Chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn tăng cân nhanh

10:04 |

Có rất nhiều người với vóc dáng gầy gò cò hương muốn tăng cân nhưng lại không biết làm thế nào để có thể tăng cân được. Dưới đây chúng tôi hướng dẫn bạn chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn tăng cân nhanh nhất có thể.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người gầy thường khó tăng cân do bị mắc khuẩn, thiếu chất vì ăn quá ít hoặc ăn nhiều nhưng không hấp thu được các chất dinh dưỡng. Vì vậy, các bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý để có thể tăng cân một cách lành mạnh.

Chúng mình cần ăn uống một cách điều độ, đúng giờ với đầy đủ các chất thiết yếu như đường bột, đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất. Một mẹo nhỏ để việc tăng cân đạt hiệu quả cao hơn là thay đổi các loại thực phẩm một cách đa dạng và chia nhỏ các bữa trong ngày để tạo cảm giác ngon miệng và giúp cơ thể hấp thu các chất dễ dàng hơn. Các bạn tuyệt đối không nên sử dụng cách ăn nhiều chất béo, đường bột để tăng cân bởi cách này có thể làm cân nặng của chúng mình tăng lên nhưng không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho tiêu hóa như sữa chua, ngũ cốc, các thực phẩm giàu chất xơ…


Chọn môn thể thao phù hợp với thể trạng

Việc tập luyện thể thao có tác dụng làm săn chắc cơ bắp, tăng cảm giác thèm ăn và thúc đẩy sự tiêu thụ calo trong cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý chọn môn thể thao phù hợp với thể trạng của mình. Nếu tập môn thể thao quá nặng so với sức khỏe, cơ thể có thể bị kiệt sức, mệt mỏi, không ăn được nhiều hoặc dẫn đến chán ăn.

Ngoài ra, việc tiêu tốn nhiều năng lượng mà không được bù đắp đầy đủ sẽ khiến cho công cuộc tăng cân bị phản tác dụng. Bạn nên chọn những môn thể thao như bơi lội, đi bộ, chạy bộ, đạp xe… Với những bạn có thể lực và sức khỏe tốt hơn, các bạn có thể tập gym (nam) hoặc thể dục thẩm mỹ (nữ) để thúc đẩy tăng cân.

Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ cùng một loạt các hậu quả của nó như stress, căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm là nguyên nhân khiến chúng ta rất khó để tăng cân. Để có được cân nặng mong muốn trong một thời gian ngắn, các bạn nhất thiết phải ngủ đủ giấc với 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Đặc biệt, chúng mình cũng cần quan tâm hơn đến chất lượng giấc ngủ. Các bạn có thể uống một cốc nước ấm trước khi đi ngủ để ngủ ngon hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tạo cho mình một không gian thoáng đãng, tránh ánh sáng để có giấc ngủ sâu hơn.


Loại bỏ các thói quen xấu

Đây là các thói quen gây ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng cân của chúng ta. Vì thế, nếu bạn mắc phải các thói quen xấu này thì hãy loại bỏ ngay nhé!

- Thường xuyên uống rượu, bia, hút thuốc lá là thói quen khiến chúng ta mất cảm giác thèm ăn, vì vậy mà ăn ít hơn nên không thể tăng cân.

- Hay thức khuya sẽ khiến bạn bị mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể…

- Ăn quá nhanh, nhai không kỹ cũng là “thủ phạm” khiến cân nặng khó dịch chuyển bởi điều này làm cho thức ăn không được tiêu hóa triệt để. Vì thế, cơ thể dễ rơi vào tình trạng thiếu dinh dưỡng và rất khó để tăng cân.
Đọc tiếp…

Chế độ ăn uống cho lá gan khỏe mạnh

09:29 |

Lá gan là một bộ phận cơ thể vô cùng quan trọng của con người. Chế độ ăn uống của chúng ta ảnh hưởng trực tiếp đến lá gan do vậy bạn cần hết sức chú ý để bảo vệ lá gan của bạn được khỏe mạnh.

Uống nước chanh

Cố gắng uống từ 8 – 10 ly nước lọc tinh khiết mỗi ngày. Đó là cách duy nhất giúp gan của bạn tống được các chất độc ra khỏi cơ thể. Để tốt hơn, hãy bắt đầu mỗi ngày bằng một cốc nước lớn vắt thêm một nửa đến một quả chanh. Chanh giúp tăng cường khả năng giải độc gan. Các axit citric trong nước chanh khuyến khích gan tiết mật mà cơ thể sử dụng để bài tiết chất độc.

Ăn các loại rau

Ăn nhiều thực phẩm để tái thiết gan, chẳng hạn như các loại rau lá xanh, củ cải đường, cà rốt, bắp cải, cải xoăn, cải lá xanh và các loại rau khác. Chúng là những thực phẩm giúp giải độc gan. Bạn nên ăn ít nhất hai phần rau mỗi ngày.

