Theo phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố, môn Toán chủ yếu thí sinh đạt ở mức từ 5-7,5 điểm. Cả nước chỉ có 86 thí sinh đạt điểm 10, tổng số thí sinh đạt điểm 9 trở lên là khoảng 10.000 người. Tuy nhiên ở môn thi này có đến gần 12.000 thí sinh bị điểm liệt (điểm liệt ở kì thi THPT quốc gia là 1 điểm)
Phổ điểm môn Toán (nguồn Bộ GD-ĐT)
Đối với môn Văn thì có 11 thí sinh đạt điểm 10, vùng phổ điểm chủ yếu rơi vào mức từ 4-7. Ở môn thi này không có thí sinh nào đạt 0 điểm nhưng có hơn 600 thí sinh bị điểm liệt.
Phổ điểm môn Văn (nguồn Bộ GD-ĐT)
Tương tự như môn Văn, vùng phổ điểm chủ yếu của môn Vật lýcũng dao động trong phạm vi từ 4-7 điểm. Đỉnh cao nhất của phổ điểm môn Vật lý là 6. Cả nước chỉ có 1 thí sinh đạt điểm 10 môn Vật lý, có 1.403 thí sinh đạt mức điểm 9,0. Đối với môn thi trắc nghiệm thì mức điểm liệt khá hạn chế. Ở môn Vật lý chỉ có vài trăm thí sinh có điểm thi dưới 1 điểm.
Phổ điểm môn Vật lý (nguồn Bộ GD-ĐT)
Đối với môn Hóa học thì cả nước có 130 thí sinh đạt điểm 10, vùng phổ điểm chủ yếu rơi vào trong khoảng từ 5-7. Số thí sinh bị điểm liệt rất thấp nhưng đặc biệt có đến gần 300 em bị điểm 0. Tuy nhiên đây có thể là thí sinh đăng ký nhưng không dự thi môn Hóa học hoặc vi phạm quy chế thi.
Phổ điểm môn Hóa học (nguồn Bộ GD-ĐT)
Vùng phổ điểm môn Sinh học khá thấp khi phổ biến rơi vào mức từ 3-5. Chỉ có 35 thí sinh đạt điểm 10. Điều này cũng khá dễ hiểu bởi môn Sinh học là môn tự chọn và chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường có xét tuyển tổ hợp có môn học này phân hóa rất cao thể hiện ở chỗ khối các trường Y – Dược mọi năm có điểm chuẩn rất cao còn khối Nông –Lâm – Ngư khá thấp.
Phổ điểm môn Sinh học (nguồn Bộ GD-ĐT)
Bất ngờ nhất là ở môn Lịch sử khi mà nhiều người cho rằng điểm môn thi này sẽ không cao. Tuy nhiên trên phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố thì vùng phổ điểm chủ yếu tập trung ở mức từ 4-7. Toàn quốc có đến 11 thí sinh đạt điểm 10. Tổng số thí sinh đạt điểm 0 môn Lịch sử chỉ ở mức 442 em, giảm một cách đáng ngờ so với mọi năm. Số thí sinh bị điểm liệt một Lịch sử (từ 1 điểm trở xuống) chỉ khoảng gần 1.300 em.
Phổ điểm môn Lịch sử (nguồn Bộ GD-ĐT)
Vùng phổ điểm môn Địa lý so với mọi năm thì khá cao khi mức phổ biến rơi vào phạm vi từ 5-7,5. Ở môn thi này có 84 thí sinh đạt điểm 10. Số thí sinh bị điểm liệt chưa đến 600 em.
Phổ điểm môn Địa lý (nguồn Bộ GD-ĐT)
Môn thi có vùng phổ điểm thấp nhất là Ngoại ngữ, vùng phổ điểm chủ yếu tập trung ở mức 2-3,5 điểm. Điều này phù hợp với thực tế trong việc giảng dạy môn học ngoại ngữ hiện nay. Kết quả này sẽ có tác động tích cực đến việc thay đổi cách dạy và học môn Ngoại ngữ trong trường phổ thông. Ở môn Ngoại ngữ có 59 thí sinh đạt điểm 10, có đến gần 20.000 thí sinh đạt mức điểm 8 trở lên. Số thí sinh bị điểm liệt chưa đến 200 em.
Phổ điểm môn Ngoại ngữ (nguồn Bộ GD-ĐT)
Qua việc phân tích các vùng phổ điểm như trên cho thấy, tổ hợp 3 môn của các khối thi năm nay có kết quả cao hơn năm ngoái nên ngưỡng điểm chất lượng đầu để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ có thể tăng từ 1-1,5 điểm. Đặc biết tổ hợp các môn khối A, B và D sẽ có biến động khá lớn, tuy nhiên mức điểm chuẩn đối với các trường top trên sẽ khó có sự thay đổi đột biến. Số thí sinh có tổng điểm 3 môn xét tuyển bất kỳ đạt mức tuyệt đối chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Tuy nhiên, với việc môn Lịch sử có vùng phổ điểm tốt hơn so với kì thi ĐH mọi năm nên ở khối C nguy cơ có sự biến động rộng là điểm khó tránh khỏi.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét