Sau sinh sợ gần gũi Chồng

15:40 |

Chị em sau sinh nở thường sợ yêu và tìm mọi lý do để khước từ “chuyện ấy” khi chồng có nhu cầu.

Chuyện “yêu” sau sinh là vấn đề khiến rất nhiều cặp đôi đau đầu đặc biệt là những bà mẹ trẻ. Họ không giải thích được tại sao chỉ sau ca sinh nở, ham muốn “yêu” của mình lại “xuống dốc không phanh” thế. Quanh vấn đề tế nhị này cũng có bao chuyện dở khóc dở cười. Có cách nào để giúp họ không?

Tìm mọi lý do để hoãn “yêu”

Dù đã sinh con đến 8 tháng nhưng chị Phương Anh (Đông Anh, Hà Nội) kể vẫn chẳng mặn mà gì chuyện chăn gối vợ chồng. “Sau khi sinh Nhím, tôi được mẹ chồng nhắc nhở phải kiêng yêu đến 3 tháng 10 ngày. Nói thật lúc đó tôi mừng thầm trong bụng vì có lý do chính đáng để từ chối chồng. Những tưởng sau 3 tháng ở cữ đó, thì mình sẽ “nhớ chuyện ấy” lắm lắm, thế mà đâu ngờ, bây giờ đã 8 tháng sau sinh tôi vẫn chẳng tìm lại được hứng thú. Hồi mang bầu, tôi bị nghén ngẩm suốt, lại bị dọa sảy thai nên kiêng hoàn toàn chuyện ấy. Không biết có phải vì kiêng “yêu” lâu quá nên tôi mất hứng thú không?”, chị chia sẻ.

Cứ mỗi lần chồng lân la muốn âu yếm vợ là chị tìm mọi lý do để từ chối. Lúc thì bảo mệt, lúc thì lấy con ra để chồng quên chuyện đó, lúc lại viện cớ bận việc nọ việc kia… “Tôi rất lo đến một ngày chồng lại tìm niềm vui ở người phụ nữ khác thì khổ. Biết thế nhưng không làm cách nào để chiều chồng được.”, chị buồn rầu chia sẻ.
Sau sinh sợ gần gũi Chồng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em mất cảm hứng yêu sau sinh nở. 

Cùng chung tâm trạng với chị Phương Anh, nhưng chị Hà (Thanh Xuân, Hà Nội) còn chịu hậu quả nặng nề hơn. Chị nói: “Số mình vất vả lắm, đẻ phải đứa con khó nuôi vô cùng. Bé khóc suốt 3 tháng 10 ngày, rồi rất hay chơi đêm và bện mẹ thế nên cả ngày mình chỉ quanh quẩn với con. Cũng vì vậy mà suốt mấy tháng sau sinh mình bỏ bẵng chồng, chẳng quan tâm gì đến anh ấy. Có buổi tối, khi vừa đi ngủ thấy chồng “vòi vĩnh” chuyện ấy là mình cáu ầm lên. Dù biết rằng chồng chẳng có lỗi gì nhưng không hiểu sau lúc đó mình lại không kiểm soát được hành vi thế. Nói thật là không chỉ mệt mà mình còn không có chút hứng thú gì với chuyện ấy.”
Cả năm đầu sau sinh, có khi đến cả tháng anh chị mới tình cảm với nhau 1-2 lần. Chồng chị vì thế cũng chán và thường tìm niềm vui ở chỗ khác. Khi chị phát hiện ra thì chồng ngang nhiên giải thích do bị “bỏ đói” lâu quá. Hai người đã phải nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia mới giữ được mái ấm gia đình cho đến bây giờ.

Đi tìm nguyên nhân
Phụ nữ sau sinh ngại “yêu” là có lý do cả. Cơ thể mệt mỏi, sự đau đớn nơi “vùng kín” với vết rạch tầng sinh môn hoặc vết mổ đẻ là nguyên nhân chính khiến họ mất cảm hứng khi giao hợp. Không chỉ có thể, sau sinh người phụ nữ thường rất vất vả trong việc chăm sóc con nhỏ. Một ngày của họ phải lo đủ việc từ sữa, bỉm, ru con ngủ, chưa kể đến đêm còn phải thức giấc để cho bé ăn hoặc chơi cùng bé. Điều này sẽ khiến họ bị mất ngủ và mệt mỏi.

Phụ nữ sau sinh cũng thường mắc chứng trầm cảm do sự thay đổi hormone trong cơ thể, cùng với sự giảm sút của hormone tình dục. Đây cũng được coi là nguyên nhân khiến họ không có hứng thú gì trong chuyện vợ chồng.

Còn một nguyên nhân nữa không thể không nhắc tới là chị em thường tự ti với thân hình sồ sề và những vết rạn da trên cơ thể. Họ sợ chồng sẽ chê mình xấu, họ nghĩ mình không còn hấp dẫn với chồng. Vì thế chị em không chủ động trong cuộc yêu và luôn đánh mất cảm giác “thăng hoa” cùng chồng.

Theo các chuyên gia, chuyện ngại yêu sau sinh là hết sức bình thường. Người phụ nữ cần phải xác định tâm lý ngay từ trước để sẵn sàng đối phó. Trước hết, hãy tự tin với thân hình dù có xấu xí hơn chút xíu của mình. Một khi mình yêu cơ thể mình thì chồng không có lý do gì lại không trân trọng. Sự tự tin về bản thân sẽ giúp chị em tăng thêm độ hấp dẫn. Ngoài ra, chị em cũng có thể tập luyện thể thao, có chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng để bớt đi dáng vẻ “đồ sộ” của mình.

Sau sinh nở chị em thường dành hết thời gian cho con mà quên đi người chồng đang ngày ngày đầu gối tay ấp với mình. Như thế người chồng sẽ có cảm giác bị bỏ rơi. Trong trường hợp này hãy lôi kéo chồng cùng chăm sóc con, cùng chia sẻ những lo lắng với vợ. Đừng quên chia sẻ với anh về những lo lắng bạn đang phải trải qua, ngay cả trong chuyện ấy. Như thế vợ chồng bạn sẽ hiểu nhau hơn và cùng nhau tìm cách gỡ rối mọi mâu thuẫn.

Tiếp lửa “yêu” cho chị em sau sinh

Bị quyết đầu tiên để chị em sớm lấy lại "phong độ" trong chuyện chăn gối vợ chồng sau thời gian dài ở cữ là giải quyết vấn đề tâm lý. Hãy bỏ qua mọi mặc cảm vì thân hình sồ sề, vì làn da nhăn nheo. Cũng đừng nghĩ rằng càng kiêng yêu lâu sau sinh càng tốt vì theo các chuyên gia, sau sinh 6-8 tuần là chị em đã có thể “yêu” lại được bình thường. Việc trở lại lần đầu có thể khiến bạn hơi đau đớn, khó chịu nhưng cũng giống như lần đầu tiên làm “chuyện ấy”, chị em sẽ quen dần và tìm lại được hưng phấn.

Sau sinh sợ gần gũi Chồng
Chia sẻ với chồng là cách giúp chị em thoải mái, tự tin để bước và cuộc yêu. 

Tiếp nữa, chị em nên dành thời gian chăm chút cho bản thân, để tự tin thu hút ham muốn của người bạn đời. Hầu hết chị em đều tăng cân ghê gớm trong thời gian mang bầu, chính vì vậy việc lấy lại vóc dáng là vô cùng quan trọng. Từ 4-6 tuần sau sinh, chị em hoàn toàn có thể bắt đầu tập thể dục nhẹ nhàng và nâng dần mức độ tập luyện các bài tập yoga, kegel…. Những bài tập này sẽ giúp phụ nữ nhanh chóng lấy lại dáng, làm săn chắc cơ thể và tăng sức hấp dẫn với bạn đời.

Ngoài ra, chị em cần giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Hày dành nhiều thời gian để nói chuyện với chồng. Nói chuyện sẽ giúp hai người hiểu nhau hơn và từ đó bạn sẽ có được sự hỗ trợ, động viên từ phía người bạn đời để vượt qua thời kỳ khó khăn này. Chị em cũng nên chủ động thể hiện những hành động âu yếm, thân mật với chồng sẽ kích thích không chỉ ham muốn yêu của anh ấy mà cả của chính bạn nữa đó.

