Chuyện về người anh hùng Hy Lạp của Quân đội Nhân dân Việt Nam

21:00 |
Kostas Sarantidis (năm nay 86 tuổi, người Hy Lạp) có tên tiếng Việt là Nguyễn Văn Lập - là một trong rất ít người nước ngoài có mặt trong lực lượng Việt Minh từ năm 1946. Với ông, quyết định đi theo Việt Minh là “lần đầu tiên tôi tự quyết định số phận của mình”.

Gần 70 năm trôi qua, ông vẫn cảm thấy vinh dự khi từng là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Kostas luôn nhận "Việt Nam là Tổ quốc thứ hai của mình, trước sau gì tôi vẫn là người Việt Nam"...

Ông vừa trở lại Việt Nam nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân do Đảng và Nhà Nhà nước Việt Nam trao tặng vì những chiến công và thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Tự quyết định số phận khi theo Việt Minh
Câu chuyện bắt đầu từ tháng 8/1945, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Kostas Sarantidis khi ấy mới 17 tuổi, bị bắt đi lao động khổ sai ở Đức vì buôn lậu thuốc lá, sau đó sang Italia, và kẹt lại ở đó vì đất nước Hy Lạp còn trong nội chiến. Ông và bạn đành ghi danh vào đội lính lê dương Pháp, rồi bị đưa lên tàu biển đến Sài Gòn để thu súng của người Nhật. Nhưng đến đây, ông mới biết mình bị lừa, vì chẳng thấy người Nhật đâu. Thay vào đó là được lệnh đi bắn nhau với Việt Minh!

Nhận ra sự thật đó, cũng là lúc ông gặp người vợ một viên chức sứ quán Pháp, tên là Ly Ly. Đó chính là người được Việt Minh giác ngộ, và cô nói cho ông về những người cách mạng đang thực hiện lý tưởng cao đẹp, quyết giành lại độc lập, tự do cho đồng bào mình.

Ông kể: "Tôi còn nhớ như in, đó là ngày 4/6/1946, tôi đào ngũ trốn theo Việt Minh cùng người bạn ở đơn vị lính lê dương người Tây Ban Nha tên là Santo Merinos. Khi trốn thoát, hai anh em tôi đã giải thoát cho 25 tù binh khác, mang theo một súng máy cùng 2 khẩu súng trường. Sau 2 ngày lên núi, chúng tôi đã gặp bộ đội liên khu V, được bộ đội làm cơm ăn mừng. Bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời tôi bắt đầu từ đó. Tôi đã tự quyết định số phận của cuộc đời mình khi theo bộ đội Việt Nam - trung đoàn 812 đóng tại Bình Thuận".

Bước ngoặc này, sau được Kostas kể lại trong hồi ký bằng tiếng Việt mang tên Vì sao tôi hàng Việt Minh (NXB Quân đội nhân dân, 1997)

"Là một người nước ngoài được đứng trong hàng ngũ của bộ đội Việt Nam, chắc hẳn bác phải trải qua nhiều thử thách?" - Tôi hỏi.

"Có chứ. Hai ngày sau đó, đột nhiên có còi báo động. Anh em tôi, cùng một đồng chí bộ đội Việt Nam chạy vào rừng. Lúc sau, đồng chí bộ đội kêu có Pháp đi qua. Tôi nghe sợ quá và bảo đồng chí bộ đội là tôi không có súng, anh cứ bắn chết 2 anh em tôi và trốn đi. 10 phút sau hết báo động, anh bộ đội kia báo cáo tình hình thay đổi như thế nào với chỉ huy và chúng tôi không muốn quay lại để bị Pháp bắt. Đây là lần "thử thách" đầu tiên và cuối cùng của tôi" - Kostas chia sẻ thành thật.

Qua lần thử thách này, ông Kostas không bao giờ phải thử thách nữa, chỉ thử thách trong công tác. Cái tên Nguyễn Văn Lập cũng ra đời từ đó. Tên ông là sự kết hợp của họ Nguyễn, theo Nguyễn Ái Quốc, Văn là văn hoá, Lập là lập nên, xây dựng, lập lại. "Lúc đó thì biết thế thôi"- ông bộc bạch. Bạn ông Santo Merinos là Nguyễn Văn Vỹ (sau này hy sinh ở chiến trường Lào năm 1951). Tháng 6/1950, Kostas được gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay tại Trung đoàn 80/83 ở Tuy Hoà, Phú Yên.

Gần 10 năm tham gia quân ngũ, với chức danh trung úy, Kostas đã trải qua nhiều trận đánh quan trọng. Ông là người đầu tiên bắn rơi máy bay của Pháp vào tháng 11/1948 tại Quảng Nam. Nhưng với Kostas, điều quan trọng nhất là “Tôi đã học được những phẩm chất tốt đẹp của người lính Cụ Hồ, coi nhau như anh em ruột, cùng ăn một mâm, ngủ một chiếu...” - ông nhấn mạnh.

Chuyện về người anh hùng Hy Lạp của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Lập trong lần gặp và trò chuyện cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Phải ra khỏi Đảng vì lấy vợ “không qua tổ chức!”
Ông kể rằng, trong kháng chiến 1 năm đầu ở Việt Nam, vì phong tục tập quán của Việt Nam cộng với kỷ luật quân đội dẫn đến việc trai gái hạn chế tuyệt đối, chúng tôi không được tiếp xúc, thậm chí bắt tay phụ nữ. Nhưng dần dần cũng có sự thay đổi. Cuối năm 1946, ông lập gia đình, vợ là Huỳnh Thị Sơn, quê huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), đáng tiếc là vợ ông không có con.

Năm 1954, hòa bình lập lại, hai vợ chồng tập kết ra Bắc, ông vẫn trong quân ngũ, còn vợ vào phụ trách ở nông trường ở Thanh Hoá. Rồi ông được giao phụ trách đơn vị vận tải của Trung đoàn 354, thuộc Đại đội 17, sân bay Gia Lâm. Thời cải cách ruộng đất, vợ ông phải đi cải tạo. Ông đang trong quân đội, chi bộ họp nói với ông rằng: Vợ đồng chí như thế thì thái độ đồng chí như thế nào? Trả lời không thì bảo là không tin Đảng, ông đành phải xin thôi… thì bỏ vợ! Thời đó lấy nhau không có đăng ký, chỉ về sống với nhau thôi. Khi xin thôi vợ, ông cũng không làm đơn, mà chỉ báo cáo với chi bộ. Sau đó, ông bồi thường 150 đồng (lương ông hồi đó 80 đồng/tháng) cho vợ rồi chia tay...

Sau đó, ông về phục viên (năm 1956), đi làm lái xe cho Bộ Giao thông Vận tải. Rồi Nhà in Tiến Bộ cần phiên dịch tiếng Đức, ông lại chuyển sang đây công tác, đồng thời làm cho xưởng phim và thỉnh thoảng còn được hang phim truyện mời đi đóng phim. Khi đó, ông có báo cáo với chi bộ rằng tình hình tôi như thế, liệu có quyền lấy vợ hay không? Chi bộ nói là như thế chúng tôi sẽ giúp đồng chí lấy vợ. Anh em trong cơ quan làm mối cho ông một cô gái là con gái một cán bộ ở Nhà in Tiến bộ. Ông hóm hỉnh: "Bố cô gái bảo, con gái hay đi chơi lắm, đã có chồng đi vào Quảng Nam". Ông đành thôi, tự đi tìm vợ.

Duyên số thế nào, ông phải lòng một thiếu nữ Hà thành chính gốc tên Chung, xinh đẹp, nết na, mồ côi từ nhỏ, nhà ở ngay phố Lò Đúc. Kể tới đây, người lính già bỗng như trẻ trung trở lại, ông say sưa kể cho tôi nghe về mối tình rất đẹp của họ - tình yêu giữa một chàng trai Hy Lạp đi lính Cụ Hồ với một thiếu nữ Hà thành, mà như ông nhận xét là “quá xinh! Mới lấy về, đã… chửa ngay” (ông lại cười hóm hỉnh). Lúc đó chi bộ biết ông lấy vợ rồi, nhưng vẫn khai trừ, vì ông lấy vợ “không qua tổ chức”...

Vợ sau sinh liền cho ông 3 người con: Trung Thành, Bạch Tuyết, Bạch Nga (con út sinh tại Hy Lạp, tên là Tự Do). Hà Nội thời chiến tranh và bao cấp đã tôi luyện chàng trai Hy Lạp thành một người Việt thực thụ, một người chồng người cha tận tụy cần mẫn với gia đình nhiều miệng ăn...

Năm 1965, sau gần 20 năm sống ở Việt Nam, ông làm đơn xin hồi hương về Hy Lạp.

Thẻ Hội viên Hội cựu chiến Binh VN và Thẻ trung đoàn 821 - Liên khu V của Nguyễn Văn Lập

20 năm ở Việt Nam là quãng đời đẹp nhất!
Nguyễn Văn Lập kể: “Khi tôi hoàn thành nhiệm vụ trên tinh thần Quốc tế, nhiệm vụ mình xong rồi thì phải về chứ, sống mãi ở Việt Nam sao được. Tôi cũng có quê hương, có bố mẹ, có gia đình”.

“Chứ không phải sống ở Việt Nam thời đó khó khăn và vẫn còn chiến tranh à?”- Tôi vặn.

Ông đáp: “Nói về khó khăn thì viết thành cả quyển sách chưa hết. Không phải riêng tôi, từ tướng tá đễn chiến sĩ, từ bộ đội đến nhân dân, đều khổ cả. Tôi từng 7 năm đi chân đất. Ở Hy Lạp thời đó cũng khó khăn như vậy thôi. Trải qua quãng đời trẻ trung, sôi nổi, rất có ý nghĩa ở Việt Nam, tôi đã gắn bó với đất nước này, tôi không nghĩ đến việc rời Việt Nam, dù cuộc sống còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhưng điều day dứt đối nhất đối với tôi là hơn 15 năm xa gia đình, tôi không được tin tức gì của mẹ. Năm 1954, nhờ một tù binh trở về cố quốc chuyển giúp bức thư đến mẹ tôi, cuối năm, tôi mới nhận được thư trả lời của em gái. Tôi đọc suốt mười ngày, cứ giở ra là khóc. Mẹ tôi đã mặc áo đen và dặn tôi trở về vuốt mắt cho mẹ…”.

Trước khi về Hy Lạp, Nguyễn Văn Lập và gia đình được trợ cấp 6 tháng lương. Ông và vợ ăn tiêu hết vì đồng tiền đó mang về Hy Lạp không có giá trị. Chính phủ Việt Nam không có tiền ngoại tệ. Tiêu hết tiền, Kostas mang một vợ 3 con về Hy Lạp với hai bàn tay trắng. Một năm đầu, gia đình ông rất khó khăn. Sau khi giải quyết giấy tờ, trở lại quốc tịch Hy Lạp, cuộc sống của ông tại Hy Lạp cũng vất vả không kém. Ông bảo: “Tôi đã mang vợ nước ngoài về thì không bao giờ bắt vợ đi làm. Tôi quyết tâm dù phải vất vả 18, thậm chí 24 tiếng mỗi ngày cũng phải làm để nuôi vợ con. Tôi suốt đời hy sinh cho vợ con”.

Nguyễn Văn Lập chụp ảnh cùng Đại tướng

Về Hy Lạp ông làm nghề lái xe tải hạng nặng nhờ có bằng lái xe ở Việt Nam. Hiện nay gia đình ông có 8 cháu nội ngoại, sinh sống ở thủ đô Athens và các thành phố khác. "Chúng nó rất ngoan, hiền, đi đâu cũng được quý. 2 đứa là giáo viên, trong đó 1 đứa dạy môn lịch sử Hy Lạp. Tôi tự hào vì chúng là người Việt Nam dạy lịch sử Hy Lạp", ông cười mãn nguyện.

Huân chương đeo đỏ ngực, sau nhiều thăng trầm, nay ông ngồi ôn lại những gì mình đã trải qua. Với ông, 20 năm ở Việt Nam "như một giấc chiêm bao" với những kỷ niệm vui, buồn. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông đã "2 lần xin vào Nam nhưng chi bộ không cho. Các đồng chí bảo đồng chí Lập chiến đấu như thế là đủ rồi. Tôi không trực tiếp chiến đấu. Nhưng kháng chiến không có nghĩa là chỉ cầm súng. Người cầm súng phải ăn. Người nuôi ăn là kháng chiến. Người sản xuất cũng là kháng chiến. Vì thế, ngoài 8h làm việc, chúng tôi còn làm thêm 4h mỗi ngày không công cho miền Nam".

Từ ngày về nước đến nay đã hơn 50 năm nhưng chưa khi nào ông cắt đứt liên lạc với Việt Nam. Bạn bè vẫn thư từ thường xuyên, liên tục thông báo tin tức. Khi mới về Hy Lạp, Nguyễn Văn Lập vẫn thường xuyên theo dõi tình hình chiến sự Việt Nam qua đài phát bằng tiếng Pháp. "Thời điểm giải phóng miền Nam bác cảm thấy thế nào?" - Tôi hỏi? - “Xúc động đến rụng rời chân tay đi” - Ông nói, mắt long lanh.

Trung bình, vài năm một lần, Kostas Lập lại cùng gia đình trở lại Việt Nam thăm quê ngoại, gặp những người bạn tri âm. “50 năm sống tại Hy Lạp rồi, nhưng tôi vẫn tự thấy mình là người Việt 80%, cách sống vẫn là người Việt Nam, cách nghĩ bằng tiếng Việt trước, tiếng Hy Lạp sau. Tôi còn có khả năng viết văn, viết hồi ký bằng tiếng Việt Nam. Trông mặt mũi tôi nhiều người cũng bảo tôi là người Việt Nam.

Vì tôi đã ăn cơm Việt Nam, nước mắm Việt Nam, thịt chó Việt Nam. Tên tôi vẫn là Nguyễn Văn Lập, không có gì thay đổi cả. Cả đất nước Việt Nam này đều là bạn của tôi, những người là lạ gặp nói chuyện một tí cũng là bạn”.

Kostas Sarantidis Nguyễn Văn Lập. Ảnh Hoa Chanh

“Việt Nam, trái tim cứ gọi tôi về…”
Trời tối hẳn lúc nào chẳng biết, câu chuyện về người lính già Hy Lạp giữa Thủ đô Hà Nội thực sự đã gây ấn tượng mạnh với chúng tôi. Với những lời nói mộc mạc, ông nói thật bình thường về "đất nước ta", "nhân dân ta"… Ông thích được gọi là Nguyễn Văn Lập hơn là Kostas Sarantidis. Bởi cái tên này gắn với những kỷ niệm không thể quên được với nước Việt Nam của Cụ Hồ. “Các bạn Việt Nam đã giúp tôi hiểu thế nào là độc lập tự do. 4 người con của tôi cũng đều được đặt bằng tên Việt Nam: Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Thị Thuyết, Nguyễn Thị Bạch Nga và Nguyễn Tự Do. Các cháu tôi cũng vậy: Nguyễn Phục Sinh, Nguyễn Hồ Minh… Hòm thư báo trước cổng nhà tôi trên đường phố Rodos ở thành phố Athens vẫn ghi cả 2 cái tên Việt Nam và Hy Lạp: Kostas Sarantidis Nguyễn Văn Lập”.

Vinh dự lớn nhất trong đời Nguyễn Văn Lập là 3 lần được gặp Bác Hồ, điều mà người Việt Nam nào cũng luôn mong ước có được một cơ hội như thế dù chỉ một lần. “Sau này, năm 1991, có cơ hội vào Lăng viếng Bác, nhìn Bác nằm thanh thản như đang nghỉ vậy, tôi thấy Người thật gần gũi vô cùng. Bác là lãnh tụ của tôi, Việt Nam là quê hương thứ 2 của các con, cháu tôi khi mang trong mình 2 dòng máu Việt Nam – Hy Lạp”.

Ở Việt Nam, Kostas Sarantidis đã từng tham gia đóng nhiều bộ phim, trong đó có bộ phim Cù Chính Lan- mà đến bây giờ những người lớn tuổi vẫn còn nhớ. Ba người con ông đặt tên là Trung, Nam, Bắc.

Năm 2005, nhân dịp kỉ niệm 60 năm Quốc khánh nước, Chính phủ Việt Nam đã mời 2 vợ chồng ông về dự, cho lên máy bay đi thăm Điện Biên. Nhiều lần khác, ông trở lại Việt Nam thăm lại chiến trường xưa Quảng Ngãi, thăm đồng đội và đồng bào các tỉnh miền Trung, dự Đại hội Liên hoan chiến sĩ thi đua toàn quốc. Có lần, ông tháp tùng Tổng thống Hy Lạp sang thăm Việt Nam. Ông cũng từng được các nhà lãnh đạo Việt Nam: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Minh Triết... tiếp thân mật.

Nguyễn Văn Lập cũng được Chính phủ Việt Nam tặng nhiều huân, huy chương như: Huân chương kháng chiến, Huân chương chiến công, Huy hiệu cựu chiến binh VN, Kỷ niệm chương Trung đoàn 812 anh hùng; Huân chương Hữu nghị; Ngày 9/11/2010, điều Nguyễn Văn Lập mong đợi đã đến, ông được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết trao quyết định công nhận là công dân Việt Nam. Tháng 5/2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký quyết định số 934-QĐ/CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân cho ông. Lễ trao tặng mới được tổ chức trọng thể tại Bộ Quốc phòng Việt Nam vào ngày 30/8 vừa qua.

Tuy nhiên, điều đặc biệt nhất với Nguyễn Văn Lập là tại Festival Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ 16 tại Venezuela (năm 2005), ông được Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao huân chương Vì thế hệ trẻ. Ông xúc động chia sẻ rằng “thế hệ trẻ Việt Nam cũng biết đến tôi”. Kết thúc buổi lễ đó, hàng trăm bạn trẻ Venezuela, Colombia, Cuba, Pháp, Mỹ, Brazil, Tây Ban Nha,… đã vây lấy ông xin một chữ ký lên mũ, lên áo hay sổ tay, hoặc chụp ảnh cùng... Ông cũng vinh dự là khách mời của chương trình Chúng tôi là chiến sĩ của Đài THVN vào năm 2007.

Mỗi lần về Việt Nam ông đều kêu gọi cộng đồng người Việt Nam ở Hy Lạp ủng hộ đồng bão bị bão lụt, Quỹ nạn nhân chất độc da cam… Tất cả tiền bán sách ở Việt Nam và Hy Lạp, tiền ông tiết kiệm được ông đều dành để về Việt Nam ủng hộ Quỹ nạn nhân chất độc da cam ở nhiều nơi... Năm 2001, ông nhận trợ cấp cho những người có công với cách mạng. Ông đã nhờ bạn bè làm thủ tục tặng hết cho các mẹ liệt sĩ ở Quảng Nam.

“Việt Nam, trái tim cứ gọi tôi về, vì Việt Nam là tổ quốc của tôi. Từ 18 tuổi, mới biết cuộc đời như thế nào thì đã ở Việt Nam. Về Hy Lạp, tôi bán sức lao động để kiếm tiền, nhưng về Việt Nam, không bao giờ tôi ngại tốn kém... Ước mơ lớn nhất của tôi bây giờ là sống khoẻ để hằng năm được về Việt Nam ngắm nhìn đất nước đang phát triển vượt bậc, hằng ngày. Tôi rất muốn về sống ở Việt Nam, nhưng vợ và các con tôi không muốn, vì con cháu đang ở Hy Lạp, bà không muốn xa con xa cháu..." - Nguyễn Văn Lập tâm sự với chúng tôi khi chào tạm biệt bằng cái bắt tay của người lính già.
Đọc tiếp…

Mẹo tiết kiệm xăng cho mọi người

12:00 |
Sau đây mình muốn chia sẻ một số mẹo mà mình đã tự chọn lọc và cho là chuẩn và hợp lý. Mong mọi người sẽ biết thêm để tiết kiệm túi tiền cho mùa "bão xăng".

Mẹo tiết kiệm xăng cho mọi người

-Bơm xăng vào ban đêm hoặc sáng sớm: Tốt nhất là sáng sớm, khi đó mặt đất vẫn còn lạnh. Đa số trạm xăng có bể chứa ngầm. Mặt đất lạnh, xăng đặc hơn. Vào buổi trưa hoặc chiều, xăng nở ra, 1 lít nhưng chưa chắc là một lít. Vấn đề nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong ngành kinh doanh này.

- Mua xăng ở các cây xăng uy tín, không bị nhân viên bán xăng gian lận.

-Bơm xăng khi bạn còn hơn nửa bình: Lý do của việc này là xăng ít, không khí nhiều, xăng bay hơi nhanh hơn bạn tưởng tượng.

-Không bơm xăng khi trạm xăng đang tiếp nhiên liệu từ các xe chở xăng: vì khi đó, bụi được xáo trộn vào xăng và bạn không muốn số bụi đó vào động cơ một chút nào.

Với tình trạng giá xăng ngày càng tăng, tiết kiệm đồng nào hay đồng đó. Hãy chia sẻ cho mọi người ngay hôm nay nhé! 

Ngoài ra, quá trình vận hành, bảo dưỡng xe cũng có phần quyết định đến việc tiêu hao nhiên liệu bạn nhé.
P/s: Hãy chia sẻ cho người thân bạn bè bạn cùng biết nhé.....

Đọc tiếp…

Ông già 70 tuổi trẻ lại cùng freeline skates

00:00 |
Ông Chính đặt mỗi chân lên một ván trượt freeline skates, rồi lắc lư bàn chân, khớp gối, hông lướt thành đường tròn rộng. 

Sáng chiều, ngày nắng cũng như mưa, ông Chu Công Chính từ ngõ chợ Khâm Thiên (Hà Nội) lại ra công viên Thống Nhất luyện tập những môn thể thao yêu thích như freeline skates (ván đôi) và trượt patin. Cái dáng nhỏ thó, chừng 45 kg của ông một khi đã vào sân trượt là ăn đứt cánh thanh niên choai choai. Ngày nghỉ, có thêm cháu trai 8 tuổi và cháu gái 3 tuổi của ông cùng lướt. Ba ông cháu xuất hiện ở điểm nào, lập tức khuấy động khu đó.

Mái tóc bạc trắng, gầy nhom, ông cụ vẫn trông vô cùng quắc thước, mau lẹ... tất cả đều nhờ vào luyện tập thể dục thể thao. Ông già vui tính cười cho biết, chơi giỏi nhiều môn thể thao. Các môn cầu lông, chạy bộ, bóng bàn... ông chỉ chơi nhưng không đam mê. Ông đặc biệt thích bơi lội, bóng đá, trượt patin và niềm đam mê hiện giờ là freeline skates, một môn thể thao đường phố được xem là nguy hiểm và khó khăn, mất nhiều công sức, nhất là với một ông già.
Ông già 70 tuổi trẻ lại cùng freeline skate


Ngày hai lần, ông Chính ra công viên Thống Nhất luyện tập môn thể thao đường phố được xem là mạo hiểm của giới trẻ hiện nay.

Ông Chính kể, năm ngoái thấy một nhóm trẻ trượt ván đôi. Ông thích thú liền đi mua ngay 2 đôi ván freeline skates cho mình và cháu trai Gia Bảo. Ban đầu ông cùng cháu luyện tập trong nhà, mỗi ngày chừng 45 phút. Khoảng một tháng rưỡi, bé Gia Bảo đi ván thành thạo lại quay sang hướng dẫn ông. Biết đi rồi ông mới mang ván ra công viên chơi.

"Môn này rất khó, đòi hỏi người học phải kiên trì. Những hôm đầu chơi, bao nhiêu lần tôi ngã dập mông xuống đất, vết đau này chưa qua lại có chỗ đau mới nhưng nó thôi thúc tôi lắm. Hai tháng luyện tập thì tôi có thể đi được", ông Chính cười.

Ông già chia sẻ thêm: "Ai cũng thắc mắc sao tôi lại chọn môn nguy hiểm này, nhiều người còn khuyên tôi già cả, gân cốt yếu nên chọn các môn nhẹ nhàng. Song tôi tự tin vì đã có kinh nghiệm trượt patin và trượt tuyết".

Theo ông, tập môn này tất cả các khớp được vận động nhuần nhuyễn, người khỏe hơn hẳn và quan trọng là đam mê. Ngày nào ông cũng phải đi trượt 1, 2 lần, mưa sân trơn thì chơi trong nhà. "Tôi làm bảo vệ từ 4h30 đến khoảng 8h30 sáng hôm sau mới về. Trước và sau khi đi làm tôi đều ra tập lướt ván. Với tôi một buổi đi thể dục còn quý hơn cả ăn sáng", ông Chính bày tỏ.

Ông Chính còn "truyền lửa" sang cho các cháu của mình. Mới 8 tuổi mà bé Gia Bảo trượt patin và nhất là chơi ván đôi "tuyệt đỉnh". Giới chơi môn này ở Hà Nội phải thừa nhận Gia Bảo là người ít tuổi nhất chơi môn đỉnh cao của thể thao đường phố - freeline skates.

Cháu gái Tuyết Nhi 3 tuổi của ông Chính cũng trượt patin điêu luyện. Cô bé chơi môn này khi mới hơn 2 tuổi. Ông Chính tiết lộ: "Trước đó, hai anh em nó mỗi đứa một cái xe đạp, anh đạp trước, em đạp sau. Lúc Gia Bảo biết trượt patin và freeline skates thì con bé đuổi theo không kịp. Tôi nảy ra ý định cho cháu chơi môn này".

Sợ bố mẹ cô bé phản đối, ông lén đi mua giày. Lượn khắp các cửa hàng ở Hà Nội mới tìm được một đôi nhỏ nhất, nặng 1,8 kg và vẫn rộng với chân cô bé. Ba ông cháu luyện tập ở một phòng, không để bố mẹ Tuyết Nhi thấy. Sau 2 ngày cô bé đã có thể trượt patin từ phòng này sang phòng khác.

Từ đó, để thoải mái cho các ông cháu chơi trò trượt ván, căn nhà 4 tầng được đơn giản hóa hết sức có thể, thênh thang, bóng loáng. Ở phòng khách, bàn ghế được chất vào một góc, 2 phòng trên tầng hai luôn mở cửa thông nhau và chỉ để một chiếc võng trong góc.
Bà Lộc, vợ ông Chính luôn là dõi theo ông từng bước đi, uốn nắn cho ông tập.


Cả gia đình ông Chính đều ủng hộ 3 ông cháu chơi ván trượt. Mỗi lần ông cụ ra sân đều có vợ đi theo. Bà ngồi một chỗ bên ngoài nhìn vào sân trượt, quan sát, thỉnh thoảng nhắc ông điều chỉnh các động tác.

Một thiếu úy công an nhiều ngày luyện tập điều lệnh ở công viên Thống Nhất cho biết rất ấn tượng với vợ chồng ông Chính. "Sáng, chiều nào tôi cũng thấy hai bác ấy dắt tay nhau ra công viên. Khi cụ ông trượt trên sân, cụ bà đứng bên ngoài dõi theo nhắc ông chân nào chưa đều, chưa đẹp", anh công an trầm trồ.

Ông Chính là cán bộ kỹ thuật về hưu, hiện làm bảo vệ cho một công ty. Mỗi ngày ông đạp xe đi làm. Ngoài thích thể dục thể thao, ông còn thích vẽ và chơi tranh.

Bà Lộc, vợ ông cho biết thêm, hơn 40 năm sống cùng nhau nhưng ông bà chưa một lời nặng nhẹ. Ông Chính chăm chỉ làm việc, thương yêu vợ con. "Vào nhà tôi không có chè tàu, thuốc lá, rượu bia. Mọi người sống yêu thương nhau. Đã gần đến cái tuổi 'xưa nay hiếm' nhưng tôi và ông ấy vẫn xưng anh em, quan tâm chăm sóc nhau. Đó là tình cảm thật và cũng muốn để làm gương cho các con", bà Lộc cho biết.

Vợ chồng ông Chính có 2 người con, một trai, một gái đã lập gia đình nhưng tất cả đều sống chung trong một căn nhà. "Với tôi con rể cũng như con trai, con gái cũng như con dâu, không có đối xử nào thiệt hơn", bà chia sẻ.
Đọc tiếp…

Chuyện lạ: cỗ quan tài nghìn năm trong hang đá

15:00 |
Trong những ngày thu sang, nhóm phóng viên chúng tôi đã tìm đến hang đá khu vực vách núi làng Cùng (Cẩm Tú - Cẩm Thủy - Thanh Hóa). Theo tương truyền từ xa xưa, có một cỗ quan tài nghìn năm trong hang đá gắn liền với những câu chuyện tâm linh, kì bí - người dân không ai dám mạo phạm

Thôn Cùng (trước kia có tên làng Liên Sơn) nghĩa là đường cùng, chỉ có một lối duy nhất đi vào làng, hai mặt núi non cách trở, một mặt chắn bởi dòng sông Mã dựa núi uy nghi. Từ xa người ta đã nhìn thấy trên vách đá giáp bờ sông một chiếc cờ lớn. Men theo sườn núi với độ dốc 60-70 độ, chỉ chừng một cây số sẽ tới vách núi đặt cỗ quan tài. Người không quen đi rừng dễ trượt rớt lại phía sau.

Ông Trương Quản Trọng năm nay 65 tuổi, người dân tộc Mường, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này nên nằm lòng những sự tích huyền bí quanh chiếc quan tài. Đầu thế kỷ thứ 16, dòng họ nhà ông Trọng từ trên các vùng núi cao hạ sơn về đây khai cư lập ấp, được giao cho chăm nom linh hồn của làng. Từ thời đó, đời cha ông truyền lại đã thấy cỗ quan tài, bao năm không xê dịch.

Từng có thời điểm một số người dân trong làng thấy chất gỗ của quan tài đẹp, nảy ý định mang về nhà nhưng sau đó đều gặp họa.

Chuyện lạ: cỗ quan tài nghìn năm trong hang đá

Chiếc quan tài nằm trên một mỏm đá nhô ra, khá rộng rãi, có những hòn đá to nhỏ bao quanh. Quan tài là một khúc gỗ chẻ đôi, hai mặt úp vào nhau, rộng quá vòng tay người ôm. Hai đầu quan tài đặt trên 2 tảng đá, cách mặt đất chừng gang tay, có thể ngăn mối mọt.

Qua thời gian, bên ngoài quan tài bị bào mòn, có một lỗ thủng nhìn được vào bên trong rỗng, nhưng chất gỗ vẫn chắc chắn. Theo những cụ già trong làng, chiếc quan tài còn nguyên vẹn vì nó được làm từ loại gỗ đinh thối quý hiếm - loại cây có thớ dọc bền cứng nhưng nặng mùi khó chịu. "Rất có thể loại gỗ này xua được thú dữ, ngăn được mối mọt", ông cụ Vượng 78 tuổi phán đoán tiếp lời ông Trọng.

Nơi chiếc quan tài ngự trị có địa thế hiểm trở, trên là núi cao dựng đứng. Dưới là hang sâu có thể chứa vài trăm người không bị ngạt, vì thế nó còn có tên là hang Gió hoặc hang Mắng Khăng tức hang cỗ quan tài. Từ nơi đặt quan tài, tầm mắt có thể bao quát được toàn làng Liên Sơn một màu xanh mướt, yên ả.


Nằm ở "hang cùng ngõ hẻm", ngoài chiếc quan tài xưa, người làng Cùng tự hào là làng cổ có lịch sử lâu đời. Hơn chục năm trước, dân làng Cùng đã nộp lên chính quyền 3 chiếc trống đồng văn hóa Đông Sơn. Trống đồng đang được huyện Cẩm Thủy bảo quản. Đến nay, một số nhà dân trong làng vẫn lưu giữ những đồ vật của người xưa. Gần đây nhất ông Hà Văn Minh 57 tuổi trong lúc đào giếng phát hiện được hũ tiền xu nặng 0,5 kg. Nhà ông Trọng còn xây riêng "bảo tàng" trưng bày đồ xưa.

Bảo tàng của ông Trọng là một căn nhà cấp 4 rộng chừng 20 m2, chứa khoảng 1.000 hiện vật cổ từ đồ đá, đồ gốm, đồ đồng... cho đến các loại trang sức, công cụ thần chú. Ngoài ra, ông Trọng vẫn giữ lại được hơn chục cuốn sách cổ chữ Hán đen nhèm. Hằng đêm, ông ngủ ở đây trông coi.

Lý do làm bảo tàng của ông già xứ Mường cũng thật tình cờ. Nơi đây cách thị trấn chừng 2km nhưng đời sống thiếu thốn. Từ giữa những năm 90, người dân có thêm nghề làm gạch. Khắp nơi trong làng từ ruộng đồng, sân vườn, đường đi lối lại đều bị đào bới lấy đất nung gạch. Trong quá trình này, hàng nghìn những mảnh gốm, đồ đồng, tiền xu... đã được khai quật, nằm ngang ngửa, người dân mặc sức giẫm lên.

Xót xa, ông Trọng ngày ngày đi khắp làng nhặt nhạnh những mảnh gốm, rìu đá, rìu đồng mang về. Cái nào đẹp ông rửa sạch, cất giữ. Những mảnh vỡ nhỏ, ít hoa văn, ông sắp xếp quây xung quanh vườn hoa lan trước nhà.

"Làng tôi bắt đầu nung gạch từ những năm 1994. Đó cũng là lúc tôi thấy đâu đâu ở làng cũng có những đồ xưa. Một lần xem truyền hình 'Những mảnh ghép thời gian' về các giá trị văn hóa vật chất của dân tộc ngày càng mai một, tôi nảy ý định lưu giữ những mảnh vỡ lại, để sau này con cháu biết từ xa xưa nơi đây đã có con người sinh sống", ông Trọng giải thích lý do sưu tầm đồ xưa của mình.


Ban đầu, người dân nào trong làng bảo ông khùng, gàn dở, rảnh việc rỗi hơi. Trong khi ai cũng bận bịu lo miếng cơm thì ông lại đi nhặt mấy cái đồ bỏ đi, không giá trị. Được một thời gian, cái cảnh ngược đời này cũng quen với bà con, đôi khi đào bớt được cái gì đẹp họ cũng mang đến cho ông.

"Nhặt nhiều cũng thấy đam mê, nhặt được cái nào có hoa văn đẹp thì cảm giác rất thích thú, sướng rơn cả ngày. Đôi khi, để tăng thêm giá trị những đồ sưu tầm, tôi cũng bỏ tiền ra mua vài chiếc rìu đồng, bình gốm. Người dân thấy cái hay cũng mang đến cho. Dù không nhiều nhặn, tôi cũng biếu lại họ vài chục nghìn", ông cười.

Hiện giờ ông Trọng được chính quyền giao nhiệm vụ trông giữ ngôi đền cổ bên bờ sông. Còn cỗ quan tài, người dân tự bảo nhau giữ gìn. Nơi đó được cắm một chiếc cờ ngầm ý linh thiêng, cấm xâm phạm.
Đọc tiếp…

Công ty game Mỹ vi phạm chủ quyền Việt Nam

15:00 |
Trong trò chơi Battlefield 4, công ty EA đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam khi giới thiệu quần đảo Hoàng Sa thuộc Trung Quốc.Hôm 21/8, tại sự kiện GamesCom ở Đức, EA đã tổ chức họp báo giới thiệu các chế độ chơi của game bắn súng góc nhìn thức nhất Battlefield 4. Với màn chơi tại Trung Quốc, EA đã gây bất ngờ khi phát video demo cảnh chiến đấu tại quần đảo Hoàng Sa.
 
