM cho con gái lớn ăn học, bây giờ đến lượt Thịnh vào ĐH nữa, nhưng không cho cháu đi học thì ở nhà biết làm gì với 3 sào ruộng. Biết là khó khăn nhưng vợ chồng tôi cũng phải xoay xở để lo cho các cháu thôi”, anh Nhàn nói.

Một tin vui cho Thịnh và gia đình trước ngày lên đường nhập học, chiều ngày 29/8, Trường THPT Nguyễn Dục (huyện Phú Ninh, Quảng Nam) - nơi Thịnh học 3 năm THPT), đã kết nạp Đảng cho Thịnh. Đây là phần thưởng xứng đáng trong những năm em cố gắng học tập và rèn luyện nơi mai trường này.

Theo Dân Trí
Đọc tiếp…

Giữ vững giấc mơ vào đại học với chương trình IFY

21:43 |
Không chỉ riêng bạn, có tới hơn nửa triệu thí sinh nhận kết quả trượt đại học trong mùa tuyển sinh 2013. Nếu bạn thực sự nghiêm túc với việc học của mình, bạn đừng vội thất vọng, cũng đừng vội buông tay. Bạn sẽ tìm thấy phao cứu sinh cho giấc mơ vào đại học.

IFY mở cánh cửa tới 70 trường đại học danh tiếng trên thế giới

Chỉ sau ba tuần nhập học chương trình Dự bị Quốc tế IFY, bạn hoàn toàn có được thư mời nhập học của ít nhất 3 trường trong hệ thống 70 trường đại học hàng đầu trong hệ thống Tổ chức Giáo dục quốc tế NCC Education Anh quốc tại Anh, Úc, Mỹ, Singapore, New Zealand. Tấm bằng tốt nghiệp IFY chính là con đường ngắn nhất giúp bạn bước một cách tự tin, thành công tới giảng đường đại học quốc tế.

Dự bị Quốc tế IFY là chương trình do Language Link và Tổ chức Giáo dục quốc tế NCC Education Anh quốc phối hợp tổ chức. Đây là một bước chuyển tiếp không thể thiếu đối với sinh viên trước khi nhập học đại học nước ngoài, đặc biệt là Anh và Úc. Sinh viên được đào tạo bằng tiếng Anh theo mô hình giáo dục chính thống của NCC Education với hệ thống giáo trình, dự án thực nghiệm, bài kiểm tra và bài thi toàn cầu được NCC Education thống nhất trên tất cả các quốc gia là thành viên.

Các sinh viên sẽ trải qua 9 tháng học dự bị tại Language Link với 11 học phần trong 1.500 giờ. Các môn học bao gồm: Tiếng Anh học thuật, Phát triển các kỹ năng tiếng Anh, Tiếng Anh chuyên sâu, kỹ năng học tập và giao tiếp, Tìm hiểu văn hóa thế giới, toán học, Luyện thi IELTS, Lý thuyết kinh doanh cơ bản, Kế toán và Kinh tế học. Kết thúc khóa học, sinh viên sẽ đạt điểm tối thiểu 6.5 trong kỳ thi IELTS quốc tế. Ngoài ra, khóa học còn giúp sinh viên chuẩn bị hành trang văn hóa, kỹ năng sống để sinh viên thích nghi và hòa nhập nhanh nhất với cuộc sống tại nước ngoài.

IFY
Rất nhiều sinh viên IFY đã dành học bổng tại các trường đại học nước ngoài
Đã đến lúc thực hiện giấc mơ giảng đường đại học

Để không lỡ cơ hội, trong tháng 8 này, bạn cần đặt lịch tham gia bài thi xét tuyển và bài phỏng vấn với Giám đốc đào tạo của chương trình. Nếu bạn đạt đủ điều kiện tuyển sinh, bạn sẽ bắt đầu tham gia khóa học IFY toàn thời gian vào tháng 9/2013 và tốt nghiệp chương trình vào tháng 6/2014. Như vậy, sau 9 tháng học tập được trang bị đầy đủ các kỹ năng về ngôn ngữ, kỹ năng học tập, văn hóa… bạn sẽ nhập học thành công tại một trong hơn 70 trường đại học khắp thế giới.

Hồ sơ xét tuyển vào chương trình Dự bị Quốc tế IFY mở rộng cho tất cả các thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và có điểm tổng kết Toán lớp 12 từ 6,5 trở lên, trình độ tiếng Anh tương đương với IELTS 4.5. Nếu học sinh chưa đủ trình độ sẽ được học các khóa tiếng Anh bổ trợ để đủ điều kiện tham gia chương trình.

