Vụ sập hầm vùi lấp 12 công nhân và bản lĩnh người chiến sỹ công binh

14:36 |

Vụ sập hầm vùi lấp 12 công nhân và bản lĩnh người chiến sỹ công binh

Ngày 16/12, tròn một năm sau ngày xảy ra vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng (Lạc Dương, Lâm Đồng) vùi lấp 12 công nhân. Lực lượng công binh Việt Nam đã sử dụng phương pháp “hầm trong cát” giải cứu toàn bộ nhóm công nhân sau hơn 80 giờ vật lộn dưới lòng đất…

Nhớ lại vụ tai nạn sập hầm kinh hoàng xảy ra một năm trước, vào sáng sớm hôm thứ ba sau vụ sập hầm (tức ngày 18/12/2014), công tác tiếp cận nhóm công nhân bị nạn được triển khai từ 3 hướng, gồm: 3 mũi khoan cửa hầm chính, 1 mũi khoan ở cửa hầm phụ và một mũi khoan từ đỉnh đồi. Tuy nhiên, mũi khoan từ đỉnh đồi liên tiếp bị gãy do vấp phải đá mồ côi, những tảng đá rất cứng được hình thành dưới lớp đất đỏ Ba-zan.
Tính mạng các công nhân lúc này có thể ví như “ngàn cân treo sợi tóc”. Một tổ cứu nạn của Tập Đoàn CN Than khoáng sản Việt Nam đã “hiến kế” đào một ngách hầm bên phải trong nỗ lực tiếp cận nạn nhân. Khi đó, một số chuyên gia nhận định ngách hầm này có thể mất 2-3 ngày mới hoàn thành.
Bên trong hầm, 12 công nhân đang bị nước dâng cao uy hiếp, thậm chí có người đã bị ngất xỉu do lạnh, đói. Lực lượng chức năng cũng tính đến phương án bắn mìn trong phạm vi hẹp để phá những tảng đá cản trở việc đào, đắp ngách hầm này nhưng nhiều ý kiến lo ngại nguy hiểm.

Giây phút bộ đội công binh giải cứu 12 công nhân mắc kẹt bên trong hầm Đạ Đâng (Lâm Đồng)
Giây phút bộ đội công binh giải cứu 12 công nhân mắc kẹt bên trong hầm Đạ Đâng (Lâm Đồng)

Chiều hôm thứ ba, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng đoàn công tác đã có mặt tại hiện trường. Phó Thủ tướng đánh giá việc đào ngách hầm bên phải đang gặp nhiều khó khăn do vùng địa chất ở đây rất yếu, nếu không tính toán kỹ có thể sẽ gây sạt lở, nguy hiểm không chỉ cho các lực lượng đào hầm mà cả chính bản thân 12 công nhân đang mắc kẹt phía trong. Thông tin khi đó từ Phó Thủ tướng, dự kiến mỗi ngày ngách hầm này chỉ có thể đào 8m và phải mất 3 ngày, đường hầm này mới có thể tiếp cận được vị trí nạn nhân mắc kẹt.
Điều này, đồng nghĩa với việc nhóm 12 công nhân bị nạn sẽ phải chiến đấu thêm từng ấy thời gian. Không ít người lo ngại liệu họ có cầm cự đến 3 ngày nữa trong điều kiện thiếu ô-xi, lạnh và đói...
Điều đáng nói, trước đó vào sáng sớm hôm thứ ba, ít ai chú ý đến sự hiện diện của Lữ đoàn công binh 293, thuộc Bộ Tư lệnh Công binh đóng quân tại Cam Ranh. Ngay chiều tối hôm đó, lực lượng công binh đã tổ chức “mở đường máu” ngách hầm bên trái nhằm thêm hướng tiếp cận. Lúc này, lực lượng cứu nạn đã tổ chức đào cùng lúc 2 ngách hầm trái - phải.
Đại tá Nguyễn Hữu Hùng, Phó Tham mưu trưởng Binh chủng Công binh, người được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao chỉ huy toàn bộ lực lượng cứu hộ trong hầm, sáng hôm thứ tư (19/12) đã tiết lộ riêng với tôi rằng, tổng chiều dài ngách hầm bên trái khoảng 30m nhưng đêm qua công binh đã đào được hơn 10m. Ông từ chối cho biết dự kiến thời gian hoàn tất ngách hầm.
Theo Đại tá Hùng, khó khăn lớn nhất khi đào ngách hầm bên trái là việc chống đỡ sạt trượt từ đỉnh đồi, cùng với đó là điều kiện địa chất không thuận lợi nên không thể đưa phương tiện cơ giới vào khoan hầm, chỉ có thể đào thủ công bằng sức người nên tốc độ khá chậm.


Nụ cười chiến thắng của công binh Việt Nam giây phút giải cứu thành công toàn bộ 12 nạn nhân!
Nụ cười chiến thắng của công binh Việt Nam giây phút giải cứu thành công toàn bộ 12 nạn nhân!

Từ thông tin Đại tá Hùng tiết lộ, ai cũng nghĩ rằng ít nhất là phải đến sáng hôm sau hoặc sớm hơn là vào nửa đêm thì nhóm công nhân có thể sẽ được giải cứu. Tuy nhiên đến khoảng 16h30 hôm đó (19/12), lực lượng bộ đội công binh đã bất ngờ đưa toàn bộ 12 công nhân chạy thoát ra cửa hầm chính!
Hàng trăm người vỡ òa, bật khóc trong khung cảnh hỗn loạn! Tiếng la hét của sự vui mừng, sung sướng! Tiếng vỗ tay hoan nghênh của người dân vang rền cả một vùng đồi! Những người hùng của cuộc giải cứu thần kỳ, các anh chiến sỹ công binh mặt mày lấm lem bùn đất, nở nụ cười chiến thắng! Họ được bế trên hàng chục đôi tay nâng lên hạ xuống.
Sau này khi trả lời phỏng vấn, Đại tá Hùng nói lực lượng công binh đã sử dụng các phương pháp thi công khoa học, trong đó có một số biện pháp truyền thống như phương pháp “hầm trong cát” để giải cứu 12 công nhân. Ông cũng cho biết cửa hầm của lực lượng công binh chỉ có 19,5m là vào được vị trí các nạn nhân. Hướng thi công hầm là chạy theo đường thẳng, không chạy theo đường xiên nên rút ngắn khoảng một ngày so với đào vòng.
Đọc tiếp…

Mánh lới, thủ đoạn của các đối tượng buôn người

09:23 |

Mánh lới, thủ đoạn của các đối tượng buôn người

 Một chiếc taxi mang biển số Hà Nội chạy vùn vụt trên quốc lộ chở theo người đàn bà và đứa trẻ sơ sinh. Dọc đường, người đàn bà luôn tỏ ra cưng nựng, trìu mến khiến không ai nghĩ đó là một “mẹ mìn”...