Canh chien dau tren dao

Theo mô tả nhà phát hành này, đây là quần đảo thuộc Trung Quốc và tại đây game thủ sẽ nhập vai vào lính đặc nhiệm Mỹ, Trung hoặc Nga để đánh chiếm các mục tiêu cứ điểm trên các đảo. Sau thời điểm giới thiệu, màn chơi trên đã gây phẫn nỗ trong giới game thủ thế giới, vì họ phát hiện Hoàng Sa không thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

“Hoàng Sa là của Việt Nam, EA đã sai lầm khi thiết lập màn chơi như vậy. Chỉ cần tra cứu các tài liệu trên Internet chúng ta sẽ có thông tin chính xác về chuyện này. EA làm như vậy với mục tiêu tiếp thị game tại Trung Quốc. Đây là hành động xuyên tạc lịch sử”, độc giả Heny bình luận bình luận trên trang bf4central.com.

Thông tin về Battlefield 4 có sai phạm chủ quyền tại Việt Nam đang nóng trên nhiều diễn đàn trò chơi thế giới. Tại đây, phần lớn người đọc đều khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam và yêu cầu EA nên chỉnh sửa lại trò chơi. Số khác cho rằng cơ quan quản lý tại Việt Nam nên có hành động cứng rắn, với EA bằng việc cấm Battlefield 4 cũng như các trò chơi khác của EA phát hành tại VN.

Hoang sa viet nam

Ở Việt Nam, EA đang chính thức phát hành dòng game FIFA Online, và phiên bản FIFA Online 3 sẽ ra mắt tháng 9. Trước đó đơn vị này cũng từng có một game xuyên tạc lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta là Battlefield Vietnam Battlefield 4 là trò chơi góc nhìn thứ nhất được EA phát triển và phát hành. Game chơi trên các hệ máy PC, PS3, PS4, Xbox 360 và Xbox One. Trò chơi lấy bối cảnh giả tưởng về cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 3 giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Theo Giáo dục VN
Đọc tiếp…

Lơ là quản lý rừng tại Bình Định

01:36 |


Những ngày gần đây, tại địa bàn xã Mỹ Hiệp - huyện Phù Mỹ - tỉnh Bình Định, các hộ dân sinh sống ở đây đã liên tục chặt phá cây rừng, lấn chiếm rừng phòng hộ đầu nguồn quanh hồ chứa nước Đại Sơn

Theo người dân phản ánh, từ khoảng tháng 6 đến nay, đỉnh điểm khoảng một tháng trở lại đây mỗi ngày có từ 20 – 30 người dân với dụng cụ vào khu vực này chặt phá, đốt thực bì, lấn chiếm đất rừng để trồng cây nguyên liệu giấy. Việc người dân khai thác chặt phá ồ ạt rất công khai, trong khi khu rừng này cách trung tâm xã Mỹ Hiệp chỉ vài km. Nhưng chính quyền địa phương nơi đây dường như bất lực nên tình trạng kéo dài đến nay khiên dư luận địa phương bức xúc.
Nhiều quả đồi tại tiểu khu 192 bị đốt trụi
Nhiều quả đồi tại tiểu khu 192 bị đốt trụi

Theo quan sát của chúng tôi, từ xa nhiều quả đồi xanh đã biến thành đồi trọc do người dân khai thác chặt phá, đốt trụi. Nhiều gốc cây có được kính 40 cm cũng bị đốn hạ.

Ông N.C., một người dân thôn cho biết: “Từ thời ông bà chúng tôi đã canh tác trồng hoa màu đậu, bắp ở khu vực này. Sau đó có dự án xây hồ chứa nước Đại Sơn nên cấm người dân không được sản xuất. Sau đó, không biết lý do gì, ông Năm Tươi (Trần Văn Hùng, ở thôn Bình Tân, xã Mỹ Hiệp) rồi con cái ông này vào khai thác trên diện tích đã lấn chiếm trước đó khiến nhiều người khác cùng hùa theo chặt phá, đốt rừng. Người dân nói ông Năm Tươi làm được thì mình cũng làm được nên hàng trăm ha rừng bị tàn phá không thương tiếc”.

Ông C, cho biết thêm, khu rừng phòng hộ đầu nguồn hồ chứa nước Đại Sơn là nơi giữ nước, cung cấp nước tưới cho trên 60 ha đất sản xuất của hàng ngàn hộ dân ở đây. Nếu chính quyền địa phương không xử lý quyết liệt thì chẳng bao lâu sẽ thành đồi trọc, đất xói mòn bồi lấp lòng hồ.

Dù việc khai thác chặt phá, đốt rừng diễn ra công khai và ầm ĩ nhưng khi trao đổi với phóng viên, chính quyền xã Mỹ Hiệp - đơn vị quản lý trực tiếp khu rừng này - lại tỏ ra lúng túng trong xử lý và cũng không nắm rõ con số diện tích rừng bị người dân chặt phá, đốt lấn chiếm.

Ông Phạm Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Hiệp cho rằng, khu vực xung quanh hồ Đại Sơn thuộc tiểu khu 192 được xác định là đất lâm nghiệp trạng thái từ 1B đến 1C, được giao cho UBND xã Mỹ Hiệp quản lý không được xác định là rừng phòng hộ. Trước tình trạng trên, xã đã mời một số người dân về xã làm việc, cam kết không vi phạm nhưng vẫn còn vài họ vẫn lén lút vào chặt phá, lấn chiếm. Tuy nhiên, theo Phòng TN-MT huyện Phù Mỹ, việc người dân chặt phá, đốt thực bì nhưng chưa trồng rừng không thể gọi là hành vi xâm hại rừng nên chưa biết xử lý thế nào.

Theo Dân Trí
Đọc tiếp…

Bạc Hy Lai nói vợ bị “điên”, khai man do bị ép buộc

18:05 |
Phản ứng trước lời khai của vợ hôm nay, cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai nói rằng bà Cốc Khai Lai bị “điên” và khai man chống lại ông vì bị ép buộc.

Bac Hi Lai
"Bạc Hỉ Lai"


Trước đó, vào cuối buổi trưa ngày 23/8, tòa án nhân dân thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, nơi phiên tòa xét xử ông Bạc đang diễn ra, đã công bố một đoạn video làm chứng của bà Cốc Khai Lai.

Đoạn video và bản làm chứng viết tay của bà Cốc, người bị kết án tử hình treo hồi năm ngoái vì tội sát hại doanh nhân Anh Neil Heywood, đã được đăng tải trên trang tiểu blog chính thức của tòa án.

Trong lời khai, bà Cốc cho hay bà cảm thấy Heywood là một mối đe dọa với con trai bà, Bạc Qua Qua.

“Vào nửa cuối năm 2011, Bạc Qua Qua có gọi điện thoại video cho tôi bằng máy iPad, nói rằng Heywood đe dọa nó”, bà Cốc cho biết trong lời khai. Các email sau đó giữa hai người khiến bà hoảng sợ.

“Sau cuộc điện thoại đó, tôi đã rất lo lắng, vốn dẫn tới vụ án mạng hôm 15/11/2011 (khi Heywood bị sát hại)”, bà Cốc nói.

Bà Cốc cũng nói về việc nhận các món quà từ một doanh nhân ở Đại Liên - tỷ phú Từ Minh, người mà ông Bạc bị cáo buộc nhận các khoản hối lộ.

Đáp lại những lời khai của vợ, ông Bạc nói bà bị “điên” và hoàn toàn nói dối.
“Trong tình trạng sức khỏe không ổn định, các công tố viên đã gây áp lực lên bà ấy, khiến bà ấy quay lưng lại với tôi”, ông Bạc nói.
Đọc tiếp…

Người quen thân của Thủ tướng Phạm Văn Đồng

10:48 |

Có một vị hiền sĩ kiêm khai quốc công thần của chế độ Việt Nam dân chủ cộng hòa, bản thân cũng như người đời lưu lại ít những biên chép nhất. Người đó là cụ Ngô Tử Hạ. 


Người thân quen của thủ tưởng Phạm Văn Đồng
 Cụ Ngô Tử Hạ (đeo kính) bên Bác Hồ. Ảnh: T.L.
Mặc dầu đã săm soi hỏi bạn, cùng những tra cứu nhưng để mường tượng một chân dung Ngô Tử Hạ thì thấy không thể?
Cứ thầm tiếc, thể nào mà cụ


Đơn giản tỷ như cụ Ngô Tử Hạ có mấy người con, hiện ai còn ai mất? Hỏi, tra cách nào cũng không ra, tôi đành cầu viện đến nhà sử học Dương Trung Quốc. Ông Quốc cũng tắc, xui tôi hỏi một nhà nghiên cứu kiêm cộng sự ở Tạp chí Xưa & Nay là ông Trịnh Tiến.

Ông Tiến tự dưng à lên rồi chợt nhớ ra vợ cụ Ngô Tử Hạ họ Trịnh. Nhưng là một thành viên của Hội đồng tộc Trịnh Việt Nam và cũng là người mê say nghiên cứu nhưng ông Tiến rốt cuộc cũng không biết thêm gì hơn!

May, ông Tiến còn nhớ mang máng người cháu gọi cụ Ngô Tử Hạ bằng ông ngoại tên là Trịnh Văn Đường. Hôm đi hỏi được thì ông Đường đã mất ít lâu. May nữa là ông Tiến thân chinh dẫn tôi đến một ngã tư ở trung tâm Hà thành.

Ấy là Ngã tư Hàng Bông - Lý Quốc Sư.

Chính sử chép về sự máu mặt lẫn hằng tâm hằng sản với cách mạng của cụ Ngô Tử Hạ ở ngã tư này như sau

Nhà số 24-48 Lý Quốc Sư và 2/12 Ngõ Huyện (diện tích 2.251 m2), nhà số 60 Nguyễn Du (diện tích 1.095 m2), nhà số 8 Lý Quốc Sư (diện tích 84 m2), nhà số 4 ngõ 339 Thịnh Yên (diện tích 2.210 m2), nhà số 31 Hàng Bông (diện tích 182 m2). Gia đình cụ Ngô chỉ giữ lại 200 m2 ở số nhà 24-48 Lý Quốc Sư và 2/12 Ngõ Huyện để ở và sau này làm nơi thờ tự

(Trích bản kê khai nhà đất xin hiến cho Nhà nước của gia đình cụ Ngô Tử Hạ được lập vào ngày 29/7/1960)

Tôi ngồi nhẩm thời giá bây giờ khi lẩn mẩn quy ra thóc sự hằng tâm hằng sản của bậc hiền sĩ nước Nam hiến nhà cho Nhà nước mà phát hoảng bởi tầm vóc và quy mô.

Ông Trịnh Tiến dẫn tôi vào một ngôi nhà gần ngã tư ấy.

Tự hỏi có phải ngôi nhà chật chội này là phần còn lại của cái diện tích khiêm tốn mà cụ Ngô Tử Hạ ngày ấy xin giữ lại để làm nơi sinh hoạt và thờ tự cho gia đình mình?

Hóa ra không phải. Đó là nhà của ông cháu ngoại Trịnh Văn Đường. Khúc nhôi người ông nội của Trịnh Văn Đường ( từng ba đời làm Chánh tổng xứ đạo Phát Diệm) trở thành thông gia với cụ Ngô Tử Hạ là cả một câu chuyện thật dài. Dài và không ít những ly kỳ. Lẫn xót xa...

Tiếp chúng tôi là một phụ nữ khó định tuổi. Không ngờ bà đã 74. Cung cách tiếp khách lịch thiệp cẩn trọng của bà Hồng, quả phụ ông Trịnh Văn Đường nhắc nhở khách bồi hồi về quá vãng của những danh gia Hà thành nền nếp.

Trên mặt chiếc bàn tròn chỉ nhỉnh hơn diện tích cái mâm đồng đại. Mặt bàn nguyên thủy đã thay bằng kính. Nhưng ngó bốn chân phía dưới là cả một kỳ khu của tuyệt tác. Giật mình thêm là cái bàn này là kỷ vật duy nhất của cụ Ngô Tử Hạ sắm từ cuối thế kỷ XIX đặt ngay trong phòng khách của cụ ở tư gia cạnh nhà in ở phố Lý Quốc Sư. Bên chiếc bàn này, ông cố vấn Vĩnh Thụy đã từng nhiều đêm ngồi đàm đạo với cụ Ngô dịp ông ra Hà Nội làm cố vấn cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ban nãy tôi dâng hương trên bàn thờ đặt bên lối đi. Trên bàn thờ có hai bức chân dung cụ Ngô Tử Hạ và cụ bà cùng tấm Huân chương Độc lập hạng Nhất. Thoáng chút băn khoăn lẫn xót xa, nơi thờ tự cụ Ngô cùng kỷ vật mà sao lại đặt ở nhà cháu ngoại?

Cụ Ngô hai vợ nhưng nhõn một gái đầu và trai rốt với người vợ cả. Bà cả Ngô Thị Hòa đã mất 1983 ở Hà Nội. Bao năm rồi những là mây bay nước chảy, người con trai duy nhất của cụ Ngô sau mấy lần về cố quốc chỉ chăm chắm mang sang Mỹ một nắm đất quê nhà để thờ tự. Và ông Hiệt, Ngô Tử Hiệt ấy cũng đã nằm lại bên đất Hoa Kỳ ở tuổi 85.

...Câu chuyện của ông Tiến và bà Hồng như một cuốn phim quay chậm về những điều sở đắc của cụ Ngô thời dân quốc ấy. Về đại biểu cao niên nhất, Chủ tịch Đại hội đồng Quốc hội khóa I, người chủ tọa và đọc bản tuyên ngôn của Quốc hội tại phiên họp đầu tiên của Quốc hội.