Việc lấy lại ham muốn “yêu” cho phụ nữ sau sinh không thể thực hiện được nếu không có sự hợp tác của cả hai người. Nếu người chồng cứ miệt mài cố gắng mà bạn không hợp tác thì anh ấy sẽ dễ chán và tìm niềm vui ở nơi khác. Chính vì vậy, không ai có thể giúp bạn hơn chính bản thân bạn. Hãy tự thay đổi cách ứng xử, lối sống để lôi kéo chồng về phía mình và để chính mình cảm thấy ham muốn hơn với cuộc sống chăn gối sau khi có sự xuất hiện của thành viên mới trong gia đình.
Đọc tiếp…

Sau sình thì nên nhịn yêu trong bao lâu?

15:34 |

Sau sinh nếu chi em chưa sẵn sàng thì  không nên ép mình phải làm 'chuyện ấy' chỉ để chiều chồng.

Không chỉ có chuyện quan hệ tình dục trong thời kỳ mang bầu mà vấn đề lúc nào có thể quan hệ tình dục trở lại sau khi sinh cũng được không ít cặp vợ chồng quan tâm. Tuy nhiên, sau khi sinh, người phụ nữ cần có thời gian để phục hồi sức khỏe cũng như cơ quan sinh dục mới có thể "yêu" trở lại. Để giúp chị em có thêm kiến thức về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Hoàng Thúy Hải -chuyên gia tư vấn chương trình Cửa sổ tình yêu.

Sau 6-8 tuần có thể "yêu" trở lại
Nhiều cặp vợ chồng thắc mắc không biết nên “nhịn chuyện ấy” bao lâu sau khi sinh, thưa bác sĩ?

Hiện nay, vấn đề quan hệ tình dục sau khi sinh được nhiều gia đình đặc biệt là các vợ chồng trẻ quan tâm. Với một số gia đình, đặc biệt là trường hợp khó khăn để có thai tự nhiên hoặc bị trục trặc một vài lần thì khi có thai trở lại các bà bầu thường cấm vận chồng ngay lập tức. Chính vì vậy, sau một thời gian chờ đợi, lúc nào có thể quan hệ trở lại là hợp lý rất được chú ý.

Sau khi sinh em bé bằng đẻ tự nhiên hoặc mổ đẻ thì thời gian cần thiết để người phụ nữ phục hồi lại sức khỏe và cơ quan sinh dục trở lại bình thường là yếu tố quyết định tới thời điểm quan hệ tình dục trở lại. Nếu người phụ nữ có sức khỏe tốt, sau khi sinh được chăm sóc đầy đủ về tinh thần và vật chất, sức khỏe hồi phục nhanh thì chúng tôi khuyên sau 6-8 tuần có thể quan hệ tình dục được. Điều này áp dụng cho trường hợp người phụ nữ có sức khỏe bình thường, ổn định

Sau sình thì nên nhịn yêu trong bao lâu?

Trong trường hợp nào không nên quan hệ tình dục sớm sau khi sinh?

Chỉ khi người phụ nữ thực sự thoải mái về mặt tinh thần, có sự hợp tác với chồng hay nói cách khác bản thân người phụ nữ cũng mong muốn được quan hệ tình dục thì cuộc quan hệ tình dục mới có thể đem lại đúng ý nghĩa hay có chất lượng.

Trường hợp sức khỏe người phụ nữ có vấn đề, mắc một số bệnh ở cơ quan sinh dục, quá vất vả trong việc chăm con như: chăm con một mình, không có sự hỗ trợ của người thân, con quấy đêm nhiều, những điều này gây ảnh hưởng tâm lý phụ nữ dẫn đến không muốn hay không sẵn sàng. Nếu người chồng ép hay bắt buộc vợ phải quan hệ tình dục trong tình huống như vậy sẽ dễ dẫn đến những sang chấn về mặt thể chất và tinh thần, thậm chí dẫn đến lãnh cảm cho người phụ nữ sau sinh.

Sau sinh nên tránh thai bằng bao cao su

Không ít trường hợp chị em có bầu ngay khi vừa sinh con được 3-4 tháng, vậy các cặp vợ chồng nên áp dụng biện pháp tránh thai nào để tránh bị "lỡ kế hoạch" thưa bác sĩ?