Cung đường buôn bán trẻ em
Dọc biên giới Việt – Trung những năm trở lại đây đang trở thành “cung đường nóng” của tội phạm buôn người. Móng Cái (Quảng Ninh) có điều kiện tự nhiên là đường biên giới dài, nhiều đường tiểu ngạch như Hải Sơn, Bắc Sơn... khiến người dân có thể đi bộ vượt biên khá dễ dàng.
tq3-1449185834187
Bên bờ sông Ka Long, chỉ cần một chuyến đò là các đối tượng buôn người có thể vượt biên sang Trung Quốc.
Dọc bờ sông Ka Long (TP Móng Cái), nhiều con đường mòn xuyên trong những bãi lau sậy dẫn đến các địa điểm Z1, Z2… sau đó chỉ cần một con đò là các đối tượng buôn người có thể đưa những đứa trẻ bị bắt cóc vượt sông sang thành phố Đông Hưng (thuốc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc), bất chấp sự tuần tra nghiêm ngặt của lực lượng Biên phòng.
Đại uý Lê Anh Quân (Đội trưởng Đội điều tra hình sự, CA TP Móng Cái) nhớ lại, năm 2014, một chiếc taxi biển Hà Nội chạy vùn vụt ra Móng Cái, mang theo người đàn bà và đứa trẻ còn đỏ hỏn. Suốt quá trình ngồi trên taxi, người đàn bà này luôn cưng nựng đứa trẻ khiến ai cũng nghĩ đó là con ruột của chị ta.
Nhưng tất cả các hành động của người đàn bà đó đều không qua được mắt các chiến sĩ trinh sát. Kế hoạch vây bắt “mẹ mìn”, giải cứu đứa trẻ 7 ngày tuổi đã được vạch ra khi người đàn bà đang chuẩn bị ẵm đứa trẻ vượt biên trái phép.
Ngày 29/6/2015, một người phụ nữ dáng vẻ gày gò, khuôn mặt hốc hác sau nhiều đêm mất ngủ đến gõ cửa trực ban CA TP Móng Cái trình bày, con gái chị là Nguyễn Thị Như N. (19 tuổi,  trú tại xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bị một đối tượng lừa bán sang Trung Quốc.
Sau đó, gia đình chị liên tục nhận được điện thoại của một người phụ nữ yêu cầu gia đình mang tiền ra TP Móng Cái chuộc người. Từ những thông tin do gia đình nạn nhân cung cấp, bằng biện pháp nghiệp vụ, Công an TP Móng Cái  đã xác định và bắt giữ được đối tượng liên lạc, đòi tiền chuộc là Lưu Thị Dung (SN 1995, trú tại xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng).
tq2-1449185834157
Một em bé trở về với gia đình sau khi được giải cứu khỏi thay bọn buôn người.
Qua đấu tranh, Lưu Thị Dung thừa nhận và khai báo việc bán Nguyễn Thị Như N. cho một ổ mại dâm tại TP Sáo Châu (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) với số tiền 7.000 nhân dân tệ.
Công an TP Móng Cái trao đổi thông tin qua đường dây nóng và gửi thông báo hợp tác điều tra, đề nghị Cục Công an thị xã Đông Hưng phối hợp giải cứu.
Đến ngày 3/7/2015, Công an TP Móng Cái phối hợp với Cục Công an thị xã Đông Hưng, Trung Quốc giải cứu được N. và đưa về Việt Nam.
Đại uý Quân cho biết, trong 5 năm qua, các đơn vị chức năng nghiệp vụ TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh phát hiện, bắt giữ 30 vụ, 46 đối tượng phạm tội mua bán người, giải cứu 40 phụ nữ, 11 trẻ nhỏ và 4 trẻ sơ sinh.
Công an TP Móng Cái phối hợp với các Đồn Biên phòng và Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận từ Cục Công an thị xã Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc 116 nạn nhân bị lừa bán sang Trung Quốc.
Những thủ đoạn buôn người
Đánh giá về thủ đoạn của bọn buôn bán trẻ em, Đại úy Lê Anh Quân cho biết: “Có căn cứ để tin rằng bọn buôn bán trẻ em đã hình thành những đường dây chuyên nghiệp. Gần đây, chúng thường có thủ đoạn là tiếp cận với các cô gái có bầu ngoài ý muốn, sau đó dụ dỗ họ xuất cảnh sang nước khác, sinh sống ở đó trong thai kỳ, bán lại đứa bé sơ sinh và trở về nước. Tuy nhiên, cách này không phổ biến và khá tốn kém”.
Theo CA TP Móng Cái, đối tượng phạm tội buôn người chủ yếu là phụ nữ Việt Nam lấy chồng Trung Quốc hoặc cư trú trái phép tại Trung Quốc. Trong đó, không ít kẻ vốn là nạn nhân trong các vụ mua bán người.
Nạn nhân thường là những người không có nghề nghiệp hoặc việc làm không ổn định, thu nhập thấp, kinh tế khó khăn, kém hiểu biết; số còn lại là phụ nữ, trẻ em gái có lối sống buông thả, dễ dãi, thích ăn chơi, đua đòi; trẻ sơ sinh nam bị bỏ rơi...
Hầu hết các nạn nhân đều tự nguyện đi theo các đối tượng phạm tội. Một số trường hợp cưỡng ép nạn nhân qua biên giới, nơi mà nạn nhân không biết tiếng, không có quan hệ, không biết đường về...
Ngoài ra có những đối tượng đã lao động hoặc đang sinh sống tại Trung Quốc quay trở lại Việt Nam dụ dỗ, lôi kéo nạn nhân là những người nông dân có thu nhập thấp, kinh tế khó khăn, không có trình độ hiểu biết sang Trung Quốc lao động tại các nhà máy, nông trường với lời hứa kiếm được thu nhập cao.
tq2-1448899960198
Đại uý Lê Anh Quân, Đội trưởng Đội điều tra Hình sự CATP Móng Cái người từng tham gia phá nhiều chuyên án buôn bán trẻ sơ sinh.
Thực tế các nạn nhân này được đưa đi làm các công việc nặng nhọc, vất vả nhưng không được trả lương và không được ăn uống đầy đủ. Sau khi thu hoạch xong vụ mùa hoặc hoàn thành hợp đồng sản xuất, chủ lao động người Trung Quốc báo lực lượng chức năng bắt giữ, trao trả số lao động này về nước với lý do cư trú trái phép.
Qua khai thác thông tin từ các nạn nhân cho thấy có dấu hiệu của việc mua bán người nhằm mục đích lao động khổ sai tại các công, nông trường, nhà máy, xí nghiệp. Do không xác định được đối tượng môi giới, đối tượng chủ mưu lại cư trú tại Trung Quốc nên không xử lý được.
Đọc tiếp…

Số phận trớ trêu của những bé trai nằm trong tay bọn buôn người

08:22 |

Số phận trớ trêu của những bé trai nằm trong tay bọn buôn người

 Sau khi giải cứu các bé trai khỏi tay bọn buôn người, trong hành trình tìm lại tổ ấm cho các bé, cơ quan chức năng đã xác định được mẹ đẻ của 2 bé. Nhưng trớ trêu thay, chính những người mẹ ấy lại là những kẻ chuyên bán trẻ em sang Trung Quốc...


Hành trình tìm tổ ấm!
Cộng, Hoà, Xã, Hội, Chủ, Nghĩa, Việt, Nam, Hùng, Mạnh - đó là 10 cái tên đặc biệt của 10 cháu trai được các chiến sĩ Phòng Cảnh sát Phòng, chống tội phạm mua bán người và tội phạm liên quan trẻ em (Cục Cảnh sát hình sự, Bộ CA), phối hợp với CA Trung Quốc giải cứu thoát khỏi tay bọn buôn bán trẻ em năm 2013.
bc1-1448802194229
10 đứa trẻ được giải thoát từ tay bọn buôn người và được lực lượng chức năng của Trung Quốc bàn giao cho phía Việt Nam. (Trong ảnh là buổi tiếp nhận 10 cháu bé, tại cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc. Ảnh do cơ quan chức năng cung cấp).
Ban đầu các bé cùng có chung 1 cái tên là “Cộng” và tên được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là “Cộng 1”; “Cộng 2”… Sau đó 10 cháu bé được cán bộ của Cục C45 (Bộ CA) đặt tên, lần lượt từ bé đến lớn là Cộng, Hòa, Xã, Hội, Chủ, Nghĩa, Việt, Nam, Hùng, Mạnh với đủ các họ Nguyễn, Phạm, Hoàng, Trần.
Sau khi giải cứu các bé, cơ quan chức năng chưa xác định được địa chỉ, người thân của các bé nên phải gửi tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (tỉnh Quảng Ninh).
bc5-1448802194271
Tổ ấm mới của 10 em nhỏ sau khi thoát khỏi tay bọn buôn người.
 Theo lãnh đạo Trung tâm Bảo trợ cho biết, kể từ tháng 5/2013, khi các cháu được đưa về Trung tâm, các cháu mới chỉ 18 – 28 tháng tuổi và cân nặng chỉ được 5 – 7kg. Sau 2 năm được cán bộ Trung tâm Bảo trợ chăm sóc, giờ các bé đã lớn khôn, đứa bé nhất cũng cân nặng 14 – 15 kg và đều đang được đi học tại trường Mầm non Hoa Hồng ngay gần Trung tâm.
Bà Đỗ Thị Hải Yến, Trưởng phòng Giáo dục dạy nghề của Trung tâm cho biết, qua các kênh thông tin đã có không ít những cặp vợ chồng gọi điện hoặc trực tiếp tìm đến Trung tâm này tìm con. Tuy nhiên tất cả họ đều trở về với nỗi thất vọng.
Bà Hải Yến cho biết: “Thông thường, các cặp cha mẹ thường đối chiếu ngày, tháng, năm sinh, hoặc thời điểm con của họ bị thất lạc so với hồ sơ của bên công an thì tất cả những dữ liệu trên đều không trùng nhau”.
“Các em cần có một mái ấm gia đình, có cha, có mẹ nhưng đến nay cơ quan chức năng cũng chỉ xác định được mẹ đẻ của 2 cháu là "Cộng 1" (tức Nguyễn Văn Cộng) và cháu "Cộng 10" (tức Hoàng Đức Mạnh). Nhưng oái oăm thay, cả 2 người mẹ này đều là tội phạm buôn bán trẻ em”, một cán bộ của Trung tâm cho biết.

bc2-1448802194232
Bé Nguyễn Văn Cộng và phóng viên Dân trí.
Chia sẻ về hoàn cảnh trớ trêu đáng thương của những đứa trẻ này, bà Yến trầm giọng: “Tìm được mẹ đẻ cho các bé, ngỡ là mừng quá rồi. Nhưng buồn thay cả 2 người mẹ này đều là tội phạm buôn bán người, một người mới được trả tự do, một người vẫn đang phải thụ án tại Trung Quốc”.
Theo tài liệu cơ quan chức năng, sau khi Cục Cảnh sát hình sự (Bộ CA) phối hợp với các cơ quan báo chí thông báo tìm người thân cho các cháu, có bà Nguyễn Thị Bình, một trong những đối tượng nằm trong đường dây buôn bán người trở về Việt Nam sau khi được mãn hạn tù tại Trung Quốc, đến Trung tâm để nhận lại cháu “Cộng 1”, tức Nguyễn Văn Cộng.​
Theo kết luận giám định gen ADN của Viện Khoa học hình sự (Bộ CA) xác định, bà Bình và bé Nguyễn Văn Cộng có gen phù hợp 99,99 %. Qua đó cơ quan chức năng khẳng định bà Bình và cháu Cộng là mẹ con ruột.
bc3-1448802194234
"Công 10" tức Hoàng Đức Mạnh cũng có mẹ là thủ phạm buôn bán trẻ em.
Ngoài ra, cơ quan chức năng xác định thêm trường hợp của cháu Hoàng Đức Mạnh, có mẹ là Thiên Trúc Thảo Trâm, nhưng hiện người mẹ này cũng đang nằm trong đường dây buôn bán trẻ em sang Trung Quốc và đang bị thụ án tại Trung Quốc.
Theo cô bảo mẫu Thanh Hà, thời gian vừa rồi, bà Bình cũng đến Trung tâm tìm Cộng với ý định đưa cháu về gia đình. Tuy nhiên do bà Bình không có giấy tờ tuỳ thân nên Trung tâm yêu cầu bà Bình hoàn thiện giấy tờ cũng như các thủ tục pháp lý khác để đón nhận con theo quy định của pháp luật.
Một bảo mẫu ở Trung tâm này chia sẻ, ngày bà Bình đến tìm Cộng, thằng bé tỏ ra khá hờ hững, không gọi là mẹ, cũng không vồ vập.
Theo tìm hiểu, cháu Cộng trước đây từng là nạn nhân của chính đường dây buôn bán trẻ em sang Trung Quốc mà mẹ cháu tham gia. Bởi vậy việc bà Bình nhận cháu Cộng về khiến không ít cán bộ Trung tâm trăn trở, lo lắng. Về với mẹ đẻ mà không ai dám chắc chắn về số phận tương lai của cháu.

bc4-1448802194270
Biết bao giờ các em tìm được tổ ấm?
Theo bà Mai Thị Lan (Giám đốc Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Quảng Ninh): “Các cháu đã được Cục Cảnh sát Hình sự (C45, Bộ CA) xác định không tìm được tung tích gia đình, người thân. Hiện nay, trung tâm đang xin ý kiến Sở Lao Động và Sở Tư Pháp làm thủ tục cho các gia đình nhận con nuôi”.
Đọc tiếp…

Mới bắt đầu mưa rét, người Hà Nội đã... ngán

09:09 |

Mới bắt đầu mưa rét, người Hà Nội đã... ngán

Mấy ngày nay Hà Nội liên tục có mưa, kèm không khí lạnh tràn về khiến cuộc sống người dân có đảo lộn. Các hoạt động buôn bán, giao thông… bị ảnh hưởng lớn.


Dù không mưa lớn, các cơn mưa nhỏ thất thường, liên tục vẫn làm nhiều đường phố bị ngập. Trong ảnh là phố Định Công với làn nước ngập đục ngầu.
Dù không mưa lớn, các cơn mưa nhỏ thất thường, liên tục vẫn làm nhiều đường phố bị ngập. Trong ảnh là phố Định Công với làn nước ngập đục ngầu.

Phố này nổi tiếng về cảnh ngập úng lâu nay, mỗi khi mưa lớn, nơi đây là một trong những vị trí bị ngập đầu tiên của Hà Nội. Tại thời điểm này phố Định Công đang có công trình thi công đường thoát nước ngầm, đoạn đường vốn đã đau khổ nay trông như dòng sông nặng phù sa.
Phố này nổi tiếng về cảnh ngập úng lâu nay, mỗi khi mưa lớn, nơi đây là một trong những vị trí bị ngập đầu tiên của Hà Nội. Tại thời điểm này phố Định Công đang có công trình thi công đường thoát nước ngầm, đoạn đường vốn đã "đau khổ" nay trông như dòng sông nặng phù sa.

Những người làm việc ngoài trời phải mặc áo mưa vướng víu.
Những người làm việc ngoài trời phải mặc áo mưa vướng víu.


Người bán hàng rong cũng ngán ngẩm vì phải che chắn nilon cho đủ mọi món hàng.
Người bán hàng rong cũng ngán ngẩm vì phải che chắn nilon cho đủ mọi món hàng.


Các loại hoa quả được phủ áo mưa bảo vệ dưới cơn mưa.
Các loại hoa quả được phủ áo mưa bảo vệ dưới cơn mưa.


Chiếc áo mưa gần như là vật bất ly thân của người dân khi ra đường trong thời tiết này, song vẫn có rất nhiều người phải mua áo mưa dọc đường trước cơn mưa bất chợt.
Chiếc áo mưa gần như là vật bất ly thân của người dân khi ra đường trong thời tiết này, song vẫn có rất nhiều người phải mua áo mưa dọc đường trước cơn mưa bất chợt.

CSGT vất vả hơn dưới cơn mưa.
CSGT vất vả hơn dưới cơn mưa.




Đợt mưa rét đáng kể từ đầu đông đã khiến người Hà Nội bị ảnh hưởng không nhỏ.
Đợt mưa rét đáng kể từ đầu đông đã khiến người Hà Nội bị ảnh hưởng không nhỏ.

Ngã tư Thái Hà - Tây Sơn thường xuyên ách tắc vào giờ tan tầm, trong cơn mưa, sự khó chịu trong cảnh chờ đợi càng tăng.
Ngã tư Thái Hà - Tây Sơn thường xuyên ách tắc vào giờ tan tầm, trong cơn mưa, sự khó chịu trong cảnh chờ đợi càng tăng.
Đọc tiếp…

Phía sau cái chết bi thương của danh ca đoản mệnh ăn khách nhất Việt Nam

08:39 |

Phía sau cái chết bi thương của danh ca đoản mệnh ăn khách nhất Việt Nam

Chỉ đến khi xuất hiện thông tin về việc có kẻ làm CD lậu tung tin Ngọc Lan qua đời vì bệnh hiểm nghèo hòng bán cho người hâm mộ trục lợi, cô mới cùng chồng xuất hiện để đính chính trên truyền hình.

Ngọc Lan đi tiên phong trong việc làm MV và là ca sĩ được mời thu nhất nhiều nhất lịch sử với hơn 700 bài. Trong thời kỳ đỉnh cao, cô được mời đi lưu diễn liên tục khắp nơi và đã trở thành nữ ca sĩ hàng đầu liên tiếp 4 năm kể từ năm 1987 trong làng ca nhạc của cộng đồng người Việt trên khắp năm châu.
Đáng kể như là chuyến lưu diễn 3 đêm rất thành công của cô tại Sydney và Melbourne, Úc năm 1990. Tại đây, nữ danh ca đã phá kỷ lục vì hơn 8 năm qua chưa có show nào có lượng khán giả đông đảo đến như vậy. Trong hàng chục ngàn khán giả có mặt đã có hơn 1500 người phải đứng xem, trong khi vài trăm còn lại phải ra về vì nơi biểu diễn không còn sức chứa. Ngọc Lan cùng với Bạch Yến là biểu tượng số 1 của ca sĩ Việt hát nhạc Pháp.
Thích đàn ông có lý tưởng sống cao cả
Sự nghiệp đồ sộ là thế nhưng Ngọc Lan đời thường lại là người nhút nhát, cả tin, sống khiêm cung và dễ rung động. “Trời sinh ra trái tim thường thật nhiều xúc động, nhất là trái tim của người nghệ sĩ. Một chút buồn cũng khiến mình buồn, một thoáng vui cũng làm người ta hạnh phúc. Tôi có thể rất vui khi đọc một truyện hay, cũng có thể rơi nước mắt khi xem một cuốn phim. Hoặc tôi đang thấy hạnh phúc vì mua được đôi hoa tai ưng ý” – Ngọc Lan tự nói về mình một cách thành thật, giản dị.
Nói về đàn chị đã khuất, ca sĩ Don Hồ ngậm ngùi cho hay: “Tấm lòng chị Lan dành cho đồng nghiệp anh em nghệ sĩ bọn tôi đều biết. Với tôi, chị Lan đẹp từ giọng hát, nhân dáng đến nhân cách”.
Ca sĩ Ngọc Lan và chồng trong ngày cưới.
Ca sĩ Ngọc Lan và chồng trong ngày cưới.
Khi được hỏi về một hình mẫu đàn ông yêu thích ở Việt Nam, bất ngờ nữ danh ca nhẹ giọng cho biết cô thích nhất nhân vật Dũng trong tác phẩm Đoạn tuyệt của nhà văn Nhất Linh. Cô lý giải: “Tôi tìm thấy ở nhân vật Dũng một người đàn ông sống có mục đích, lý tưởng cao cả. Ngoài tình cảm Dũng dành cho người yêu của mình, anh ta còn có một tình yêu bao la dành cho quê hương, Tổ quốc. Đó là một hình mẫu đàn ông lý tưởng”.
Tuy sống rất tình cảm nhưng đường tình duyên của Ngọc Lan lại lận đận, kém may mắn. Ngay từ mối tình đầu đã khiến cô rơi không ít nước mắt. Điều này lý giải vì sao khán giả luôn thấy Ngọc Lan đẹp nhưng nét đẹp ấy luôn phảng phất nỗi buồn, sự mong manh, cả khi cô cười cũng hiện rõ sự u uẩn. Theo lời MC Kỳ Duyên, chính vì nét buồn đó mà người hâm mộ khắp nơi hay đồng nghiệp đều muốn yêu thương và bảo bọc Ngọc Lan.
“Dù chị Lan đi đâu, không chỉ tôi mà tất cả anh chị em nghệ sĩ đều phải xúm vào lo cho chị ấy. Trong một chuyến bay lúc chị Lan vừa trình diễn xong rất thành công trước hàng ngàn khán giả ái mộ, hai chị em cùng ngồi hàng ghế đầu rất sang trọng nhưng suốt chuyến bay chị ấy chỉ khóc sướt mướt thôi. Chị khóc nhiều đến nỗi có ông tiếp viên phải lấy khăn y tế đưa cho chị ấy và nói: Một người phụ nữ đẹp như cô không nên khóc nhiều như thế", nữ MC gạo cội bồi hồi nhớ lại.
Lời đồn và sự ra đi vĩnh viễn
Cũng theo lời Kỳ Duyên, Ngọc Lan từng bị vướng phải rất nhiều tin đồn thất thiệt từ khán giả, đồng nghiệp do ít giao du nhiều với mọi người. Nhất là trong quãng thời gian cuối đời, khi bệnh tình ngày một nặng hơn khiến cô không đi hát được nữa. Những tin đồn lại càng dấy lên mạnh mẽ hơn. Họ đồn cô tự tử vì thất tình, đã mang bầu, sanh con; bị tê liệt cả người, bị chơi ngải nên tâm thần bất ổn. Nhưng cũng vì tính cách nhút nhát, chưa bao giờ người ta thấy Ngọc Lan đứng ra đính chính gì cho mình. Chỉ đến khi xuất hiện thông tin về việc có kẻ làm CD lậu tung tin Ngọc Lan qua đời vì bệnh hiểm nghèo hòng bán cho người hâm mộ trục lợi, cô mới cùng chồng xuất hiện để đính chính trên truyền hình.
Hình ảnh cuối cùng của nữ ca sĩ Ngọc Lan.
Hình ảnh cuối cùng của nữ ca sĩ Ngọc Lan.
Nói về những lời đồn, Ngọc Lan tâm sự: “Nếu bảo là buồn thì mặt tôi từ bé đã buồn như vậy, đến nỗi bị mẹ gọi là 'mặt như đưa đám ma' (cười) nên nhìn chắc cũng chẳng khác gì đâu. Những lời đồn đại thì rất nhiều, nhất là trong khoảng 1 2 năm trở lại đây thôi, mà lời đồn thì có bao giờ tốt đâu. Tôi cũng buồn lắm nhưng biết sao bây giờ. Đã bước chân vào nghề hát thì phải chấp nhận thôi”.
Năm 1993, Ngọc Lan đột ngột giã từ sân khấu. Một năm sau, cô xuất hiện trở lại với tình trạng thị lực bị sút giảm trầm trọng. Cũng trong năm đó, cô kết hôn với nhạc sĩ Kevin Khoa. Năm 1996, trong một lần quay video cho trung tâm Isa ở Toronto trước 10.000 khán giả, Ngọc Lan đã phải cần người nắm tay đưa lên sân khấu nhưng lúc đó cô vẫn chưa biết mình mắc bệnh gì. Lúc đó Ngọc Lan đã khá yếu, ăn rất ít nên cô cố gắng tập thể dục thật nhiều.
“Một buổi sáng thức dậy, tôi không còn nhìn thấy gì nữa”. Cô bị giảm thị lực do biến chứng của căn bệnh đa thần kinh hóa sợi. Vào năm 1998, Ngọc Lan xuất hiện với vẻ mệt mỏi, đượm buồn. Cô mặc chiếc áo dài đen bình dị, không mang một món trang sức nào và hát một cách xuất thần khiến cả khán phòng nín thở lắng nghe, xúc động. Đó hình ảnh cuối cùng của Ngọc Lan trên sân khấu ca nhạc.
Bia mộ của Ngọc Lan.
Bia mộ của Ngọc Lan.
Sau một thời gian dài bị căn bệnh hiểm nghèo hành hạ, Ngọc Lan trút hơi thở cuối cùng vào ngày 6/3/2001. Tang lễ của Ngọc Lan được cử hành sau đó 4 ngày. Ngay cả khi mất, cô vẫn giành được sự ưu ái to lớn của người hâm mộ. Hàng ngàn người đã phủ kín bên ngoài lẫn trong Thánh đường Thánh Linh ở Fountain Valley, rồi cùng tiễn giọng ca bạc mệnh đến nghĩa trang Chúa Chiên Lành ở Huntington Beach.
Đọc tiếp…

Đường Hồ Chí Minh kêu cứu: Vừa ra quân xử lý, Cục quản lý đường bộ đã gặp khó!

