Với những độ tuổi khác nhau hay sức khỏe mạnh yếu trong từng thời kì mà bộ ngực của mỗi người phụ nữ có sự khác nhau.
1. Độ tuổi 20
- Nguy cơ bị ung thư vú: 1/1681 (trong 1681 người phụ nữ ở độ tuổi 20 thì có 1 người bị ung thư vú
- Những kiểm tra cần thiết: "Tiến hành tự kiểm tra vú hàng tháng ngay sau khi chu kì kinh nguyệt của bạn kết thúc vì tại thời điểm này, các mô vú mềm nên dễ kiểm tra hơn" Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa Phillip Yuile, tác giả của cuốn sách "The Little Book" cho biết. Nếu bạn thấy có các cục u, hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ.
Những gì các khối u xuất hiện ở độ tuổi này có thể là bướu sợi tuyến vú. Các khối u lành tính chiếm 13% trong số các khối u chị em độ tuổi này thường gặp ở vú. Khoảng 50% các khối u này sẽ biến mất trong vòng 5 năm mà không điều trị.
Bộ ngực của người phụ nữ thay đổi theo từng độ tuổi và phụ thuộc sức khỏe mỗi người. Ảnh minh họa
2. Độ tuổi 30
- Nguy cơ bị ung thư vú: 1/232 (trong 232 người phụ nữ ở độ tuổi 30 thì có 1 người bị ung thư vú).
- Những kiểm tra cần thiết: Tiếp tục vú tự kiểm tra ngực mỗi tháng một lần và đi khám bác sĩ mỗi năm/lần.
Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo việc chụp nhũ ảnh tuyến vú nên được thực hiện trong độ tuổi từ 35 và 40 để có thể so sánh với các kết quả kiểm tra sau đó. Cách này sẽ giúp tầm soát bệnh ở vú tốt hơn cho người phụ nữ.
Những gì các khối u chị em độ tuổi này gặp có thể do nhiều nguyên nhân. Gần 1/3 số chị em cho con bú có thể bị viêm vú dẫn đến nhiễm trùng và gây ra khối u đỏ, gây đau ở vú.
Đặc biệt vào khoảng tuổi 35, tỷ lệ ung thư vú tăng vì thế bạn cần phải tự kiểm tra vú hàng tháng và đi bác sĩ chuyên môn hàng năm để khám tổng quát. Nếu có biến đổi lạ ở vú trong khoảng tuổi này, bạn nên đến ngay bác sĩ để phát hiện kịp thời những nguy cơ gây ung thư.
3. Ngoài tuổi 40
- Nguy cơ bị ung thư vú: 1/69 (trong 69 người phụ nữ ở độ tuổi 40 thì có 1 người bị ung thư vú).
- Những kiểm tra cần thiết: Ngoài việc tự kiểm tra vú hàng tháng, chị em cần thực hiện việc chụp hình tuyến vú. Việc tiến hành các xét nghiệm có thể không cần thiết nhưng nếu trong gia đình bạn có tiền sử ung thư vú thì bác sĩ sẽ cân nhắc việc cho bạn làm xét nghiệm hay không. Nếu bạn có tiền sử gia đình bị ung thư vú, bạn nên đi chụp hình tuyến vú 2-3 năm/lần.
Trong giai đoạn này, cơ thể bạn chuẩn bị cho thời kì mãn kinh nên không thể giải phóng estrogen như trước kì rụng trứng, do đó, chị em có thể thấy sự phát triển của u nang chứa đầy dịch, rộng khoảng 5cm ở ngực.
Bước sang độ tuổi 50, sự thiếu hụt kích thích tố estrogen sau mãn kinh có thể sẽ làm giảm kích cỡ của vú, khiến cho ngực dễ bị chảy xệ. Theo bác sĩ Daniel B. Kopans của trường Đại học Havard thì không có sự biến đổi nhanh của ngực từ cứng đến mềm ở độ tuổi 50. Trong một vài trường hợp cá biệt, sự thay đổi xuất hiện một cách chậm chạp.
Ở độ tuổi này, chị em vẫn phải thường xuyên khám ngực. Nếu thấy có dấu hiệu lạ ở ngực, chị em nên đến ngay ngay bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và giải thích rõ ràng về sức khỏe.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét