Ngân hàng gặp phải khó khăn

13:58 |

Đầu tư chồng chéo trong hệ thống tài chính ngân hàng công cốc, nhất là giữa ngân hàng - chứng khoán - doanh nghiệp rối ren tới mức khiến dòng chảy đồng tiền bị méo mó. khó khăn.


Chằng chịt sở hữu chéoSở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống tài chính ngân hàng, nhất là giữa ngân hàng – chứng khoán– doanh nghiệp rối ren tới mức khiến dòng chảy đồng tiền bị méo mó. Cơ cấu lại hệ thống tài chính mà không "diệt" được sở hữu chéo thì cũng coi như... công cốc.


Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đang ách tắc vì sở hữu chéo

Theo Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC) Vũ Viết Ngoạn, tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo với sự "bắt tay" của ngân hàng – chứng khoán – bảo hiểm đang khiến dòng chảy đồng tiền trong hệ thống tài chính méo mó. Ngoài ra, những hạn chế về tính minh bạch cung cấp thông tin và chuẩn mực kế toán... đang tạo điều kiện để sở hữu chéo, đầu tư chéo phát huy mặt tiêu cực.

Thực tế, xét về khía cạnh khuôn khổ pháp lý Luật Tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi đã ban hành những quy định khá rõ về việc sở hữu chéo như giảm hạn mức một định chế tài chính được phép đầu tư vốn vào ngân hàng, hay giới hạn cho vay nhóm có liên quan...

Nhưng soi vào tình hình thực tế, Chủ tịch NFSC cho rằng, vẫn là chưa đủ. Tuy thị trường tài chính mới chỉ phát triển trong giai đoạn đầu, nhưng quan hệ sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam cũng đã trở nên hết sức chằng chịt, phức tạp. Không chỉ có việc ngân hàng A đầu tư vào ngân hàng B hay C mà chuyện vài ba ngân hàng có thể cùng một chủ sở hữu không phải hiếm. Hay như nhà đầu tư có thể góp vốn dưới hình thức cho người nhà, người quen đứng tên khác mà không thể phát hiện ra.

Đơn cử hình thức sở hữu lẫn nhau giữa các NHTMCP cũng khá phức tạp, như Eximbank hiện nắm 10,6% cổ phần tại Sacombank và 8,5% cổ phần tại NH Việt Á.

Ngoài ra, số lượng tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nắm sở hữu tại NHTMCP cũng không phải là ít, như PVN hiện đang nắm 20% cổ phần tại Oceanbank, hay EVN nắm giữ 21,27% tại ABBank... Ngoài ra, hầu hết các tập đoàn Nhà nước đều có các công ty tài chính. Mối quan hệ giữa NHTMCP với các tập đoàn tư nhân ngày càng trở nên phức tạp. Nhiều ngân hàng có thể được sở hữu bởi rất nhiều công ty gia đình hoặc các thành viên gia đình vốn đồng thời lãnh đạo ở các DN khác.

Cuối cùng là ngân hàng sở hữu các công ty chứng khoán, đầu tư tài chính, bảo hiểm, bất động sản. Thông tin thu thập từ 4 NHTM Nhà nước và 8 NHTMCP lớn nhất cho thấy 11/12 ngân hàng có công ty chứng khoán là công ty con hoặc công ty liên kết, 8/12 ngân hàng có công ty quản lý quỹ, đầu tư tài chính, 9/12 ngân hàng có công ty con hoặc công ty liên kết đầu tư BĐS, và 5/12 ngân hàng có vốn góp tại các công ty bảo hiểm.

Trong tham luận với tới Diễn đàn kinh tế mùa thu cách đây không lâu, TS. Đinh Tuấn Minh – thành viên nhóm tư vấn kinh tế vĩ mô của UB Kinh tế Quốc hội cũng cho rằng, sở hữu chéo đang tới mức báođộng. Đây cũng là nguyên nhân khiến nợ xấu và nguy cơ thao túng các hoạt động kinh doanh tài chính. Theo TS. Minh, ảnh hưởng lớn nhất của sở hữu chéo tới quá trình cải cách hệ thống tài chính chính là nguy cơ sụt giảm giá vốn khi tiến hành loại trừ sở hữu chéo. Khi nền kinh tế còn chưa khởi sắc, việc thoái vốn có thể khiến cho bên sở hữu cổ phần phải ghi nhận thua lỗ. Chưa kể, khi thoái vốn giá cổ phiếu của ngân hàng mà doanh nghiệp đầu tư cũng chịu sức ép giảm do tăng cung.

Dựng "tường lửa" chặn sở hữu chéo

Hệ lụy của sở hữu chéo, đầu tư chéo hiển nhiên được Chủ tịch UBGSTCQG chỉ ra, khi sở hữu chéo tạo nên dòng vốn méo mó và đi "chệch" địa chỉ cần thiết. Những giao dịch tài chính vượt ra ngoài khuôn khổ an toàn theo quy định luật pháp, thoát ly sự kiểm soát của các cơ quan quản lý. Khi đó, sở hữu chéo đóng vai trò như chất dẫn, lan truyền rủi ro giữa các định chế tài chính và doanh nghiệp liên quan khi cổ đông gặp khó khăn trong kinh doanh

Hơn thế nợ xấu và vốn ảo từ đây cũng "nở rộ", tình trạng cho vay thiếu kiểm soát có thể tăng mạnh. Và cái giá phải trả cho điều này là hàng trăm ngàn tỉ đồng nợ xấu đang "bùng nhùng" trong hệ thống ngân hàng, và VAMC mới bắt tay vào "dọn dẹp".

Vấn đề sở hữu chéo ở các ngân hàng thương mại đang ngoài tầm kiểm soát và làm tiến trình xử lý nợ xấu thêm khó khăn.

"Đến giờ phút này phải tỏ rõ thái độ dứt khoát, chứ kinh nghiệm từ trước tới nay chính sách đưa ra cứ chập chờn, không gãy gọn nên hoạt động ngân hàng nên đã phải trả giá rất đắt" - nguyên Thống đốc NHNN Cao Sĩ Kiêm đưa quan điểm. Ông cho rằng, đã tới lúc cần thiết phải đưa ra quy chuẩn an toàn theo thông lệ quốc tế trong hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

Cụ thể hơn, TS. Cấn Văn Lực đưa ra 4 giải pháp tái cấu trúc hệ thống tài chính. Trước tiên là xây dựng lộ trình phát triển mạnh mẽ thị trường vốn, nâng cao giám sát hệ thống ngân hàng, loại trừ hoạt động ngân hàng "ngầm" như ủy thác đầu tư, tín dụng đen... ra khỏi hoạt động tài chính. Củng cố lại hệ thống tài chính phi ngân hàng là giải pháp tiếp theo TS. Cấn Văn Lực cho rằng không thể bỏ qua, bởi dù chiếm tỷ lệ 15% thị trường tài chính nhưng tài chính phi ngân hàng lại liên quan chặt chẽ tới lợi ích của người dân.

Cuối cùng, vị chuyên gia này đề cập tới việc xây dựng khung giám sát tài chính chặt chẽ và chuẩn mực hơn
Đọc tiếp…