08:30 |

Đường Hồ Chí Minh kêu cứu: Vừa ra quân xử lý, Cục quản lý đường bộ đã gặp khó!

 Sau khi Dân trí nêu thực trạng tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua Hà Tĩnh bị người dân ngang nhiên chiếm dụng, "băm nát", một tổ công tác của Cục quản lý đường bộ II (Bộ GTVT) cùng chính quyền địa phương đã tiến hành ngay đợt thanh kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên, vừa ra quân, đơn vị này đã bị người dân ngăn cản.Người dân ngăn cản Chi cục Quản lí đường bộ đóng tại tường hộ lan bị tháo gỡ trái phép.

Quyết liệt ngăn cản vì bị chặn mất đường sống?
Sáng ngày 14/11, thực hiện chỉ đạo của Cục QLĐB II (Bộ GTVT) về việc xử lý dứt điểm hành vi phá bỏ tường hộ lan, chiếm dụng hàng lang an toàn giao thông trên tuyến đường Hồ Chí Minh mà Dân trí phản ánh, Chi cục QLĐB II (quản lý Quốc lộ địa phận tỉnh Hà Tĩnh) đã tiến hành đợt tuần tra, xử lý vấn đề báo nêu.
Cán bộ Chi cục QLĐB II kiểm tra một bãi tập kết vật liệu chiếm dụng hành lang ATGT tuyến đường HCM địa phận xã Phúc Đồng.
Cán bộ Chi cục QLĐB II kiểm tra một bãi tập kết vật liệu chiếm dụng hành lang ATGT tuyến đường HCM địa phận xã Phúc Đồng.
Tại địa phận xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê, địa phương có nhiều hộ dân chiếm dụng, phá bỏ tường hộ lan trên tuyến đường Hồ Chí Minh, Chi cục QLĐB II đã cùng lãnh đạo xã này tiến hành kiểm tra thực tế, lập biên bản xử lí đối với một số hộ dân.
Hàng loạt sai phạm của một số hộ dân tại đây trong việc “xẻo thịt” hành lang đường Hồ Chí Minh đã được Chi cục QLĐB II làm rõ. Các hành vi sai phạm bao gồm, phá bỏ tường hộ lan, chiếm dụng hành lang đường để làm bãi tập kết kinh doanh vật liệu xây dựng, mặt bằng bãi tập kết cao hơn mặt đường ảnh hưởng đến việc thoát nước, gây nguy cơ tai nạn giao thông. Chi cục QLĐB 2 còn phát hiện thanh tường hộ lan bị phá bỏ trong nhà của người dân.
Đoàn cùng với chính quyền địa phương đã lập biên bản xử lý, đồng thời ra quân tiến hành ngay việc rào chắn lại các điểm tường hộ lan người dân tự ý tháo gỡ. Mặc dù vậy, việc xử lý những sai phạm nói trên của Chi cục QLĐB II đã gặp nhiều khó khăn khi người dân tiến hành cản trở, không cho đoàn đóng lại các điểm tự ý tháo gỡ này.
Thanh tra giao thông phát hiện một thanh lượn sóng trên tường hộ lan trong nhà người dân
Thanh tra giao thông phát hiện một thanh lượn sóng trên tường hộ lan trong nhà người dân
Trường hợp ông Đặng Duy Toàn, xóm 8, xã Phúc Đồng là một ví dụ điển hình. Khi đoàn công tác Chi cục QLĐB II và chính quyền xã Phúc Đồng tiến hành đóng lại khoảng tường hộ lan có độ dài 6m mà gia đình ông Toàn tự ý mở mà không được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền, ông này đã ra sức ngăn cản. Ông Toàn nêu lí lẽ, phần hành lang mà ông chiếm dụng làm mặt bằng buôn bán VLXD vốn là đất vườn nhà ông, việc mở một khoảng tường hộ lan là hợp lí, vì nếu đóng rào chắn (tường hộ lan) như thế là chặn mất đường sống của gian đình ông?
Khi đại diện Chi cục QLĐB II đưa ra các văn bản chỉ rõ sai phạm, bị đuối lí, ông Toàn lại “cù nhầy” bằng lí lẽ, trên tuyến này từ La Khê (Quảng Bình) ra đây (xã Phúc Đồng) có mấy chục điểm sai phạm, đoàn công tác xử lí hết thì gia đình ông sẽ chấp hành!
Vòng vo, đuối lí, người đàn ông này cù nhầy” bằng lí lẽ, trên tuyến này từ La Khê (Quảng Bình) ra đây (xã Phúc Đồng) có mấy chục điểm sai phạm, đoàn công tác xử lí hết thì gia đình ông sẽ chấp hành!
Vòng vo, đuối lí, người đàn ông này "cù nhầy” bằng lí lẽ, trên tuyến này từ La Khê (Quảng Bình) ra đây (xã Phúc Đồng) có mấy chục điểm sai phạm, đoàn công tác xử lí hết thì gia đình ông sẽ chấp hành!
Trước sự quyết liệt của Toàn, Chi cục QLĐB II và lãnh đạo xã Phúc Đồng đã phải lập biên bản buộc gia đình ông Toàn ký văn bản, đảm bảo nguyên trạng, không được mở rộng, tháo gỡ tường hộ lan; ngay trong ngày phải huy động máy móc, nhân lực hạ thấp ngay mặt bằng bãi tập kết đảm bảo thoát nước.
Chi cục QLĐB II, chính quyền xã Phúc Đồng lập biên bản buộc ông Toàn phải hạ thấp mặt bằng bãi vật liệu.
Chi cục QLĐB II, chính quyền xã Phúc Đồng lập biên bản buộc ông Toàn phải hạ thấp mặt bằng bãi vật liệu.
Theo một cán bộ trong đoàn công tác nói trên thông tin, đây không phải là lần đầu người dân trên tuyến đường Hồ Chí Minh phản ứng, chống đối quyết liệt đơn vị quản lý xử lí việc lấn chiếm hành lang ATGT đường bộ. “Nhiều vị trí mở tường hộ lan để làm lối vào nhà (như bài báo đưa tin), trong quá trình đơn vị xử lý đóng lại đã bị người dân chống đối quyết liệt, thậm chí hành hung cả cán bộ quản lý đường bộ, cũng như chính quyền địa phương; đóng được hôm nay thì ngày mai các hộ dân lại tự ý tháo ra” – vị cán bộ này cho hay.
Kết quả xử lí của địa phương không cao?
Trong khi Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hà Tĩnh Bùi Đức Đại nói rằng, việc hành lang an toàn giao thông trên tuyến đường Hồ Chí Minh bị chiếm dụng lỗi trước hết thuộc về đơn vị quản lý (Cục QLĐB 2), sau đó là địa phương; thì trong văn bản gửi cho PV Dân trí, ông Võ Trường Giang – Chi cục Trưởng Chi cục QLĐB II, người đứng đầu chuyến kiểm tra, xử lí nói trên cho hay, đơn vị đã làm hết sức, còn kết quả xử lí của địa phương không cao?
Trong văn bản gửi cấp trên (chuyển tiếp cho PV Dân trí), ông Võ Trường Giang nói rằng, chính quyền các địa phương tại Hà Tĩnh xử lí không hiệu quả tình trạng lấn chiếm hành lang ATGT trên tuyến đường HCM.
Trong văn bản gửi cấp trên (chuyển tiếp cho PV Dân trí), ông Võ Trường Giang nói rằng, chính quyền các địa phương tại Hà Tĩnh xử lí không hiệu quả tình trạng lấn chiếm hành lang ATGT trên tuyến đường HCM.

Theo ông Giang, năm 2014 Chi cục QLĐB II đã phối hợp với địa phương lập biên bản xử lý 22 trường hợp vi phạm hành lang ATGT tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua Hà Tĩnh), trong đó huyện Hương Khê 15 trường hợp, huyện Hương Sơn 3 trường hợp và huyện Vũ Quang 4 trường hợp. Và từ đầu năm 2015 đến nay, đơn vị cùng các địa phương lập biên bản xử thêm 31 trường hợp.
“Hầu hết các trường hợp vi phạm đơn vị chúng tôi đều chuyển chính quyền địa phương (xã, huyện) xử lý, vì liên quan đến việc cấp đất cho các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, qua kiểm tra, rà soát của Chi cục, kết quả xử lý của địa phương là không cao” – ông Giang cho hay.
Theo ông Giang, nguyên nhân là do địa phương đã cấp đất cho các hộ dân nhưng không có kinh phí để làm đường gom nên việc san lấp mặt bằng trong hành lang đường bộ ra sát Quốc lộ để làm đường vào nhà là không thể tránh khỏi. Đặc biệt, nhiều hộ dân có đất thổ cư từ trước khi có đường Hồ Chí Minh mà chưa được đền bù, nên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ra sát mép đường. Đây là thực trạng ở đường Hồ Chí Minh nói riêng và các Quốc lộ trên địa bàn Hà Tĩnh nói chung.
Đọc tiếp…

Phó Thủ tướng: Thứ trưởng tăng do yêu cầu công tác cán bộ

09:48 |

Phó Thủ tướng: Thứ trưởng tăng do yêu cầu công tác cán bộ!

 “Tổng số cán bộ cấp Thứ trưởng cơ bản không tăng so với đầu nhiệm kỳ. Một số cơ quan tăng do sắp xếp tổ chức Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và yêu cầu của công tác cán bộ. Gần đây Bộ Chính trị điều động một số đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng về các Bộ, ngành”, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Sáng nay 16/11, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015.
Trong lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, các nội dung giám sát và chất vấn tập trung vào quản lý và sử dụng vốn đầu tư công, ODA, vay ưu đãi, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, thu hút vốn đầu tư dưới hình thức đối tác công tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và tái cơ cấu kinh tế.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội
Chính phủ, các Bộ, ngành tiếp tục tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật. Triển khai thực hiện Luật Đầu tư công. Tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn. Bố trí vốn tập trung, khắc phục một bước tình trạng phân tán, dàn trải. Rà soát, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình, dự án quan trọng. Xác định rõ nguồn và khả năng cân đối vốn trước khi quyết định đầu tư.
Quản lý chặt chẽ vốn chương trình mục tiêu quốc gia, tập trung cho các nhiệm vụ thật sự cần thiết, tạo điều kiện cho các Bộ, ngành địa phương chủ động bố trí vốn, bảo đảm hiệu quả. Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp này về tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 và kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020.
Theo Phó Thủ tướng, việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư công ở một số nơi còn chưa nghiêm. Vẫn còn tình trạng điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư. Tình trạng chậm tiến độ, nợ đọng xây dựng cơ bản ở một số nơi khắc phục chậm. Hiệu quả đầu tư công chưa cao. Thu hút các nguồn vốn ngoài nhà nước tham gia vào đầu tư phát triển chưa thật hiệu quả. Nguồn vốn đối ứng cho các dự án ODA và vay ưu đãi còn hạn hẹp. Thu hút đầu tư xã hội và đầu tư nước ngoài vào cơ sở hạ tầng chưa nhiều. Tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm.
Lĩnh vực nội vụ, nội dung chất vấn tập trung vào tổ chức bộ máy biên chế, số lượng cấp phó, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức và công tác cải cách hành chính. Phó Thủ tương cho biết, việc tổ chức, bộ máy cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương được sắp xếp, kiện toàn, cơ bản phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Cơ quan chuyên môn ở địa phương được giữ ổn định. Triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Tổng số cán bộ cấp Thứ trưởng cơ bản không tăng so với đầu nhiệm kỳ. Một số cơ quan tăng do sắp xếp tổ chức Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và yêu cầu của công tác cán bộ. Gần đây Bộ Chính trị điều động một số đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng về các Bộ, ngành.
"Việc tăng số lượng cấp phó các đơn vị thuộc một số bộ, ngành chủ yếu do sắp xếp, hợp nhất tổ chức bộ máy nội bộ đối với những lĩnh vực có phạm vi, đối tượng quản lý rộng. Số lượng cấp phó ở các Bộ, ngành và địa phương sẽ giảm trong quá trình thực hiện Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương", Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Theo Phó Thủ tướng, hiện nay việc tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo. Việc đổi mới chế độ công vụ, công chức còn chậm; tinh giản biên chế còn khó khăn. Chất lượng của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu. Thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực còn rườm rà. Ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử còn chậm.
Trong lĩnh vực tài chính, các nội dung giám sát và chất vấn tập trung vào việc quản lý giá, thực hiện lộ trình giá thị trường, tái cấu trúc và phát triển thị trường chứng khoán, bảo hiểm, chống thất thu, bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước và quản lý nợ công. Trong lĩnh vực này, cân đối ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, cơ cấu chưa hợp lý, chi thường xuyên lớn, bội chi còn cao.
Ngoài ra việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước ở một số bộ ngành, địa phương còn chưa chặt chẽ. Còn tình trạng thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá và lãng phí trong chi ngân sách nhà nước. Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn. Việc sử dụng các khoản vay do Chính phủ bảo lãnh và vay của chính quyền địa phương ở một số dự án hiệu quả còn thấp. Việc thực hiện lộ trình giá thị trường các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu nhìn chung còn chậm.
Lĩnh vực ngân hàng, nội dung chất vấn tập trung vào điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, quản lý, kinh doanh vàng, ngoại tệ, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.
Theo Phó Thủ tướng, việc điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa. Điều chỉnh giảm lãi suất phù hợp với diễn biến vĩ mô và lạm phát; mặt bằng lãi suất hiện nay bằng khoảng 40% so với năm 2011. Thị trường tiền tệ dần ổn định, thanh khoản của nền kinh tế và toàn hệ thống được cải thiện. Điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt, ổn định thị trường ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối. Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2014 tăng 12,6%/năm; dự kiến năm 2015 tăng khoảng 17%.
Triển khai 20 chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, học sinh sinh viên, hộ gia đình sản xuất kinh doanh ở vùng khó khăn... và một số các chương trình, dự án do các tổ chức nước ngoài, địa phương ủy thác. Từ năm 2011 đến tháng 9/2015, tổng doanh số cho vay đạt trên 171 nghìn tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay trên 137 nghìn tỷ đồng với hơn 8 triệu khách hàng.
Hoàn thiện pháp luật về kinh doanh vàng; tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm. Tình trạng “vàng hóa” trong nền kinh tế từng bước được ngăn chặn; biến động của giá vàng không ảnh hưởng nhiều đến ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối và kinh tế vĩ mô. Quan hệ huy động, cho vay vốn bằng vàng đã cơ bản chuyển sang quan hệ mua, bán.
Tập trung triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). Tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo, cổ đông/nhóm cổ đông lớn, thao túng, chi phối trong hệ thống các TCTD về cơ bản đã được xử lý và kiểm soát. Đẩy mạnh sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên nguyên tắc tự nguyện; giảm 17 tổ chức và 02 chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang trong quá trình thanh lý. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế có đánh giá tích cực về việc cơ cấu lại các TCTD của Việt Nam.
Thực hiện quyết liệt Đề án xử lý nợ xấu của các TCTD; tăng cường thu hồi, cơ cấu lại, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro của TCTD; phát huy vai trò của VAMC; nợ xấu đã được kiểm soát, đến cuối tháng 9/2015 còn 2,93% . Năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động của các TCTD được nâng lên, bảo đảm an toàn hệ thống.
Tuy nhiên, việc cơ cấu lại một số ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém và xử lý nợ xấu còn khó khăn. Còn một số vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động tín dụng, ngân hàng. Việc tiếp cận vốn tín dụng, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khó khăn. Chất lượng tín dụng, quản trị và dịch vụ ngân hàng còn phải tiếp tục cải thiện và tăng cường ngày càng phù hợp hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Đọc tiếp…

Truy trách nhiệm vụ sập nhà Pháp cổ làm 2 người chết

08:58 |

Truy trách nhiệm vụ sập nhà Pháp cổ làm 2 người chết

 Theo ông Trần Việt Trung - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phải chịu trách nhiệm giải quyết vụ sập nhà Pháp cổ theo quy định của pháp luật và trách nhiệm của chủ quản lý sử dụng công trình.

Chiều ngày 22/9, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Trần Việt Trung gửi báo cáo nhanh lên UBND TP Hà Nội về sự cố sập nhà ở 107 Trần Hưng Đạo làm 2 người tử vong và nhiều người bị thương. Báo cáo còn cho biết rõ nguồn gốc và quá trình quản lý, sử dụng tòa nhà Pháp cổ này từ năm 1955 đến nay.
Hơn 60 hộ dân sống trong khu nhà 107
Báo cáo nhanh Sở Xây dựng gửi UBND TP Hà Nội chỉ rõ, nhà 107 phố Trần Hưng Đạo có nguồn gốc là nhà vắng chủ được Nhà nước đã quản lý. Từ năm 1955, Tổng cục Đường sắt tiếp nhận, quản lý và khai thác ổn định khu vực Ga Hàng Cỏ (trong đó có khu nhà 107 phố Trần Hưng Đạo). Hiện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đang trực tiếp quản lý, sử dụng ngôi nhà này.
Khối nhà ở giữa được xây dựng từ thời Pháp bị sập vào buổi trưa ngày 22/9 (Ảnh Nguyễn Dương)
Khối nhà ở giữa được xây dựng từ thời Pháp bị sập vào buổi trưa ngày 22/9 (Ảnh Nguyễn Dương)
Đại diện Sở Xây dựng cho biết, khu nhà 107 Trần Hưng Đạo do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam quản lý có khối nhà chính được xây dựng từ thời Pháp có 2 tầng nổi và 1 tầng hầm với diện tích xây dựng 643m2. Khối nhà chính hiện nay được bố trí là trụ sở làm việc của Ban Quản lý dự án Đường sắt khu vực 1.
Bên cạnh khối nhà chính còn có 2 dãy nhà 2 tầng khung ray (tách biệt khối nhà chính) và 1 dãy nhà cấp 4 phía sau. Khu nhà này được Tổng Cục Đường sắt xây dựng tạm từ những năm 1970, diện tích xây dựng 907m2, diện tích sàn xây dựng là 1.323m2. Do gặp khó khăn về nhà ở cho cán bộ, công nhân viên nên đơn vị này đã ký hợp đồng thuê nhà ở cho 62 hộ dân tại nhà 107 phố Trần Hưng Đạo.
Trên cơ sở ý kiến của UBND TP Hà Nội từ năm 2013, Bộ Tài chính đã có văn bản thống nhất giữ lại cơ sở nhà đất tại 107 Trần Hưng Đạo để tiếp tục sử dụng làm trụ sở làm việc theo quy hoạch. Qua đó đề nghị Tổng Công ty Đường sắt phải di dời, chấm dứt việc cho thuê tại cơ sở nhà đất để quản lý, sử dụng theo đúng quy định.
Giám định công trình tìm nguyên nhân sập nhà
Báo cáo Sở Xây dựng cũng nhắc lại, vào khoảng 12g45 ngày 22/9, tầng 2 khối nhà ở giữa ở 107 Trần Hưng Đạo được xây từ thời Pháp bị sập. Khối nhà bị sập đã làm rơi một khối lượng lớn bê tông, gạch đá… sang ngõ đi chung bên cạnh. Sự cố xảy ra đã làm 2 người chết và nhiều người khác bị thương.
Về nguyên nhân dẫn đến sự cố Sở Xây dựng cho biết, các cơ quan chuyên môn sẽ tổ chức giám định nguyên nhân theo quy định pháp luật. Cụ thể Sở Xây dựng đề nghị giao Viện Khoa học công nghệ và Kinh tế Xây dựng Hà Nội tổ chức giám định, xác định nguyên nhân sự cố, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến công trình và các công trình liền kề, báo cáo UBND Thành phố để chỉ đạo, giải quyết.
Trong tích tắc ngôi nhà biến thành đống gạch vụn (Ảnh Nguyễn Dương)
Trong tích tắc ngôi nhà biến thành đống gạch vụn (Ảnh Nguyễn Dương)
Ngoài ra, Sở Xây dựng đề nghị thành phố và các đơn vị như quận Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam khẩn trương kiểm tra, di chuyển các hộ dân trong khu vực nguy hiểm, phong tỏa khu vực nguy hiểm, tổ chức chống đỡ không để công trình tiếp tục sập đổ và xảy ra thiệt hại về người và tài sản.
Ông Trần Việt Trung cho biết, hiện nay, Sở Xây dựng đã chuẩn bị quỹ nhà 40 căn tại CT1 Khu đô thị Định Công, đề nghị UBND Thành phố chấp thuận để bố trí cho các hộ dân tại 107 Trần Hưng Đạo tạm cư.
Theo Sở Xây dựng thì Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc giải quyết, khắc phục và xử lý sự cố, chịu trách nhiệm giải quyết sự cố công trình theo quy định của pháp luật, theo trách nhiệm của chủ quản lý sử dụng công trình.
Đọc tiếp…

Những “thần chết” mang tên cần cẩu

08:59 |

Những “thần chết” mang tên cần cẩu

 Thời gian qua ở ĐBSCL liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn lao động vô cùng thương tâm, nhất là vụ sập cần cẩu tại cầu Hồng Ngự 2 làm 3 mẹ con chết thảm. Mới đây trong 25/8 lại xảy ra 2 hai vụ sập cần cẩu làm 3 công nhân tử vong.

Khi “thần chết” mang tên cần cẩu
Người dân ĐBSCL chưa hết bàng hoàng, đau xót sau vụ 3 mẹ con chị Cao Tường Vân (SN 1984, ngụ thị xã Hồng Ngự) tử vong do cần cầu đổ đè vào xảy ra ngày 5/5/2015.
Như tin đã đưa, khoảng 7 giờ ngày 5/5, chị Vân điều khiển xe mô tô chở 2 con là cháu Trần Cao Công Danh (SN 2010) và cháu Trần Ngọc Thảo Vy (17 tháng tuổi), khi lưu thông đến công trình thi công cầu Hồng Ngự 2 thì bất ngờ bị cần cẩu đè trúng, khiến cả 3 mẹ con tử vong.

hn1-9cc1c
Hiện trường vụ sập cần cẩu vào ngày 5/5/2015 tại công trình cầu Hồng Ngự 2 làm ba mẹ con chị Cao Tường Vân chết thảm
Chồng chị Vân là anh Trần Đình Trọng quê ở phường 1, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Sau khi lấy nhau, vợ chồng anh chị về TP Sa Đéc sinh sống một thời gian. Mấy năm gần đây, vợ chồng anh về quê chị ở phường An Lộc, thị xã Hồng Ngự để thuê ao nuôi cá.
Qua nhiều vụ nuôi, tuy không giàu có nhưng kinh tế gia đình anh chị đã tạm ổn. Kinh tế khá giả, 2 con khỏe mạnh ngoan ngoãn, anh chị đang ấp ủ rất nhiều dự tính cho tương lai. Vậy mà chiếc cần cẩu oan nghiệt đã lấy đi tất cả.
Thướng tiếc đứa con gái và hai đứa cháu ngoại vắn số, ông Cao Văn Liêm - cha ruột của chị Vân xúc động nói: “Hàng ngày, gia đình cái Vân hay dẫn mấy đứa cháu vô nhà tôi chơi, từ đây về sau tôi vĩnh viễn không còn gặp lại chúng nó nữa. Vụ việc này, thuộc về trách nhiệm của đơn vị thi công công trình không đảm bảo an toàn cho người dân qua lại gần nơi công trình. Đang thi công trước đường giao thông mà không có rào chắn, không chặn xe thì trách niệm thuộc về phía công ty”.