Ăn nhiều hành tây, tỏi, bông cải xanh là những loại rau có chứa lưu huỳnh rất cần thiết giúp tăng cường chức năng giải độc của gan. Giải độc trong gan đòi hỏi lượng chất dinh dưỡng đáng kể để gan có thể hoạt động tốt. Bởi vậy phải bổ sung lượng khoáng chất cao và các vitamin. Thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể làm gián đoạn quá trình giải độc tự nhiên.


Massage nhẹ nhàng

Trong lúc nằm, bạn có thể nhẹ nhàng xoa bóp túi mật và vùng gan là nơi nằm dọc xương sườn phía dưới bên phải của cơ thể. Điều này giúp cải thiện lưu thông máu đến gan đấy.

Không làm gan bị quá tải

Gan của bạn làm việc chăm chỉ mà không cần phải xử lý những thứ như rượu và thuốc giảm đau. Thậm chí nếu dùng thường xuyên rượu hoặc một liều nhỏ thuốc giảm đau là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy gan và kéo theo những bệnh tật khác.

Hãy bổ sung thực phẩm chức năng gan

Bột nghệ, cây khế sữa và bồ công anh đều là những thứ hữu ích trong làm sạch và bảo vệ gan. Thử 45 mg bột nghệ, 400 mg chiết xuất từ cây bồ công anh, hoặc 400 mg cây khế sữa hàng ngày. Bạn có thể ngâm rễ bồ công anh tươi và nước sôi để làm trà cũng rất tốt. Lưu ý là nên chọn loại bồ công anh tự nhiên, tốt nhất là từ những khu vực mà bạn biết để tránh thuốc trừ sâu nhé.


Bổ sung đầy đủ khoáng chất

Khoáng chất rất cần thiết cho quá trình giải độc gan, do đó, bạn cần ăn nhiều loại thức ăn giàu khoáng chất hoặc uống bổ sung khoáng. Tốt hơn hết là tìm cả hai loại khoáng chất vi lượng và khoáng chất đa lượng dạng lỏng. Những khoáng chất quan trọng cho việc giải độc gan bao gồm magiê, canxi, đồng, kẽm, natri, sắt, selen, kali, mangan và những loại khoáng chất khác.
Đọc tiếp…

Những loại rau củ nhỏ nhưng có tác dụng cực lớn

09:13 |

Các loại rau củ rất có lợi cho sức khỏe của bạn, nó không chỉ cung cấp các loại vitamin cần thiết mà còn có tác dụng phòng chống một số những căn bệnh nan y như ung thư.

Bông cải xanh

Bông cải xanh chứa một lượng cực kỳ lớn các chất antioxidants giúp chống ung thư. Chúng còn chứa beta-carotene, vitamin C và folate giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể và các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, bông cải xanh còn là một nguồn cung cấp chất xơ hoà tan và không hoà tan dồi dào cho chúng ta.

Cà rốt và cà chua

Cà rốt màu cam chúng ta thường thấy chứa rất nhiều betacarotene trong khi cà rốt màu đỏ chứa lycopene và cà rốt tím chứa nhiều antioxidants. Bạn có biết rằng cà rốt khi được nấu chín lại chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn khi còn sống không? Bên cạnh đó, cơ thể sẽ hấp thu các chất bổ tốt hơn khi được ăn với một ít chất béo, vì thế hãy ăn cùng với dầu oliu nếu có thể các bạn nhé!

Cà chua chứa lycopene và rất nhiều chất vitamin khác giúp cơ thể chống lại căn bệnh ung thư quái ác.


Khoai lang và củ dền

Những củ khoai lang chứa nhiều beta-carotene, manganese, vitamin C và E cho sức khoẻ chúng ta thêm dồi dào.

Có một điều thường thấy là các rau củ tốt cho sức khoẻ đều có màu sắc rất tươi. Cũng như vậy, củ dền chứa rất nhiều phytonutrients, một chất cực kỳ tốt cho chức năng chống viêm nhiễm. Ăn sống củ dền cùng với xà lách để được kết quả tốt nhất bạn nhé!


Ớt chuông đỏ

Tất cả các loại ớt chuông đều chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, cho dù nó có cay hay không. Ớt chuông đỏ chứa nhiều chất xơ, folate, vitamin K và các chất khoáng molybdenum, manganese, đem lại rất nhiều ích lợi cho cơ thể chúng ta.

Bắp cải và cải xoăn

Bắp cải là một nguồn cung cấp lý tưởng các chất folate, vitamin C cùng vitamin K và nhiều chất xơ. Trong khi đó, cải xoăn lại mang đến rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe của chúng mình, như chất antioxidant, vitamin A, C, K, phytonutrients và các chất dinh dưỡng giúp chống ung thư khác.

