Tìm hiểu về chăn băng lông

00:00 |
Trẻ em luôn là  mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh và để chăm lo cho các bé thật tốt thì ngoài việc quần áo, ăn uống thì mùa đông sắp tới này việc lựa chọn sản phẩm chăn phù hợp cho bé nhà mình cũng là một vấn đề của các bậc làm cha làm mẹ. Trong bài viết dưới đây, blog sẽ cùng các bạn tìm hiểu về chăn băng lông. 

Tìm hiểu về chăn băng lông
Chăn băng lông có thiết kế rất ngộ ngĩnh phù hợp với các bé
Chăn băng lông là một loại chăn được làm từ "băng lông" một chất liệu tựa như nhung và thừa hưởng những đặc tính tốt của nhung như rất mềm mại và giữ nhiệt tốt. Sau khi sử dụng một thời gian dài, chăn không bị sùi lông, vón cục hay biến dạng

Chăn băng lông siêu nhẹ và ấm giúp bảo vệ bé tránh cái lạnh của điều hòa, ấm áp vào Thu, Đông. Mùa đông sắp đến, cha mẹ hãy mang tình yêu thương gửi gắm vào những chiếc Chăn băng lông siêu nhẹ để con có thể cảm nhận được hơi ấm, sự chăm sóc của cha mẹ qua từng giấc ngủ.

Ngoài các sản phẩm phù hợp cho các bé thì trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều các loại chăn băng lông khác nhau phù hợp với nhiều độ tuổi và giới tính. Nếu bạn cũng yêu thích sự mịn màng nhẹ nhàng của loại chăn này thì bạn có thể gọi ngay tới số 0945.666.886 để được tư vấn một cách chính xác về chăn băng lông. 

Chăn băng lông được sản xuất ở nhiều nước trên thế giới và tại thị trường Việt Nam, chăn băng lông được sản xuất với số lượng rất ít tại các cơ sở trong nước và thường không có độ tinh xảo như chăn nhập ngoại tại Hàn quốc hay Nhật Bản. Trước khi mua các bạn cũng nhớ xem kĩ về nhãn hiệu cũng như hỏi cặn kẽ về chế độ bảo hành phai màu cho sản phẩm để có thể yên tâm chăm sóc sức khỏe cho bé yêu cũng như gia đình mình nhé. Trường hợp không thích chăn băng lông thì các bạn có thể nghiên cứu một số loại chăn đang rất hot trên thị trường hiện nay là chăn điện hàn quốc và chăn lông cừu tại Shopphuongnhung.com. Chân thành cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của blog chúng tôi.
Đọc tiếp…

Đau đầu vì đủ thứ khoản đóng góp cho nhà trường

15:00 |
Lo cho con ăn học là việc làm đương nhiên của các bậc làm cha, làm mẹ. Nhưng khi mà tình hình giá cả leo thang đang không những làm ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu của các hộ có thu nhập thấp mà còn ảnh hưởng đến nhiều tầng lớp xã hội khác. 

Giá cả leo thang đã đành, nhưng giờ khi lo cho con ăn học, nhiều phụ huynh còn than thở đang phải đau đầu vì phải lo cho đủ các thứ khoản đóng góp cho nhà trường: Tiền xây bể bơi, tiền mua máy giặt, thậm chí tiền... tưới cây là những khoản đóng góp đổ xuống đầu phụ huynh mùa khai trường khiến nhiều phụ huynh bức xúc.

Đau đầu vì đủ thứ khoản đóng góp cho nhà trường

Trong đơn kiến nghị gửi đến báo Tuổi Trẻ và nhiều ban ngành, phụ huynh Trường mầm non Hoa Mai (TP Huế) phản ảnh về các khoản đóng góp đầu năm học mà nhà trường đặt ra, trong đó có 700.000 đồng tiền “tăng cường xây dựng cơ sở vật chất” cho trường. Số tiền này được dùng xây bể bơi, cải tạo và chống thấm phòng học, mua sắm thiết bị đồ chơi (tổng số hơn 3,9 tỉ đồng).

Đóng tiền xây bể bơi
Bà Phạm Thị Cúc, hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Mai, cho biết khoản tiền đóng góp “tăng cường cơ sở vật chất” này được áp dụng theo thông tư 29 của Bộ GD-ĐT “Quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”. Tháng 4-2013 nhà trường có tờ trình gửi cấp trên xin phép nâng cấp cơ sở vật chất với tổng kinh phí gần 4 tỉ đồng, trong đó có dự án xây mới bể bơi gần 2,3 tỉ đồng. Theo bà Cúc, khoảng 2/3 của gần 4 tỉ đồng nói trên sẽ lấy từ nguồn tiền của trường (tiết kiệm từ nguồn học phí 300-400 triệu đồng/năm và nguồn từ ngân sách đầu tư cho giáo dục hằng năm). 1/3 còn lại “trông mong vào phụ huynh”. Lộ trình thực hiện trong ba năm, bắt đầu từ năm 2013 và hoàn thành trong năm 2016.

Đến ngày 30-8, tại cuộc họp với ban thường trực hội phụ huynh, nhà trường đưa ra vấn đề này và được ủng hộ. Cũng theo bà Cúc, tại cuộc họp phụ huynh toàn trường (31-8), lại tiếp tục bàn và các phụ huynh đã thống nhất mỗi người đóng 700.000 đồng/năm.

Theo bà Cúc, toàn trường hiện có 1.007 học sinh thì đã có hơn 600 phụ huynh đóng khoản tiền trên, có người đóng nhiều hơn số tiền 700.000 đồng. “Đây hoàn toàn là khoản tự nguyện, phụ huynh nào đóng góp ủng hộ thì ghi tên mình, và ký tên vào, trường không bắt buộc. Nếu họ không đóng thì trường có thể dùng hai khoản còn lại để trả trong 4-5 năm, thay vì chỉ ba năm theo lộ trình” - bà Cúc nói.

Ông Phan Nam, trưởng Phòng GD-ĐT TP Huế, cho biết có nhận đơn kiến nghị này và đã cho kiểm tra vụ việc.

Tiền tưới cây

Trong khi đó tại tỉnh Nghệ An, một số phụ huynh của học sinh lớp 2 Trường tiểu học Hưng Thịnh (xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên) bị “choáng” khi đọc 10 khoản đóng góp trong năm của con mình lên tới 2.294.000 đồng được viết trên bảng trong cuộc họp gần đây. 10 khoản gồm: tiền học tăng buổi, đồng phục, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thân thể, quỹ hội phụ huynh, quỹ lớp, xã hội hóa, nâng nền sân vận động, hệ thống nước lọc, vệ sinh và tiền tưới cây.

Cô Cao Thị Tám - hiệu trưởng trường này - giải thích: “Trường có 360 học sinh. Chúng tôi chỉ thu tám khoản tiền của phụ huynh thôi. Tiền tưới cây nhập vào tiền vệ sinh. Tiền nâng nền sân vận động nhập vô tiền xã hội hóa. Tổng thu là 1.255.000 đồng/năm. Nhưng khoản tiền vệ sinh và tưới cây không phải chủ trương của trường mà do giáo viên chủ nhiệm các lớp và phụ huynh nhất trí đóng góp. Tiền nâng nền sân vận động để làm nơi vui chơi cho học sinh thì trường không chủ trương thu tiền mà chỉ kêu gọi phụ huynh tự nguyện, mỗi người góp 2 khối đất. Khoản này cũng do giáo viên chủ nhiệm bàn bạc với phụ huynh. Riêng khoản tiền mua hệ thống nước lọc là do trước đây trường thuê người nấu nước, nay không thuê được nữa nên tính chuyện mua hệ thống lọc nước cho các em uống”.

Theo cô Tám, trường đã thu đợt một các khoản tiền này. Bắt đầu từ tháng 9 thu tiếp đợt hai cho đến hết năm. Hiện đã có 40% phụ huynh trong tổng số 360 phụ huynh học sinh đã nộp các khoản tiền nêu trên. Đây chính là lý do một số phụ huynh đã phản ảnh bức xúc. Hỏi thêm về việc vì sao trường lại thu tiền tưới cây, cô Tám nói: “Trường trồng một số bồn cây giữa sân cho đẹp và để học sinh thân thiện với môi trường. Nếu các lớp có thu thì cũng trả cho bảo vệ tưới, chăm sóc những bồn cây này”.
Đọc tiếp…