Trên thực tế, nhiều người phụ nữ có thai ngoài ý muốn khi con còn bé. Đa số với phụ nữ cho con bú đều đặn thì vòng kinh chưa quay lại nhưng với một số trường hợp người chồng nên chủ động áp dụng biện pháp tránh thai, tốt nhất là dùng bao cao su. Trong trường hợp nếu có điều kiện có thể dùng thuốc tránh thai bằng đường uống nhưng sử dụng loại thuốc dành cho con bú. Sau khi sinh 4 tháng, nếu sức khỏe tốt có thể sử dụng biện pháp tránh thai bằng cách đặt vòng. Nếu không hợp vòng sẽ có biểu hiện đau bụng, xuất huyết giữa kỳ kinh, kinh kéo dài… tất cả những trường hợp có triệu chứng như vậy nên đi kiểm tra, trong trường hợp rong kinh cần tháo vòng và áp dụng biện pháp tránh thai khác.

Sau sình thì nên nhịn yêu trong bao lâu?
Sau sinh, nên tránh thai bằng bao cao su. 

Sau khi sinh khoảng bao lâu thì vòng kinh quay trở lại bình thường, thưa bác sĩ?
Nếu chị em cho con bú đều đặn thì lúc cai sữa cho trẻ hoặc thông thường từ 9 - 12 tháng vòng kinh sẽ quay trở lại. Nếu không cho con bú thì từ 1-2 tháng vòng kinh đã quay trở lại. Khi cho con bú mà vòng kinh chưa quay trở lại thì quan hệ tình dục trong trường hợp này không có thai. Tuy nhiên, cần thận trọng với trường hợp có những giọt máu báo rất ít nhưng cũng có thể mang thai nếu không cẩn thận.

Theo bác sĩ, phương pháp tránh thai bằng cách uống thuốc trong thời gian cho con bú có nên hay không?

Hiện nay, có loại thuốc tránh thai an toàn dành cho chị em cho con bú, tốt nhất phụ nữ không tự ra hiệu thuốc mua thuốc tránh thai để uống mà cần có sự thăm khám của bác sĩ sản khoa. Với thuốc tránh thai đều có chỉ định và chống chỉ định, dù bất kỳ dạng uống, cấy và tiêm.
Đọc tiếp…

Những hậu quả không kiêng cữ sau sinh

15:26 |

Thế mới biết có câu " có thờ có thiêng có kiêng có lành" Mới chỉ sinh một đứa con mà sức khỏe tôi như giảm đi 50% vì không kiêng cữ sau sinh.

Tôi sinh bé đầu đã được 8 năm nhưng cứ nghĩ đến việc phải sinh đứa thứ 2 cho tròn nghĩa vụ là lại đau đầu vô cùng. Nói thật, nếu được lựa chọn, chắc tôi chỉ sinh một đứa. Người xưa nói, “sinh một đứa con, giảm 5 tuổi thọ” chẳng sai chút nào. Tôi đây mới sinh có một đứa mà sức khỏe như đã giảm đi đến 50%. Vì không tìm được bằng chứng khoa học chứng tỏ các quan niệm kiêng cữ sau sinh của các cụ là đúng nên hồi đó tôi đã không nghe theo lời mẹ chồng phải kiêng nước, kiêng gió… và giờ tôi “lãnh đủ”.

Tôi xin “than nghèo, kể khổ” những đau đớn tôi phải chịu đựng do không chịu kiêng cữ sau ngày sinh bé Chíp ra đây với hy vọng sẽ giúp chị em biết đường ở cữ đúng cách và không phải lãnh chịu hậu quả như tôi.