Cụ là một trong ba trăm nhà tư sản có máu mặt ở xứ Đông Dương. Trước cách mạng, nhà in nổi tiếng Ngô Tử Hạ là mạnh thường quân của các trí thức yêu nước muốn in ấn sách báo. Hình ảnh cụ Ngô khăn xếp, áo the kéo xe bò qua phố Tràng Tiền. Nhà nào cũng có người chờ sẵn bên hè phố. Người thì bơ gạo, người thì đấu ngô, người thì góp tiền. Đi chưa hết một vòng bờ Hồ thì xe gạo đã đầy. Về đến Nhà hát Lớn gặp Bác Hồ, cụ Ngô báo với Bác xem chiếc xe chở gạo lẫn lộn đủ các thứ: gạo đỏ, gạo trắng, gạo nếp, ngô... Bác Hồ chỉ vào xe gạo nói rằng: “Đây mới là gạo đại đoàn kết. Nước ta có nhiều thứ gạo ngon nhưng bây giờ thì đây là thứ gạo ngon nhất”.

Cuộc đời vị nhân sĩ kiêm hiền sĩ nước Nam, cố vấn cho Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngô Tử Hạ có lẽ khá nhiều khúc mờ nhòe cần giải mã. Chả phải là tò mò nhưng phần nào cũng bố cáo cho dân Nam ta thêm trân quý, biết ơn tấm gương không mấy thời được vằng vặc ra như thế?

Chả hạn cái đoạn Chủ tịch Hồ Chí Minh biết được cụ Ngô Tử Hạ từng đặt nhà in trong Huế và có mối thâm giao với nhiều vị Thượng thư trong triều đình nhất là vua Bảo Đại, cụ Hồ đã có nhiều buổi trao đổi đàm đạo với cụ Ngô kế hoạch vời ông Vĩnh Thụy tức Bảo Đại ra làm Cố vấn cho Chính phủ Việt Minh. Như nhà sử học Dương Trung Quốc cho hay, hiện thời chưa có tài liệu nào ghi chép về những việc ấy? Cụ Hồ đã bộc bạch những gì? Cụ Ngô đã bí mật vô Huế trao đổi những gì với Bảo Đại?

Có một khúc bi tráng trong cuộc đời cụ Ngô mà sử đã chép.

Tiếng súng kháng chiến toàn quốc vang lên, Chính phủ và Trung ương chuyển lên Việt Bắc, khi đó cụ Ngô Tử Hạ đã 65 tuổi, đương chức ủy viên Ban Thường trực Quốc hội, do già yếu đành lòng chia tay cụ Hồ rồi cùng gia đình tản cư về Ninh Bình.

Pháp nhảy dù vào Ninh Bình, bày mọi mưu mô chước quỷ, dùng bọn phản động đội lốt tôn giáo hòng mua chuộc, bắt ép người đại biểu nhân dân Ngô Tử Hạ. Để bảo toàn khí tiết, được sự giúp đỡ của cụ Hồ, cụ Ngô đã đưa gia đình sang Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) cư trú. Tuy cụ ở xứ người nhưng lòng luôn ngóng vọng về quê hương, ngày đêm mong được tái ngộ với cụ Hồ để phụng sự đất nước.

(Cũng cần phải biên thêm điều này, hơi bị hiếm trong giới tư sản An Nam, ngay từ những năm cuối 1930, cụ Ngô Tử Hạ từng tậu biệt thự nhà riêng ở Paris, ở Roma và Thụy Sĩ).

Non nước chẳng phụ lòng người, ấy là vào năm 1954, khi dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam đàm phán tại hội nghị Giơ-ne-vơ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tìm gặp lại người bạn cũ Ngô Tử Hạ. Cũng trong thời gian diễn ra hội nghị, cụ Ngô đã gặp gỡ, bàn bạc chính sự với ông Phạm Văn Đồng. Sau hòa đàm Giơ-ne-vơ, cụ Ngô theo phái đoàn của Chính phủ về nước và tiếp tục công việc của mình trong Ban Thường trực Quốc hội khóa I.

Những ai từng bên cụ Ngô những năm ở Giơ-ne-vơ ấy. Mà mấy năm? Con đường hay lộ trình gia đình cụ Ngô trở về cố quốc cụ thể là chiến khu Việt Bắc ra sao? Vv...

Lại một nuối tiếc nữa mà không thể sửa chữa, vớt vát. Ấy là nhiều bài nghiên cứu khi dẫn ra câu nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng “Cụ Ngô Tử Hạ là một nhà yêu nước, tham gia rất sớm vào phong trào Việt Minh, trước đây thường xuyên gặp Bác Hồ và quen thân với tôi” nhưng không ghi xuất xứ?!

Và tiếc nữa khi cụ Phạm Văn Đồng đương còn rất minh mẫn, nếu có nhà nghiên cứu nào tìm gặp cụ Đồng để có thêm chi tiết sống động từ khái niệm quen thân với tôi... thì quý biết mấy? Nghĩ có lẽ vị nguyên Thủ tướng ấy cũng chả khó khăn eo hẹp gì?

Một nét mờ nhòe nữa cũng gây không ít bâng khuâng cho hậu thế. Nhiều tài liệu hay báo chí cũng dẫn ra việc chính cụ Ngô Tử Hạ ( bây giờ không rõ cụ từng thạo dịch số hay tử vi thế nào?) đã chọn ngày 2/9/1945 để cụ Hồ đọc tuyên ngôn Độc lập ở Quảng trường Ba Đình! Cụ thể hoàn cảnh việc lựa chọn ấy ra sao? Tiếc thay người ta chỉ dẫn ra câu nói vắn tắt của cụ Ngô Tử Hạ rằng đó là ngày chúa nhật...

Viết đến đây, tôi giật thột nhớ đến nhà văn Sơn Tùng. Tiếc thay (lại tiếc thay?) nhà văn Sơn Tùng hiện đương nằm thiêm thiếp vô minh mấy năm nay sau những cơn tai biến kịch phát. Được hầu chuyện nhà văn Sơn Tùng mấy lần, tôi biết nhà văn có quen thân với Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Từng được đàm đạo với Thủ tướng rất nhiều lần. Được Thủ tướng mời cơm. Được Thủ tướng cấp cho nhà ở nhưng nhà văn không nhận v.v...

Lần ấy nhà văn có kể cho chúng tôi nghe vài mẩu chuyện về Bác Hồ. Nhớ lâu hơn là dịp sinh nhật Bác năm 1967, đang tiếp khách trọng thì Bác được báo có một cụ già, già lắm, chống gậy xách theo một vật gì xin được gặp Bác. Cụ không nói tên đang đứng ngoài cổng.

Nghe tả lại, cụ Hồ bỗng xin lỗi khách rồi vội đứng lên ra tận cổng Phủ Chủ tịch đón.

Phải, đó là cụ Ngô Tử Hạ, năm ấy ở tuổi 85 (cụ Ngô mất ngày 29/8/1973 thọ 93 tuổi). Cụ trực tiếp chống gậy xách theo một vò mắm tép do chính cụ tự tay chế biến. Thứ mắm tép vùng chiêm trũng Ninh Bình quê cụ. Cụ Ngô biết cụ Hồ rất thích thứ mắm này.

Đồng lại chả kể cho nhà văn Sơn Tùng nghe nhiều chuyện về cụ Ngô Tử Hạ?

Theo Xuân Ba
Tiền Phong
Đọc tiếp…