IFY
Sinh viên IFY khóa VI vừa nhận bằng tốt nghiệp trong tháng 7/2013
… Và trở thành thành viên trong cộng đồng sinh viên IFY

Sau 6 khóa học, đã có 76 học viên khóa toàn thời gian và bán thời gian tốt nghiệp chương trình IFY và đều ở loại khá giỏi, trong đó có 3 học viên đạt danh hiệu “sinh viên xuất sắc toàn cầu”, 2 học viên đạt giải “sinh viên xuất sắc toàn khu vực châu Á và có 80% học viên nhận được học bổng tại các trường Đại học Quốc tế. Có thể kể đến sinh viên Nguyễn Thái Hà, sinh viên xuất sắc Toàn cầu 2010, đạt 50% học bổng Đại học Leeds, Anh quốc, hay Văn Thu Thủy, IFY khóa II đạt 50% học bổng ở Brunel ở Anh… Rất nhiều sinh viên khác đạt điểm IELTS cao như Nguyễn Hương Giang, sinh viên IFY khóa II đạt IELTS 8.0; Đặng Minh Hằng, sinh viên IFY khóa V đạt IELTS 8.5.
Đọc tiếp…

Học bổng các ngành tài chính kinh doanh tài Oman năm 2013

20:43 |
Mới đây, Bộ GD&ĐT thông báo tuyển sinh đi học CĐ tại Ô-man năm 2013 với tổng số 2 suất học bổng dành cho ứng viên Việt Nam. Nếu trúng tuyển, ứng viên sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ về học bổng theo quy định.

Theo đó, hàng tháng Chính phủ Oman sẽ cấp các loại phí sau: Sinh hoạt phí (518 đô la Mỹ/tháng), điều trị y tế miễn phí tại các bệnh viện công của Vương quốc Oman, 1 vé máy bay khứ hồi hàng năm.

Du học Oman

Các ứng viên dự tuyển cần đáp ứng các điều kiện sau: Đối tượng dự tuyển là sinh viên năm thứ nhất các ĐH, học viện, trường ĐH, CĐ Việt Nam (hệ chính quy tập trung) có điểm trung bình năm thứ nhất đạt 6,5 trở lên; học sinh tốt nghiệp THPT năm 2013 có kết quả thi đại học năm 2013 đạt điểm sàn quy định; Ứng viên dự tuyển cần có điểm trung bình THPT 3 năm đạt 6,5 trở lên, trong đó môn tiếng Anh và môn Toán có điểm trung bình đạt 6,5 trở lên. Ưu tiên ứng viên thành thạo tiếng Anh, ứng viên biết tiếng Ả-rập.

Các chuyên ngành đào tạo tại Oman gồm: Kế toán, Kinh doanh, Thống kê, Kinh tế, Tài chính, Hệ thống quản lý thông tin, Tiếp thị và Quản lý hoạt động. Ngôn ngữ giảng dạy Tiếng Anh.

Ứng viên chuẩn bị 1 hồ sơ dự tuyển bằng tiếng Việt, 1 bộ bằng tiếng Anh gồm các giấy tờ: Phiếu đăng ký dự tuyển; Bản cam kết thực hiện nghĩa vụ của lưu học sinh được cử đi học nước ngoài; Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của UBND phường, xã hoặc của cơ sở đào tạo đang theo học; bản sao hợp lệ bằng/giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời và học bạ THPT; bản sao hợp lệ giấy chứng nhận được tuyển thẳng hoặc phiếu báo (giấy xác nhận) điểm thi đại học, cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp; bản sao bảng điểm năm học 2012 - 2013 (đối với ứng viên là sinh viên năm thứ nhất); chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Ả-rập (nếu có); Bản dịch hợp lệ giấy khám sức khỏe chứng nhận đủ điều kiện đi học tại nước ngoài; Bản sao hộ chiếu phổ thông (nếu có); Chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Ả-rập (nếu có).

Căn cứ số lượng hồ sơ, kết quả học tập để sơ tuyển ứng viên và chuyển hồ sơ tới Đại sứ quán Oman tại Việt Nam xem xét, tuyển chọn.

Hồ sơ dự tuyển bằng tiếng Việt và tiếng Anh/tiếng Ả-rập cần chuyển trực tiếp hoặc gửi bưu điện phát chuyển nhanh bảo đảm đến địa chỉ: Cục Đào tạo với nước ngoài, 21 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội trước ngày 15/8/2013.
Đọc tiếp…

Nữ sinh đất cảng hai lần đỗ thủ khoa

20:25 |
Đỗ thủ khoa đầu vào với số điểm 29, sau 4 năm học tập nỗ lực, nữ sinh đến từ thành phố Hải Phòng - Bùi Thị Yến Hằng xuất sắc vượt qua hàng nghìn sinh viên tại trường và giành ngôi vị thủ khoa đầu ra Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.