Thứ nhất là hậu quả do tôi không kiêng nước: Hồi đó, vì mẹ đẻ tôi bận nên tôi chỉ được mẹ chồng chăm sóc khi sinh nở. Vậy nhưng chị em cũng biết đó, mẹ chồng nàng dâu nên rất khó để nhờ vả mọi việc. Bà chỉ giúp tôi bế Chíp, còn tất cả mọi sinh hoạt cá nhân tôi đều phải tự làm hết từ việc vệ sinh “vùng kín” đến thay tã bỉm cho con. Mặc dù bà luôn miệng nhắc nhở là phải kiêng nước nhưng vì hồi đó đẻ xong tôi rất khỏe, hơn nữa không làm thì cũng chẳng ai làm cho. Thế nên tôi vẫn vô tư đụng vào nước. Một tuần sau sinh tôi đã tự tay rửa bình sữa, giặt đồ và tắm cho con. Tôi làm mọi việc rất bình thường và chẳng cảm thấy cò gì khác so với thời chưa sinh nở.

Những hậu quả không kiêng cữ sau sinh

Tôi nhận ra rằng tôi bị chứng "sợ nước" từ ngày sinh Chíp. 

Hồi đó tôi sinh vào mùa đông nên mỗi lần giặt đồ cho con xong là đôi tay lạnh cóng lại. Tôi phải vào chăn ủ một lúc mới dám bế con. Hậu quả do ngày đó chủ quan là bây giờ đôi tay tôi rất dễ bị tê cóng. Trời hơi lạnh một chút là tôi đã phải đi găng tay và tuyệt nhiên không dám đụng vào nước lạnh. Giờ mỗi lần giặt đồ hay nấu ăn tôi đều phải đeo găng tay cao su. Sợ nhất là những ngày mùa đông phải lái xe máy đi làm. Tới cơ quan là đôi tay tê cóng lại, lạnh đến thấu cả tim.

Cũng vì không tin quan niệm kiêng cữ của các cụ ngày xưa nên chỉ 7 ngày sau sinh là tôi tắm và gội đầu. Dù sinh vào mùa đông, nhưng do bà đẻ nực sữa nên lúc nào tôi cũng có cảm giác nóng và chảy mồ hôi. Kiêng được đến ngày thứ 7 thì tôi đi tắm. Lúc đó, cáu ghét bám đầy người, càng dội nước, càng kỳ cọ mạnh thì cáu bẩn càng ra nhiều. Thế là tôi ngồi trong nhà tắm đến nửa tiếng mới ra mặc dù trước khi đi tắm mẹ chồng và tôi đã mặt nặng mày nhẹ với nhau chỉ vì bà bảo tôi không được tắm, bà còn bảo tôi cứ cậy khỏe thế mai sau yếu đau đừng trách… Quả là lời mẹ chồng chẳng sai. Vì ngày đó tôi kỳ cọ nhiều nên bây giờ gân xanh nổi khắp người. Tôi cũng phát hiện ra mình bị chứng “sợ nước” từ ngày sau đẻ.

Thứ hai là hậu quả do tôi không kiêng lửa. Ngày sinh xong, chính mẹ đẻ tôi đã gọi điện lên nhắc nhở đủ mọi cái phải kiêng. Bà còn nhắc đi nhắc lại là không được nhìn vào ánh lửa, không được xem tivi, không được dùng điện thoại vì sợ hại đến mắt. Bà bảo ngày xưa bà không có người giúp đỡ nên đẻ xong 5 ngày đã phải nấu cơm bằng bếp lửa, thế nên bây giờ hai mắt hay chảy nước và kẻm nhẻm lắm, nhìn cái gì cũng hoa mắt.

Nghe mẹ nói tôi chẳng tin vì đâu có bằng chứng khoa học nào khẳng định điều đó. Vì vậy vừa sinh xong, tôi đã bắt chồng đưa ngay điện thoại cho để nhắn tin thông báo tin vui với bạn bè. Lúc về nhà, vì mẹ chồng vụng về chẳng biết nấu nướng nên chỉ 10 ngày sau tôi đã tự tay làm tất cả các món ăn, tuy nhiên khác mẹ đẻ là tôi dùng bếp ga. Tôi cũng vẫn vô tư xem tivi với những bộ phim hành động mà tôi đam mê những lúc rảnh rỗi… Và hậu quả thì ngay bây giờ tôi đã phải lãnh nhận. Công nhận là tầm nhìn của tôi kém đi rõ rệt. Không biết có phải do tôi không kiêng cữ ngày sau sinh nở hay do tôi có vấn đề về mắt mà các triệu chứng của tôi rất giống những lời mẹ đã khuyến cáo. Nhiều lúc nghĩ lại, tôi thấy ân hận vì đã không nghe theo lời mẹ.

