Phương pháp ăn uống ngủ nghỉ nhằm lấy lại đồng hồ sinh học cho cơ thể bạn

10:22 |
Sau thời gian 10 ngày nghỉ tết âm lịch với chế độ ăn ngủ nghỉ thất thường và những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng, giờ đã đến lúc bạn nên lấy lại "đồng hồ sinh học" cho cơ thể của mình để đảm bảo sức khỏe và trí tuệ minh mẫn.

Ngủ điều độ và đủ giấc

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Đó không chỉ là lúc chúng ta được nghỉ ngơi mà còn là thời gian tăng cường cung cấp oxy cho cơ thể, giúp các cơ quan hồi phục để có thể tiếp tục hoạt động trong ngày tiếp theo. Tuy nhiên, rất nhiều người lại không ngủ đủ giấc theo nhu cầu cần thiết của cơ thể. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến đồng hồ sinh học bị rối loạn.

Các bạn nên ngủ đủ giấc và điều độ trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày (khoảng 8 giờ mỗi ngày). Chúng ta có thể xác định giờ đi ngủ, giờ dậy và thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Để đạt hiệu quả, bạn nên duy trì chế độ đi ngủ - dậy vào một giờ nhất định và duy trì suốt cả tuần, kể cả ngày nghỉ. Điều này sẽ giúp chúng mình lấy lại cân bằng cho đồng hồ sinh học một cách nhanh chóng hơn. Ngoài ra, để giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ, các bạn nên tránh ánh sáng khi đi ngủ, tránh sử dụng các chất kích thích hay tập thể dục ngay trước khi đi ngủ nhé!


Ghi nhớ thời gian vào não bộ

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đức, việc đoán trước một thời điểm nào đó sẽ khiến cơ thể tiết ra hormone stress trong vòng 1 giờ hoặc sớm hơn một chút so với khi chúng ta thức giấc thật sự. Điều này có tác dụng tạo áp lực để “khởi động” chiếc đồng hồ sinh học của chúng ta.

Để làm được điều này, chúng mình có thể “ghi” vào não bộ thời điểm mà bạn muốn thức dậy. Cách này sẽ giúp các bạn “đoán” trước thời gian và thức dậy đúng thời điểm mong muốn đấy!

Tiếp xúc với ánh sáng

Việc thiếu ánh sáng sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể giảm và làm tăng tiết hormone melatonin, khiến chúng ta dễ đi vào giấc ngủ. Đây chính là lý do vì sao bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng khi ngủ. Ngược lại, ánh sáng sẽ có tác dụng làm tăng nhiệt độ cơ thể, tiết ra các hormone giúp chuyển hóa protein thành năng lượng cho các hoạt động. Do đó, để đánh thức cơ thể, các bạn nên tiếp xúc với ánh sáng ngay khi thức dậy. Nó sẽ giúp chúng ta đẩy lùi thói quen “ngủ nướng” hay “ngủ cố”.

Bên cạnh đó, trong các hoạt động của một ngày, các bạn cũng nên tiếp xúc nhiều với ánh sáng (trừ lúc ngủ). Điều này sẽ giúp cơ thể tỉnh táo và hoạt động một cách hiệu quả hơn.


Chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn uống cũng là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến đồng hồ sinh học. Các bạn cần duy trì các bữa ăn điều độ và đủ chất dinh dưỡng để có đủ dưỡng chất duy trì các hoạt động của cơ thể. Chúng mình cần tránh ăn uống không đúng bữa, ăn vặt quá nhiều hay sử dụng các chất kích thích thường xuyên. Nó sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới đồng hồ sinh học của cơ thể, dễ làm chúng bị lệch nhịp so với thông thường.
Đọc tiếp…

Bài tập yoga cho giấc ngủ ngon

10:07 |

Bạn cảm thấy mệt mỏi khi trở về nhà sau một ngày làm việc dài ở công sở và hay bị mất ngủ khiến cơ thể bạn lại càng mệt. Vậy thì bạn hãy rèn luyện cho mình thói quen tập yoga vào mỗi tối trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon lành hơn.

Những ngày cuối năm bận rộn sẽ khiến bạn vô cùng mệt mỏi khi trở về nhà sau thời gian làm việc ở công ty. Nhưng điều tồi tệ hơn mà bạn phải chịu đựng là bạn không thể ngủ được cho dù đang rất mệt. Trong đầu bạn chỉ toàn là nhiệm vụ cần hoàn thành vào ngày hôm sau. Và càng khó ngủ bạn càng cảm thấy mệt, đau đầu.

Nếu bạn rơi vào hoàn cảnh như vậy thì bạn có thể tập những động tác yoga sau đây để giảm căng thẳng, thư giãn cơ, loại bỏ sự mệt mỏi và có giấc ngủ ngon hơn. Những động tác này giúp tuần hoàn máu lên não tốt hơn, lưu thông trong cơ thể cũng tốt hơn, nhờ đó có thể giảm đau đầu, mệt mỏi và bạn dễ chìm vào giấc ngủ.

Ở mỗi động tác, bạn giữ trong khoảng 2 phút hoặc cho tới khi cảm thấy cần thiết phải chuyển sang thế khác. Nếu bạn không mất ngủ thì cũng có thể tập những động tác này để cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình.

1. Động tác từ đầu tới chân (Head to Knee Pose)

- Ngồi trên nền nhà, chân phải duỗi thẳng trước mặt, chân trái gập lại. Bạn có thể ngồi thẳng, lưng tựa vào tường.

- Hít vào, nâng cánh tay lên cao. Sau đó thở ra, kết hợp cúi xuống, đẩy cột sống về phía trước sao cho 2 tay chạm vào chân phải.

- Giữ cơ thể thư giãn trước khi chuyển sang chân kia.

2. Tư thế vặn cột sống (Supine Spinal Twist)

- Nằm trên sàn với bàn chân đặt trên sàn nhà, tay đặt ngang vai.

- Từ từ hạ thấp đầu gối bên phải. Bạn có thể giữ cho mặt nhìn lên trần nhà, hoặc nghiêng hẳn cổ, mắt nhìn về phía tay trái.

- Giữ vị trí đó trong vài giây sau đó chuyển sang phía ngược lại (nghiêng đầu gối về bên trái, mắt nhìn về bên phải).


3. Tư thế chân tựa lên tường (Legs up the Wall Pose)

- Nằm trên sàn, chân tựa lên tường tạo thành tư thế vuông góc với người, điều chỉnh sao cho hông sát vào tường.

- Để tay thoải mái nhất nhất có thể (tay bằng vai hoặc thấp hơn vai). Thư giãn ở ngay tư thế này.

- Sau đó từ từ co chân lại để đầu gối vuông góc (hai bàn chân vẫn chạm tường), đồng thời nhích người dần lên phía trên.

- Khi người đã cách xa tường, xoay sang phải để toàn bộ cơ thể nằm trên sàn ở tư thế thai nhi.

- Khi đã sẵn sàng, ngồi dậy ở tư thế thoải mái và lặp lại nếu muốn.
Đọc tiếp…