Yến Hằng sinh ra trong một gia đình bố làm công an, mẹ làm bác sĩ tại quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng. Từ nhỏ, học tập ở bố tính cách mạnh mẽ của người chiến sĩ công an và ở mẹ sự chăm chỉ tận tụy của người lương y, Hằng luôn phấn đấu học tập tốt để đền đáp công lao cha mẹ. 

Sau 4 năm học, với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, Hằng đạt được tổng số điểm là 3,84/4 (theo hệ thống tín chỉ), tương đương với 9,21 trên thang điểm 10, và trở thành thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Không chỉ xếp loại xuất sắc về học tập và rèn luyện trong các năm học ĐH, năm 2010, Hằng còn đạt giải Ba Olympic quốc gia môn Hóa học.

Nữ sinh đất cảng đỗ thủ khoa
Thủ khoa “kép” Bùi Thị Yến Hằng
Với những thành tích trong học tập và rèn luyện, ngày 3/6 vừa qua, ở độ tuổi 22, cô sinh viên đất cảng đã vinh dự được đứng vào đội ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nói về thành tích mà mình đạt được, Yến Hằng cho biết: “Trong quá trình học tập, mình luôn cố gắng và làm hết khả năng, dù kết quả học tập như thế nào thì nó cũng là công sức và sự nỗ lực của mình. Mình rất vui mừng khi trở thành thủ khoa của trường, đây chính là động lực để mình tiếp tục theo đuổi niềm đam mê với Hóa học”.

Được biết, từ năm lớp 8, khi được bắt đầu được tiếp cận với môn Hóa học, Hằng đã có niềm đam mê đặc biệt với môn học này. Vậy nên, Hằng quyết định theo đuổi và gắn bó với Hóa học.

Nhờ có niềm đam mê cùng sự chăm chỉ miệt mài, cô học trò đất cảng đã thi đỗ vào lớp chuyên Hóa Trường chuyên THPT Trần Phú (Hải Phòng). Trong quá trình học tập tại đây, Hằng luôn duy trì danh hiệu học sinh giỏi. Cùng với thành tích đạt được từ các giải Hóa học quốc gia, Hằng được đặc cách tốt nghiệp THPT loại Giỏi, đồng thời được ưu tiên xét tuyển vào ĐH.

Tốt nghiệp cấp 3, để biến đam mê thành sự thực, Hằng thi vào khoa Hóa, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội với 29 điểm và trở thành thủ khoa đầu vào của trường.

Bùi Thị Yến Hằng (thứ 4 từ trái qua) cùng các nữ thủ khoa tốt nghiệp các trường ĐH, Học viện tại Hà Nội năm 2013.
"Học tập trong môi trường sư phạm với lượng kiến thức lớn cộng thêm sự thất bại của những lần thực nghiệm, nhiều lúc mình bị căng thẳng và mệt mỏi. Nhờ sự động viên kịp thời của gia đình, thầy cô, bạn bè, mình đã vượt qua hết các khó khăn đó" - Hằng tâm sự.

Ngoài việc học tập trên lớp, Hằng còn đi dạy thêm vào các buổi tối cuối tuần. Theo Hằng, dạy thêm không chỉ giúp trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày mà còn củng cố lại kiến thức và nghiệp vụ sư phạm.

Bí quyết học tập của nữ thủ khoa “kép”

Chia sẻ về bí quyết học tập đạt kết quả cao, Yến Hằng cho biết: Khi lên ĐH, với lượng kiến thức nhiều thì cần thay phải thay đổi cách học. Khác với học phổ thông, học sinh luôn được sự hướng dẫn nhiệt tình, cụ thể của các thầy cô giáo. Học ĐH, sinh viên phải chủ động và có kế hoạch rõ ràng trong việc học tập.

Chia sẻ thêm, Hằng cho biết: “Là sinh viên, ngoài việc học, mình còn tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa do Đoàn trường tổ chức. Mình luôn sắp xếp thời gian khoa học, hợp lý để khối lượng công việc không bị dồn đọng trong thời gian ngắn. Sau khi phân bổ được quỹ thời gian hợp lý, chúng ta cần tập trung cao độ cho học tập. Ngoài học tập trên lớp, nên cần tham khảo thêm các tài liệu ở ngoài để trau dồi kiến thức. Học luôn đi đối với hành thì mới có thể ứng dụng và đảm bảo sự bền vững của kiến thức”.