Người dân đến viếng, không khỏi đau lòng khi nhìn 3 cái quan tài của ba mẹ con chị Vân đột ngột qua đời vì sự tắc trách của đơn vị thi công.
Chiếc cần cẩu oan nghiệt đã cùng lúc lấy đi sinh mạng của cả 3 mẹ con.
Tai nạn lao động liên quan đến sập cần cẩu làm 3 mẹ con chị Vân tử vong vừa nguôi ngoai thì trưa ngày 25/8 tại công trình cầu Cống Mới (trên Quốc lộ 91, khu vực Tân Phước, phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ), chiếc cần cẩu đang thi công bất ngờ gãy rồi đổ sập xuống, đè bẹp ông Châu Văn Dũng (SN 1974, ngụ ấp Mỹ Lợi C, xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) làm ông Dũng tử vong tại chỗ.
Cũng trong ngày 25/8, khoảng 16 giờ chiều tại Công ty Việt Thắng, thuộc khu công nghiệp C (TP Sa Đéc) đã xảy ra một vụ sập cần cẩu làm 2 công nhân chết sau khi được đưa đi cấp cứu. Nạn nhân là Hồ Hoàng Vũ (SN 1978, ngụ xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò) chết tại chỗ và nạn nhân Đinh Khắc Vương (SN 1993, ngụ xã Pơng Drang, huyện Krông Búk, tỉnh Đắc Lắc) bị tử vong tại bệnh viện.
Theo thông tin ban đầu, Công ty Cổ phần xây dựng Nam Á đang thi công bờ kè sông cho Công ty Việt Thắng. Trong lúc sử dụng cần cẩu để ép các cọc bê tông thì cần cẩu bị cong và đổ trúng 2 công nhân nói trên.
Tiếng chuông cảnh báo
Cũng liên quan đến tai nạn lao động sập cần cẩu, vào khoảng 8 giờ 30 phút ngày 18/5/2015 một chiếc cần cẩu đang thi công tại công trình cầu đi bộ nối Bến Ninh Kiều qua cồn Cái Khế (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) bất ngờ đổ sập. Rất may trong vụ tai nạn này không công nhân nào thương vong. Tuy nhiên có một điều lạ là trước khi cần cẩu đổ sập, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra và đơn vị thi công không đưa ra một giấy tờ nào cần thiết như: giấy phép thi công, phương án đảm bảo an toàn giao thông, bằng cấp chứng chỉ chuyên môn của người điều khiển phương tiện; các phương tiện không được đăng ký, đăng kiểm theo qui định…
Xét thấy công trình không đảm bảo an toàn trong lao động, cơ quan chức năng (PC68 – Cảnh sát giao thông đường thủy TP Cần Thơ) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; lập biên bản yêu cầu đơn vị tạm ngừng việc thi công, tuy nhiên đơn vị vẫn tổ chức thi công và đã xảy ra vụ tai nạn nêu trên.
Sau vụ tai nạn, dư luận đặt câu hỏi: Phía sau đơn vị thi công này có ai "chống lưng" không mà dám làm liều như vậy?

7-6bb2b
Trong ngày 25/8 tại Cần Thơ, Đồng Tháp liên tiếp xảy ra hai vụ sập cần cầu làm 3 công nhân tử vong (hiện trường tai nạn ở Đồng Tháp làm 2 công nhân tử vong)
Đối với công trình thi công cầu Hồng Ngự 2, sau vụ tai nạn xảy ra, nhiều người dân địa phương phản ánh độ an toàn của thiết bị, cách thức thi công công trình chưa quan tâm đến người dân. Ông Trịnh Đ.C. – một người dân địa phương chứng kiến vụ việc mẹ con chị Vân bị cần cẩu đè chết, bức xúc chia sẻ: “Tôi cũng như mọi người dân sống ở đây thấy rằng công trình thi công không an toàn, nhất là lúc thi công mà không có người báo hiệu cho người đi đường dừng xe lại là quá xem nhẹ tính mạng người dân”.
Theo kết quả điều tra bước đầu của cơ quan chức năng, khoảng 7 giờ 45 phút ngày 5/5/2015, đối tượng Huỳnh (tài xế lái cần cẩu làm 3 mẹ con chị Vân tử vong) trực tiếp điều khiển cần cẩu, cẩu bồn chứa xi măng từ trên giá đỡ xuống đất. Trước khi điều khiển cần cẩu, Huỳnh có phân công 3 người khác hỗ trợ cảnh giới.
Tuy nhiên, trong khi không có ai cảnh giới, canh đường, Huỳnh vẫn vận hành cần cẩu và bất ngờ gây ra tai nạn thảm khốc trên.

2015528162848-1459e
Ngày nay, khi tuyến quốc lộ 91 được nâng cấp, hình ảnh những chiếc cần cẩu hoạt động như thế này không phải hiếm. Người dân đang lo vấn đề "sức khỏe" của các cần cầu được chăm sóc như thế nào?
Ngoài ra, cơ quan điều tra còn thông tin, trong 3 yêu cầu của một tài xế vận hành xe cẩu thì tài xế Huỳnh chỉ đáp ứng một điều kiện là có đào tạo chuyên môn, còn chứng chỉ huấn luyện an toàn về vận hành phương tiện và văn bản chỉ định là người vận hành thì tài xế Huỳnh không có.
Ông Nguyễn Văn Hai – ngụ quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ ngán ngẩm nói: Tôi làm công việc bán hàng phải đi qua nhiều địa phương và trên đường đi thấy nhiều công trình xây dựng, như: cầu, đường, nhà cửa… thấy cần cẩu hú ga, hoạt động sát người đi đường mà chẳng có người cảnh báo. Còn rào chắn công trình thì chỉ vỏn vẹn trong phạm vi công trình do vậy các cần cầu thường vươn cần ra xa 5 -7m so với rào chắn, do vậy, nếu xảy ra sự cố thì làm sao người dân thoát khỏi án tử? Nói thật khi thấy những trường hợp như vậy, tôi dừng xe lại và chờ cho chiếc cần cẩu quay sang nơi khác mới dám lưu thông!".
Liên quan đến vụ tai nạn tại công trình cầu Hồng Ngự 2, ông Bùi Thành Nhơn – Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp - nêu bất cập trong công tác quản lý: Tại Đồng Tháp hiện nay có nhiều công trình do bộ làm chủ đầu tư, do vậy việc thanh tra, kiểm tra đối với địa phương cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên, để giảm tối thiểu rủi ro cho người lao động trong thời gian tới Sở sẽ tiếp tục siết chặt công tác quản lí, kiểm tra vấn đề an toàn lao động tại các công trình. Nhưng để công việc này đạt hiệu qua cao, giảm rủi ro cho đơn vị, công nhân thì rất mong các đoàn thể ban ngành, nhất là đơn vị sử dụng lao động nghiêm túc thực hiện nội quy lao động, phải đặt vấn đề an toàn cho người lao động lên hàng đầu thì những vụ tai nạn lao động không đáng có mới giảm được.
Và như thường lệ sau những vụ tai nạn lao động xảy ra, cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn. Nhưng rất ít vụ tai nạn lao động được xử lí tới nơi tới chốn, nhất là về trách nhiệm của đơn vị chủ đầu tư, đơn vị thi công và cả cơ quan quản lí nhà nước có liên quan.

Đọc tiếp…