Những hậu quả không kiêng cữ sau sinh

Đến tận bây giờ tôi vẫn bị đau lưng do sau sinh nở không kiêng cữ được

Thứ 3 là hậu quả do tôi ngồi nhiều. Cái này là do khách quan chứ không phải tôi cố ý không kiêng khem nhé. Vì bé Chíp nhà tôi ngày mới sinh rất khó tính nên tôi phải ngồi bế con suốt. Không chỉ ngồi một chỗ mà tôi còn phải lắc lư để con bớt khóc. Tôi cũng không thể nằm cho con bú theo lời hướng dẫn của mẹ chồng vì tôi rất nhiều sữa. Chỉ cần vô ý một chút là con bị sặc sữa luôn nên tôi luôn phải ngồi để chủ động rút ti ra khỏi miệng con. Nhiều đêm, con tôi dậy chơi đến 3-4 tiếng. Mà đâu phải bé nằm chơi một mình, lúc nào cũng bắt mẹ bế nựng, tôi mệt vô cùng.

Vì vậy mà chỉ 3 tháng sau sinh tôi bắt đầu bị đau lưng. Người ra bảo sau sinh thường bị đau lưng nhưng chỉ khoảng 5-7 tháng sau sẽ đỡ dần. Thế mà tôi đã 8 năm nay vẫn chẳng đỡ. Đặc biệt là những khi “trái gió trở trời”, lưng đau buốt đến nỗi không muốn làm bất cứ việc gì.

Không chỉ có những hậu quả trên, tôi còn thấy sức khỏe giảm sút đến một nửa so với thời con gái. Có lẽ vì chủ quan không kiêng nước, kiêng gió mà bây giờ tôi rất hay bị đau xương khớp. Cơ thể rất hay bị lạnh và thường xuyên phải đi tất mỗi khi trời trở lạnh. Đặc biệt là trí nhớ của tôi giảm sút trầm trọng. Nhiều khi người khác bất ngờ hỏi đến số điện thoại của chồng, tôi cũng phải ngẫm nghĩ một lúc.

Bây giờ, cả nhà chồng lại đang thúc giục sinh bé thứ 2. Tôi cũng muốn có thêm đứa con để Chíp có bạn có bè nhưng nghĩ đến những hậu quả sau sinh mà nản quá. Nếu sinh nở “tập 2” chắc chắn tôi sẽ phải kiêng khem tử tế để không phải chịu đựng thêm những hậu quả như lần đầu.



Đọc tiếp…

Lá chè có lợi cho phụ nữ sau sinh

15:20 |
Nhờ vệ sinh bằng lá chè mà vùng kín của phụ nữ sau sinh phục hồi lại rất nhanh.

Hôm trước tình cờ đọc được bài viết “Lá trầu – Không thể thiếu sau sinh” em thấy cách này của mẹ Heo hay quá. Em cũng “mạ muội” chia sẻ chút kinh nghiệm của mình về việc chăm sóc vùng kín sau sinh nở. Hy vọng với các mẹ không tìm hoặc mua được lá trầu không thì có thể dùng cách của em, cũng rất hiệu quả đấy ạ.

Hồi sinh ZinZin, vì là lần đầu mang thai và tuổi cũng còn trẻ (mới 24 tuổi) nên em không có nhiều kinh nghiệm trong chuyện sinh nở đâu. Cứ thấy các mẹ dậy thế nào thì em học theo thế đó. Phải công nhận là các cụ đã từng sinh con, đã có kinh nghiệm sống nhiều nên có những chiêu rất hay các mẹ ạ. Cũng nhờ kinh nghiệm của các mẹ mà cả thai kỳ em rất khỏe mạnh, lúc sinh con xong cũng phục hồi rất nhanh và đặc biệt nuôi con những tháng đầu chẳng mệt nhọc chút nào luôn.

Em sinh Zin nặng 4,1 kg mặc dù là con đầu. Nói thế để các mẹ biết em đã phải chịu đau đớn như thế nào con mới chịu chào đời. Con em to mà em lại sinh thường nên rất khó khăn. Dù trong thai kỳ em đã cố gắng đi bộ nhiều, tập thể thao đều đặn nhưng đến lúc sinh cũng bị rạch tầng sinh môn và khâu đến 8 mũi. Lúc bị rạch thì chẳng cảm giác gì nhưng đến khi bị khâu sống thì ôi thôi, nói đến đây mà em vẫn nổi da gà vì sợ. Cảm giác đau đớn khi bác sĩ khâu mũi nào biết mũi đó mà tầng sinh môn của em lại bị sưng phù vì rặn nhiều nên việc khâu rất khó khăn. Phải hơn 1 giờ bác sĩ mới khâu xong đấy. Kể chuyện này chắc nhiều mẹ bầu sợ lắm nhưng nhờ có cách của mẹ chồng mà vết thương này của em phục hồi rất nhanh các chị ạ. (Nói thế để các mẹ đừng sợ chuyện bị rạch khi sinh nở nhé).

Lá chè có lợi cho phụ nữ sau sinh

Em thường vệ sinh vùng kín bằng nước lá trà xanh.

Em kể tiếp chuyện đau sau đẻ của em nhé. Từ khi được chuyển về phòng chăm sóc sau sinh, em đau kinh khủng, nhất là đau vết khâu tầng sinh môn. Em đứng không được mà ngồi cũng không xong. Có những lúc phải ngồi nghiêng để cho con ti vì không thể ngồi thẳng do vết rạch đau thấu trời. Sợ nhất là lúc đi vệ sinh các mẹ ạ, nước tiểu ra đến đâu là biết liền đến đó vì xót.

Sáng hôm sau, mẹ chồng em mang một phích nước còn đang âm ấm vào bảo em vào nhà vệ sinh để mẹ rửa vùng kín cho. Em hỏi đó là nước gì thì mẹ bảo là nước nấu với lá chè xanh. Mẹ chồng em bảo rửa nước này sẽ khiến vùng kín khô ráo, sạch sẽ, bớt mùi hôi do sản dịch ra và cũng giúp vết khâu tầng sinh môn nhanh khô, lành nữa. Vậy là từ hôm đó, ngày nào mẹ cũng mang nước lá chè xanh vào viện cho em vệ sinh vùng kín. 5 ngày sau xuất viện về nhà, mẹ vẫn tiếp tục nấu nước chè xanh cho em vệ sinh hàng ngày. Đến khoảng 10 ngày thì vết khâu tầng sinh môn của em đã lành hoàn toàn các mẹ ạ. Dù vậy em vẫn tiếp tục rửa vùng kín bằng nước này vì theo em tham khảo thì lá chè xanh không chỉ làm sạch vùng kín mà còn giúp ngăn ngừa nấm ngứa nữa.

Em rửa thường xuyên vùng kín trong 2 tuần liền sau sinh, rồi sau đó là 1-2 lần/tuần. Đến bây giờ, mỗi lần vùng kín có dấu hiệu ngứa ngáy hoặc sau những ngày có kinh nguyệt, em vẫn dùng nước này để rửa đấy. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý khi vệ sinh với lá chè xanh thì cần chọn lá chè tươi, có nguồn gốc rõ ràng, nếu mua ở chợ thì nên rửa sạch và ngâm qua với nước muối trước khi đun sôi. Chị em cũng không được ngâm vùng kín quá lâu trong nước và không được thụt rửa vùng kín quá sâu trong quá trình vệ sinh nhé.

Không chỉ sử dụng nước chè xanh để vệ sinh vùng kín, mẹ chồng em thường lấy nước này để tắm cho Zinzin 1-2 lần/tuần và bây giờ bà vẫn dùng nước chè xanh rửa mông và háng cho bé mỗi tuần 1 lần để chống bị hăm nữa. Nhờ vậy mà giờ đã được 7 tháng nhưng con em chưa bị hăm lần nào.

Thêm nữa chị em cũng cần lưu ý không nên sử dụng nước này vệ sinh vùng kín hay tắm cho bé thường xuyên vì có thể gây khô da đấy nhé.

Một chút kinh nghiệm nhỏ hi vọng sẽ có ích với chị em!
Đọc tiếp…

Kiêng cữ sau sinh

11:54 |
Kiêng cữ sau sinh sao cho đúng ,Sau sinh cần tắm, rửa vệ sinh để giữ cho cơ thể được sạch sẽ.

Độc giả Thanh Thủy (Ninh Bình) cho biết: "Các chị ơi, em mới sinh được 1 tuần nhưng vẫn phải mò mẫm lên mạng để tham khảo ý kiến của các chị đây. Chuyện là thế này ạ, ngay từ ngày trước khi sinh nở mẹ đẻ em đã dặn đi dặn lại rằng phải kiêng cữ cẩn thận sau sinh nhất là kiêng tắm gội. Bà bảo ngày trước sinh em bà không kiêng được nên bây giờ rất khổ sở bởi chứng đau nhức chân tay, tầm nhìn cũng kém và sức khỏe suy yếu nghiêm trọng. Em nghe mẹ nên cũng lo lắng lắm và định bụng sẽ phải kiêng tắm, gội một tháng sau sinh".

Tuy nhiên, em chồng của độc giả này thốt lên "Trời ơi, thời đại nào rồi mà chị còn cổ hủ vậy. Tắm gội thoải mái đi, sao phải kiêng, người nước ngoài chẳng ai kiêng cả. Chỉ có những người quê như chị mới kiêng cữ thái quá thế. Em đây này, đẻ xong Tít hôm trước là hôm sau tắm luôn, giờ thấy có sao đâu."

Trao đổi với chúng tôi, Ths.BS chuyên khoa II Vũ Ngọc Khanh (Khoa phụ sản, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cho biết: “Theo quan niệm dân gian, người phụ nữ sinh xong cần kiêng tắm gội tới 3 tháng chứ không phải ngắn là 1 tháng như mẹ của độc giả nói đâu. Tuy nhiên, ở phương Tây không có kiêng cữ gì cả. Các tài liệu giảng dạy về sản khoa ở trường Y hiện nay cũng theo các giáo trình phương Tây cũng nói phải không kiêng gì”.

Kiêng cữ sau sinh

Sau khi sinh, sản phụ cần tắm, rửa vệ sinh để giữ cho cơ thể được sạch sẽ. (ảnh minh họa)

Theo bác sĩ Khanh, sau khi sinh cần tắm, rửa vệ sinh để giữ cho cơ thể được sạch sẽ. “Tuy nhiên, với trường hợp sinh mổ tránh rửa hay tắm làm chảy nước vào vết mổ, có thể kiêng từ 5-7 ngày do chưa cắt chỉ. Còn việc gội đầu không ảnh hưởng đến vết mổ thì không sao. Còn với người sinh thường thì có thể tắm, gội đầu bình thường”, bác sĩ Khanh nhấn mạnh.

Theo một số bác sĩ sản khoa khác, người sinh thường có vết may ở âm đạo hoặc tầng sinh môn thì cần lưu ý vệ sinh để không gây viêm nhiễm. Không nên dùng thuốc sát trùng mà có thể rửa bằng nước muối hoặc thuốc tím. Tuy nhiên, thuốc tím cần pha loãng để hơi có màu tím chứ không nên để màu tím đậm. Còn nước muối cần pha loãng, có thể với tỷ lệ 1 lít nước cho khoảng 4 thìa cà phê muối. Ngoài ra, không nên chỉ nằm một chỗ mà cũng cần vận động đi lại nhẹ nhàng, không chườm nóng, không hun than nhiều quá.

Về việc gội đầu, cần gội đầu bằng nước ấm và gội nhanh. Sau khi gội phải lau đầu hoặc dùng máy sấy tóc khô, không được để tóc ướt có thể gây nhiễm lạnh. Nếu chưa tắm được do sinh mổ thì cần phải dùng nước ấm lau mình mỗi ngày 1 lần, trời nắng nóng thì 2 lần(sáng, tối).

Khi tắm, cần lưu ý tắm nhanh, tránh gió lùa, sau khi tắm cần dùng khăn mềm lau khô, mặc quần áo đủ ấm để tránh bị lạnh đột ngột, có thể ngồi trên giường một lúc rồi mới đi ra ngoài.
Đọc tiếp…