Mơ ước cháy bỏng từ hồi nhỏ muốn trở thành nhà nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Hóa học, thời gian tới, Hằng cho biết trong tương lai sẽ đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài vừa để mở rộng kiến thức và hội nhập hơn với thế giới.

Theo Dân Trí
Đọc tiếp…

Cha mẹ chật vật đóng phí đầu năm học cho con

18:12 |
Thấy bé út 6 tuổi xúng xính mặc thử bộ đồng phục đi học, chị Hảo (Tây Hồ, Hà Nội) cười nhưng lòng nặng trĩu. "Mỗi bộ quần áo với sách vở đã tốn hơn một triệu rồi, còn bao khoản đầu năm khác đang chờ đóng, của cả anh chị cháu nữa", chị thở dài.

>>Đau đầu chọn dụng cụ học tập cho trẻ
>>Tính toán chi phí để nuôi 3 triệu một tháng

Có 3 con, cháu đầu bước sang lớp 6, bé thứ hai vào lớp 2 và cô út lớp 1, vợ chồng chị Hảo, bán thịt tại chợ Tứ Liên (Tây Hồ), ngao ngán khi nghĩ tới số tiền phải đóng góp vào đầu năm học. Cả ba bé nhà chị đều học trường công tại phường Quảng An (Tây Hồ), học phí không đáng bao nhiêu, nhưng cộng nhiều khoản đầu năm như tiền xây dựng, hỗ trợ mua sắm thiết bị giáo dục, chăm sóc cây cảnh, điện nước..., mỗi bé cũng hết vài triệu.

"Đó là chưa kể trường hai cháu đầu đã thu tiền sắm sách vở và đồng phục vào cuối năm học trước. Theo các cô là để san sẻ cho phụ huynh đỡ phải chi quá nhiều khi các con vào năm học mới. Ngoài ra, bố mẹ cháu chịu khó trưa đón các con về nhà ăn cơm, không tốn khoản bán trú", chị Hảo kể. 

Theo lời chị, từ khi vào tiểu học, mỗi năm các con chị phải góp tiền mua tới 4 bộ đồng phục: đồ cộc, đồ dài, đồ thể dục, đồ mùa đông. "Đồ của chị vẫn mới em không dùng lại được vì quần áo năm sau lại hơi khác so với năm trước ở chi tiết hoặc màu nào đó. Bố mẹ tiếc tiền nhưng không thể làm khác", chị nói. 

Chưa hết, hầu như toàn bộ sách vở lớp 1 đứa lớn đã dùng chị không thể để lại cho đứa bé học được vì học sinh đều làm bài tập, chữa bài, chấm điểm vào chính cuốn sách đó. "Giá tiền mỗi bộ sách cũng không rẻ gì, sao người ta không thiết kế sách giáo khoa để có thể dùng lại như ngày xưa nhỉ", chị nói.

Tổng cộng tới tháng 9, vợ chồng chị phải chuẩn bị tới chục triệu để đóng góp cho con. "Buôn bán ế ẩm, tiền thuê nhà và giá điện lại tăng, trong khi nuôi các con ăn học càng ngày càng tốn kém. Chúng tôi cũng muốn con học hành đến nơi đến chốn cho tương lai tươi sáng, nhưng xoay sở kiếm tiền chẳng dễ chút nào", chị Hảo chia sẻ.
Học sinh khai giảng
Học sinh trong buổi lễ khai giảng đầu năm
Mới có một bé học mầm non tư thục, vợ chồng anh Thành (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng oải khi nhìn số tiền gần 6 triệu đồng phải đóng cho con đầu năm. "Mình làm về xây dựng, lương giảm một nửa, bà xã cũng không khá khẩm hơn, trong khi các khoản thu của con đều tăng. Học phí từ 2,6 triệu lên 2,9 triệu một tháng, tiền ăn từ 36.000 đồng lên 40.000 đồng/ngày, tiền xây dựng 2 triệu...".

Vợ chồng anh Thành tính sẽ chuyển con sang học trường công hoặc một trường tư rẻ hơn nhưng lại băn khoăn vì thời điểm này trường công đã chốt danh sách, còn trường tư giá rẻ thì không biết chất lượng ra sao. "Thấy con đi học về vui vẻ, yêu trường yêu cô, bố mẹ cũng muốn cố kham, nhưng đóng một lúc hết cả tháng lương thì quá xót xa, trong khi cuộc sống gia đình còn bao khoản khác phải lo", anh Thành nói.

Không chỉ lo các khoản đóng góp đầu năm học cho con, nhiều phụ huynh còn bức xúc khi thấy nhiều khoản thu không rõ ràng, hoặc không đáng.

