Những năm chơi bời lêu lổng cuối cùng cũng phải lấy chồng

10:55 |

Những năm chơi bời, đã chơi đủ, đã nếm đủ và cũng không còn tiếc nuối gì với cuộc sống thời trẻ nữa, Hạnh quyết định đi lấy chồng.

Thật ra, Hạnh còn muốn có một cuộc sống tự do, có một tình yêu bền lâu hơn nữa, nhưng cuộc sống vốn không cho Hạnh được quyền kéo dài cái gọi là tình yêu.

Mang tiếng là cô gái chơi bời, hư hỏng, về quê, ai cũng nhìn Hạnh bằng con mắt tò mò, vì tại sao một người con gái vốn ngoan hiền như Hạnh lại trở thành thế này? Hạnh ăn mặc hở hang, móng tay, móng chân sơn đỏ chót, môi mắt thì lúc nào cũng vẽ sắc, xăm hình ở người và hút thuốc. Người ở quê thấy Hạnh, người ta mang Hạnh ra để dạy con cái. Tức là, đừng bao giờ chơi bời như con gái nhà ông A.
Cái tiếng cô gái hư hỏng đồn khắp nơi Hạnh sống, thế nên, người ở quê chẳng còn ai dám ngó ngàng. Nếu nói chuyện tán tỉnh Hạnh mà bố mẹ họ biết thì bị ăn chửi là đương nhiên.

Ban đầu, Hạnh cũng ái ngại những ánh mắt của người xung quanh, nhưng rồi cũng quen. Hạnh mặc kệ họ thích nhìn, thích nói gì, bàn tán gì. Hạnh không quan tâm. Nhưng tiếng lành đồn gần, tiếng ác đồn xa, Hạnh đã bị mang tiếng ở cả một vùng vì cái thói ăn chơi của mình nên chuyện lấy chồng không còn dễ nữa.

Những năm chơi bời lêu lổng cuối cùng cũng phải lấy chồng
Hạnh đi lấy chồng. Ai cũng lắc đầu ngán ngẩm cho người đàn ông lấy phải Hạnh. Họ xem như ai lấy phải cô là cái nợ đời, là rước ‘của nợ’ về nhà. (Ảnh minh họa)
Hễ  yêu anh nào mà đưa về ra mắt, Hạnh phải giữ chặt. Chỉ sợ nghe hàng xóm nói không hay rồi người ta lại nghĩ Hạnh hư hỏng và bỏ. Có nhiều cuộc tình như thế rồi nên Hạnh rút kinh nghiệm lắm.

Rồi Hạnh gặp một người đàn ông nhiều tuổi, giàu nhưng lại chưa có gia đình. Hạnh dù không yêu, muốn anh chàng đẹp trai mà Hạnh đang theo đuổi nhưng sợ họ biết, quá khứ từng ăn chơi của mình nên cũng đành ngậm đắng, lấy người đàn ông không yêu nhưng có của cải đó. Thôi thì vớt vát được cái ông ta giàu. Vậy là đủ cho Hạnh.
Hạnh đi lấy chồng. Ai cũng lắc đầu ngán ngẩm cho người đàn ông lấy phải Hạnh. Họ xem như ai lấy phải cô là cái nợ đời, là rước ‘của nợ’ về nhà. Thật ra, Hạnh từng có quá khứ ăn chơi, từng này nọ, từng cặp bồ nhưng đâu phải chỉ có mình cô như thế. Người ở quê không biết chứ thành phố, con gái như Hạnh quá nhiều. Chỉ là Hạnh sống ở quê và chịu áp lực từ chuyện đó. Thôi thì đành lấy chồng cho yên thân, để tránh người ta dị nghị quá nhiều. Cuộc sống là vậy, đàn bà phụ nữ cần một nơi an phận. Khi có gia đình rồi Hạnh mới càng thấm thía điều đó, và dù đó là người đàn ông Hạnh không yêu nhưng cô không hề hối hận vì đã kết hôn.
Đọc tiếp…