Cho con học một trường tiểu học tư thục ở Mỹ Đình (Từ Liêm, Hà Nội), ngay từ đầu vợ chồng chị Liên đã xác định các khoản đóng góp chắc chắn cao hơn trường công, nhưng vì trường ngay sát nhà nên anh chị cho con theo. Đầu năm học, khi nhận được thông báo gồm mười mấy món đồ dùng học tập cần mua cho con, chị Liên thấy bức xúc. Chẳng hạn, nhà trường yêu cầu học sinh phải đóng tiền để mua vở "đồng phục", bút chì "đồng phục"... in hình logo trường.

"Bé vừa được cơ quan mẹ và người thân tặng gần hai chục cuốn vở đẹp, bìa dày dặn, chất lượng rất tốt, nhưng cô giáo nói chỉ có thể làm 'vở nháp' vì phải dùng vở của trường. Rút cục bé chỉ dùng vở đó ở nhà để vẽ linh tinh, rất lãng phí. Trong khi tôi phải mua thêm 20 quyển vở của nhà trường", chị Liên bày tỏ.

Chị Tuyết, kế toán tại một công ty ở khu công nghiệp Phố Nối (Hưng Yên) bày tỏ bất bình khi trường mầm non xã Lạc Hồng (Văn Lâm, Hưng Yên) con chị học viết phiếu thu 700 nghìn đồng, nhưng lại yêu cầu phụ huynh nộp 2 triệu đồng. 

Chị Tuyết cho biết, các khoản được liệt kê trong phiếu thu tổng cộng chỉ có 700nghìn đồng, tuy nhiên, kế toán trường lại nói phụ huynh ký vào một quyển sổ và yêu cầu nộp 2 triệu đồng, với các khoản "phụ" gồm: học phí ngày thứ bảy đóng 5 tháng là 450 nghìn đồng, tiền ủng hộ điện nước vệ sinh 10 tháng 100 nghìn đồng, tiền ủng hộ xây nhà vệ sinh 500 nghìn đồng với trẻ trái tuyến, 100 nghìn đồng với trẻ đúng tuyến, tiền đồ dùng học tập 250 nghìn đồng.

"Tôi không hiểu sao đã đóng tiền vệ sinh, điện nước rồi lại còn khoản ủng hộ điện nước, vệ sinh nữa? Còn xây nhà vệ sinh hiện đại đến đâu thì các cháu 2 tuổi như con tôi và các cháu 3 tuổi, 4 tuổi vẫn ngồi chung một cái bô trị giá 20 nghìn đồng hàng ngày, sử dụng đến khi nào bô hỏng", chị Minh bày tỏ. 

Bà Đỗ Thị Hoa, Hiệu trưởng trường mầm non Lạc Hồng xác nhận việc thu 500 nghìn tiền xây nhà vệ sinh mới từ các cháu không có hộ khẩu ở xã và 100 nghìn đồng với các cháu trong xã. Tuy nhiên, theo bà, việc này là tự nguyện, đã được sự nhất trí của ban phụ huynh trong cuộc họp và được sự cho phép của Ủy ban nhân dân xã. "Đó là khoản hỗ trợ của phụ huynh chứ chúng tôi không hề ép buộc. Do kinh phí của xã eo hẹp nên kêu gọi sự đóng góp của cha mẹ trẻ để hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ các con", bà nói. 

Về số tiền điện nước vệ sinh thu thêm 100 nghìn đồng mỗi năm, bà giải thích, do giá điện tăng, số tiền điện nước thu theo quy định của Sở Giáo dục (không quá 3 nghìn đồng mỗi cháu một tháng) không đủ nên mới đề nghị phụ huynh ủng hộ. 

Vương Linh
Theo Vnexpress.net
Đọc tiếp…

Chấn chỉnh lại thực đơn của học sinh bán trú TP.HCM

17:20 |
Nhằm nâng cao thể chất cho học sinh, Từ năm học 2013 - 2014, tất cả các trường tiểu học bán trú tại TP HCM sẽ áp dụng khẩu phần ăn cho học sinh theo thực đơn chống thừa cân béo phì, đảm bảo vi chất.

Thực đơn chuẩn với 40 món ăn dành cho học sinh tiểu học bán trú sẽ chính thức được áp dụng trong năm học mới này. Theo đó sẽ tập trung vào các loại rau củ quả có nhiều chất xơ, vitamin...
Rau củ quả
Rau củ quả là những loại thực phẩm sẽ được bổ sung vào bữa ăn của học sinh
Bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cho biết, thực đơn chuẩn nhằm cải thiện tình trạng bữa ăn chỉ cơm, món mặn và canh, đồng thời bổ sung thêm những nhóm thực phẩm có vi chất.

"Với 40 món ăn gợi ý, nhà trường sẽ căn cứ vào đó rồi xây dựng thực đơn mới nhằm mục đích vừa kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì vừa can thiệp vào tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu vi chất trong học sinh nhiều năm nay", bà Diệp nói.

Tại TP HCM hiện có khoảng 80% trường tiểu học tổ chức ăn bán trú, các em chủ yếu được phục vụ bữa chính trong ngày, một số trường phục vụ cả ăn sáng lẫn ăn xế. "Như vậy nếu không có thực đơn chuẩn, tình trạng dinh dưỡng của trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi các bé đã ăn hơn 50% nhu cầu năng lượng tại trường mỗi ngày", bác sĩ Diệp nói.

Khảo sát của Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM những năm qua cho thấy, tình trạng thừa cân béo phì và thiếu vi chất của học sinh tiểu học tăng nhanh. Đơn cử tại 2 trường tiểu học ở quận 10, các bác sĩ ghi nhận đến 60% học sinh có mỡ trong máu cao hơn mức bình thường. Trong khi đó nhiều em lại thiếu các vi chất như vitamin A, kẽm, sắt...

Các khảo sát nhận định, ngoài việc ít vận động, bố mẹ chưa hiểu biết về chế độ dinh dưỡng cho con, thì thực đơn tại trường bán trú cũng góp phần không nhỏ đến tình trạng trên. Không ít trường học có thực đơn không đa dạng khiến trẻ bị ngán dẫn đến biếng ăn. Rất nhiều bữa ăn ở trường học thừa đạm nhưng lại thiếu rau cải.

Trong năm học 2013 -2014, song song với việc chấn chỉnh thực đơn bán trú, các bác sĩ Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cũng định hướng cho ngành giáo dục nhắc nhở tình trạng kinh doanh thức ăn tại trường học. Thức ăn của căn tin cũng phải giảm thiểu những loại có nguy cơ dẫn đến tình trạng thừa cân ở trẻ.

Thiên Chương
Theo Vnexpress.net
Đọc tiếp…

Trở thành sinh viên quản trị du lịch khách sạn

15:07 |
Khóa học sẽ diễn ra trong 3-4 tháng với các môn học tiếng Anh chuyên ngành QTDL và KSQT; nhập môn du lịch và khách sạn; quản trị chất lượng dịch vụ; quản trị hoạt động khách sạn; quản trị nguồn nhân lực. Ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Anh. 

Trường Đại học Ngoại thương thông báo tuyển sinh khóa học quản trị du lịch - khách sạn quốc tế. Khóa học không những trang bị cho sinh viên nền tảng tiếng Anh, hệ thống lý thuyết và kỹ năng cơ bản trong ngành du lịch khách sạn mà còn mở ra cơ hội tiếp tục học, thực tập và làm việc ở các khách sạn 5 sao tại Singapore và Việt Nam.

Quản trị du lịch khách sạn
Sinh viên sẽ có nhiều cơ hội thực tập và làm việc tại các khách sạn lớn
Khóa học quản trị du lịch - khách sạn quốc tế(QTDL và KSQT) sẽ diễn ra trong 3 - 4 tháng. Nội dung chương trình học bao gồm: tiếng Anh chuyên ngành QTDL và KSQT; nhập môn du lịch và khách sạn; quản trị chất lượng dịch vụ; quản trị hoạt động khách sạn; quản trị nguồn nhân lực; ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Anh. Hồ sơ dự tuyển dành cho sinh viên gồm: Đơn đăng ký (theo mẫu trên web khoa đào tạo quốc tế - Đại học Ngoại thương); bản dịch công chứng tiếng Anh bằng tốt nghiệp và học bạ cấp 3; bản dịch công chứng tiếng Anh giấy khai sinh; hai ảnh 4x6 nền trắng; phô tô hộ chiếu trang có ảnh (nếu có).

Từ trái sang phải: Quách Phương Nhi, Lê Minh Ngọc, Nguyễn Tuấn Tiệp.

Ba bạn Quách Phương Nhi, Lê Minh Ngọc, Nguyễn Tuấn Tiệp từng là sinh viên khóa học tháng 11/2012 đã được nhận thực tập ở các khách sạn 5 sao tại Singapore. Nhi cho biết: "Em được giới thiệu phỏng vấn thực tập tại khách sạn 5 sao Marina Mandarin. Trải qua bốn vòng phỏng vấn, em đã được nhận thực tập vào khách sạn này". Ngọc chia sẻ: "Em đi thực tập tại khách sạn 5 sao Marriott. Đây là một trong những khách sạn 5 sao tốt nhất của Singapore, nằm tại trung tâm mua sắm Orchard. Tổ hợp khách sạn này rất lớn, có nhiều cơ sở tại Singapore và các nước khác trên thế giới. Em nghĩ thực tập xong tại đây, em sẽ có nhiều cơ hội để xin vào làm việc". Còn Tiệp thông báo: "Kết thúc phỏng vấn, em được nhận vào thực tập và bắt đầu đi làm ngay ngày hôm sau tại khách sạn 5 sao Holiday Inn". 

Thanh hiện làm việc tại khách sạn 5 sao Metropole Hà Nội.

Thanh hiện làm việc tại khách sạn 5 sao Metropole Hà Nội với mức lương mà nhiều sinh viên mới ra trường mơ ước, luôn tâm niệm rằng: "Được học và làm việc trong ngành du lịch khách sạn luôn là lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn nhất của Thanh".
Đọc tiếp…

Nữ thủ khoa kép của Học Viện Cảnh Sát

14:47 |
Năm 2008, Đặng Thị Thủy (THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) được 25 điểm, trở thành thủ khoa khối C Học viện Cảnh sát. 5 năm sau, cô gái sinh năm 1990 tốt nghiệp với số điểm cao nhất trường.

Nữ thủ khoa kép (bên trái) cùng hai người em đang theo học ở Hà Nội.
Có dáng người nhỏ nhắn cùng nụ cười tươi tắn, Đặng Thị Thủy nổi tiếng ở Học viện Cảnh sát bởi kết quả học hành xuất sắc của mình. Thủy cho biết có được ngày hôm nay là nhờ sự dạy dỗ, động viên rất lớn của gia đình, thầy cô cũng như mảnh đất truyền thống hiếu học Yên Thành xứ Nghệ. Trong đó, đặc biệt là hình ảnh người cha quá cố luôn theo cô suốt 5 năm ở giảng đường đại học.

Thời học cấp 2, cô bé Đặng Thị Thủy học đều các môn ban tự nhiên cũng như xã hội và bố của cô muốn hướng cô theo khối A. Cô nhận thấy ở khối A, mình không phải người giỏi nhất; còn nếu theo khối C cô tự tin mình là người nổi trội. Sự tự tin và bản lĩnh khiến bố Thủy không thể cản được, đành phải tôn trọng quyết định của con. Ông nghiêm khắc: "Đã tự quyết định thì sau này có làm sao cũng phải tự mà gánh chịu, không được kêu ca". 8 năm trôi qua, câu nói ấy cứ đau đáu trong tâm trí Thủy. Đó cũng chính là lời nhắc nhở giúp cô gái trẻ dám đối đầu để vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Với tư tưởng "đã xác định theo là theo đến cùng, không bị lung lay, suy chuyển", Thủy không chỉ thi đỗ đại học mà còn giành ngôi thủ khoa của Học viện Cảnh sát Nhân dân. Cho đến bây giờ, Thủy vẫn chưa khi nào cảm thấy hối hận vì đã theo khối C. Bố Thủy không một lời khen ngợi con gái, chỉ gật đầu tỏ ý hài lòng. Chuẩn bị bước sang cánh cửa mới, ông nhắc nhở con: "Không được chủ quan mà phải cố gắng vì chặng đường còn rất dài".

Đó có lẽ là lời nhắc nhở cuối cùng ông dành cho con gái yêu. Sau tai nạn cách đây khoảng 5 năm, bố Thủy đã ra đi mãi mãi, để lại vợ cùng ba đứa con đang tuổi ăn học. Đau đớn khôn cùng, Thủy bước đến thành phố lạ lẫm, không người thân thích, tất cả phải tự chăm lo. "May mắn là mình từng đi ở trọ 3 năm thời cấp 3 rồi nên không thấy khó khăn lắm", Thủy nhớ lại.

Nữ thủ khoa
Có bản lĩnh mạnh mẽ nhưng Thủy cũng rất nữ tính, duyên dáng.
Những ngày đầu đến trường thật khó khăn với Thủy. Cô gái cho biết không sợ những môn lý thuyết trên giảng đường nhưng những môn thể chất như võ, bơi lội, lái xe, bắn súng… thì thật là ác mộng. Theo Thủy, những môn này đòi hỏi nhiều về thể lực, phù hợp với nam giới hơn.

Kể về kỷ niệm trong thời gian học các môn này, Thủy chẳng thể nào quên được 2 lần chấn thương dây chằng và xương sườn, phải bó bột mất mấy tháng trời. Đặc biệt là trong một lần thực hành bắn súng, trong khi cả lớp bắn được thì Thủy vẫn loay hoay chưa trúng phát nào. Sau lần ấy, cô cảm thấy thất vọng về bản thân ghê gớm: "Làm thế nào bây giờ?". Câu hỏi ấy cứ lẩn quẩn trong đầu Thủy. Từ đó, cô bắt đầu đi tìm nguyên nhân gây ra hậu quả này. Thủy cho rằng, muốn học tốt các môn đòi hỏi thể lực nhiều thì cần có cái nhìn bình đẳng giữa nam giới và nữ giới.

Riêng vấn đề bắn súng, cô bình tĩnh xem lại tâm lý và kiểm tra đôi mắt của mình. "Phải bình tĩnh mới tìm ra cách giải quyết, bất kể là việc gì", cô gái nhỏ nhắn chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

Cô cũng khẳng định, việc thay đổi một điều gì đó theo hướng tốt đẹp hơn, nhất định phải có động lực. Thời cấp ba, với cương vị lớp trưởng nên đôi khi, những môn thể dục Thủy được thầy cô ưu ái và cho điểm cao. Nhưng nhìn thấy bạn bè trong lớp cứ tiến bộ dần, còn mình thì cứ ì ạch một chỗ, Thủy quyết tâm học được môn thể dục bằng chính sức lực của mình.

Mỗi sáng sớm và chiều tối, cô đều dậy sớm chạy thể dục. "Cố gắng đi, sau lần này mình sẽ không phải học thể dục nữa", cô tự nhắc nhở mình. Kết quả thật như mong ước. Lần đầu tiên Thủy đạt điểm 10 chạy nhanh, điểm 9 chạy bền. Lần chạy bền về đích gần như nhanh nhất, cô đã khóc vì thấy môn thể dục khổ quá và cũng khóc vì sung sướng.

Môn thể dục tưởng chừng là nhỏ nhặt nhưng Thủy khẳng định, chính nó lại tạo động lực cho tất cả các môn "khó nhằn" khác: "Môn thể dục mình còn làm được thế kia, những môn khác lẽ nào lại không làm được?". Một lần nữa, cô cho thấy, động lực rất quan trọng trong thay đổi bất kỳ một việc gì.

Bước vào đại học, tinh thần Thủy thoải mái hơn vì không phải chịu ít nhiều sự áp đặt của thầy cô. Khả năng tự nghiên cứu đòi hỏi cao, trong đó khả năng biểu đạt, thuyết trình vô cùng quan trọng, yêu cầu có tố chất, sự thông minh. Đây cũng là một trong những điều quan trọng nhất mà trường đại học đã đem lại cho Thủy. Năm cuối, Thủy phải học nhiều các kiến thức về tài chính, kế toán, đất đai, bất động sản… Nền tảng kiến thức xã hội ấy phong phú, đòi hỏi nhiều tư duy của khối A.

Với lợi thế học được cả 2 khối A và C, những điều này không khiến Thủy cảm thấy quá khó khăn. Điều quan trọng nhất giúp cô giành vị trí thủ khoa tốt nghiệp chính là sắp xếp thời gian hợp lý và toàn tâm toàn ý để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nữ thủ khoa
Đặng Thị Thủy đã nỗ lực rất nhiều trong môi trường mà nam giới có nhiều lợi thế.
Thủy còn là một người năng nổ trong hoạt động Đoàn, Đội. Năm 2008, với ngôi vị thủ khoa đầu vào, Thủy là sinh viên duy nhất được kết nạp vào Đảng. Cô là bí thư chi Đoàn năng nổ trong các hoạt động văn nghệ, làm MC dẫn chương trình, biên tập viên của tờ báo ngành Người cảnh sát trẻ… Đến năm 2013, Thủy một lần nữa giành ngôi thủ khoa của Học viện Cảnh sát, vốn có nhiều lợi thế cho nam giới hơn.

Thầy Nguyễn Mậu Hiếu, giáo viên chủ nhiệm lớp Điều tra chất lượng cao B11 D34, cho biết: "Thủy là một thủ khoa đầu vào K34 với số điểm 25, đầu ra là 8,64. Có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng em vẫn luôn cố gắng vươn lên trong học tập, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đạt giải cao".

Sau 5 năm gắn bó với Hà Nội, tháng 9 này, Thủy sẽ nhận quyết định chính thức về quê hương xứ Nghệ làm việc. "Mẹ mình đang ở quê, hai em vẫn phải học ngoài này vài năm nữa. Phải kiên cường lắm mẹ mới có thể nuôi dạy cả ba chị em học chuyên, rồi đại học, giờ đã đến lúc trở về để đỡ đần mẹ", Thủy chia sẻ. Tình yêu thương trong đôi mắt của nữ thủ khoa kép Học viện cảnh sát dấy lên long lanh ánh nước.

Theo Vnexpress.net
Đọc tiếp…