Cây cà tím

Cà tím được biết đến với lượng antioxidants cao và cực kỳ hữu ích cho việc điều trị hạ huyết áp và điều chỉnh cân nặng. Nếu có thể, bạn nên ăn luôn vỏ quả cà tím vì chúng chứa rất nhiều antioxidants đấy!


Rau bina

Anh chàng Popeye của chúng ta luôn chọn rau bina, loại rau chứa cực kỳ nhiều vitamin này để tăng thêm "sức mạnh". Không chỉ thế, rau bina còn là một nguồn chứa carotenoids và chất sắt dồi dào chống lại ung thư. Có một lưu ý nho nhỏ là bạn không nên nấu rau bina quá chín nhé vì chúng sẽ bị mất hết chất dinh dưỡng đó.
Đọc tiếp…

Công thức ăn uống cho người bệnh tiểu đường

09:38 |

Bệnh tiểu đường hiện nay đã và đang khiến cho cuộc sống của nhiều người hết sức buồn bực và chán nản. Làm thế nào để điều trị một cách nhanh chóng và hiệu quả, chấm dứt sự đeo bám của căn bệnh là câu hỏi của rất nhiều người bệnh tiểu đường. Dưới đây là những nguyên tắc, công thức ăn uống cho người bị bệnh tiểu đường.

Hậu quả về lâu dài của các rối loạn chuyển hóa này là tổn thương các vi mạch, các mạch máu nhỏ và mạch máu lớn dẫn tới các biến chứng như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, xuất huyết võng mạc, bệnh mạch vành dẫn đến suy tim, tổn thương thận, thậm chí có thể tử vong. Trong điều trị tiểu đường, kết hợp vận động hợp lý và chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất.

Các nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường

Đảm bảo đủ chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng với số lượng hợp lý. Chia thành nhiều bữa nhỏ tránh tăng đường máu đột ngột sau bữa ăn và hạ đường máu lúc sau bữa ăn; hạn chế được các rối loạn chuyển hóa. Duy trì được cân nặng ở mức hợp lý và hoạt động thể lực hằng ngày, phù hợp với tập quán ăn uống của gia đình và đơn giản, tiện lợi, không quá đắt tiền.

Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng

Bệnh nhân tiểu đường cũng có nhu cầu năng lượng gần giống như người bình thường. Tuy nhiên nhu cầu này tăng hay giảm còn phụ thuộc vào tuổi, loại lao động, thể trạng béo hay gầy…


Ăn uống hợp lý cũng là phương pháp điều trị tốt đối với bệnh nhân tiểu đường

Nhu cầu glucid (chất bột đường): Trong bệnh tiểu đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn, do vậy điều cơ bản trong chế độ ăn của bệnh nhân là phải hạn chế glucid. Tuy nhiên cũng không được giảm quá nhiều, đảm bảo cơ thể vẫn có thể duy trì được cân nặng và hoạt động bình thường. Tỷ lệ năng lượng do glucid nên chiếm khoảng 50 - 60% (người bình thường là 65%) tổng số năng lượng của khẩu phần. Nên sử dụng các glucid phức hợp gồm gạo, khoai củ (không nên quá 70g/bữa chính). Hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao...

Protein (chất đạm): Lượng protein nên đạt 0,8g/kg ngày đối với người lớn. Khẩu phần ăn có quá nhiều đạm sẽ không tốt cho thận, tuy nhiên lượng đạm trong khẩu phần cần cao hơn so với người bình thường và nên đạt 15% - 20% năng lượng khẩu phần (người bình thường là 12% - 14%). Nên sử dụng phối hợp cả protein động vật (thịt, cá, trứng, sữa…) với protein thực vật (vừng lạc, đậu, đỗ…).

Lipid (chất béo): Khẩu phần của người đái tháo đường rất cần chất béo để cung cấp năng lượng bù lại phần năng lượng do glucid cung cấp bị giảm đi. Nhưng cũng chỉ nên ăn vừa phải và giảm mỡ động vật là các chất béo chưa bão hòa vì dễ gây xơ vữa động mạch. Nên ăn các axit béo bão hòa có trong các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu mè… Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần (người bình thường là 18-20%) và không nên vượt quá 30%.

Vitamin và các yếu tố vi lượng: Cần đảm bảo đủ các vitamin và yếu tố vi lượng (sắt, iốt…), các thành phần này thường có trong rau quả tươi. Chất xơ- nên ăn những thức ăn có nhiều chất xơ, nhất là chất xơ hòa tan. Chất xơ có nhiều trong gạo không xay xát kỹ, rau, củ, quả,...

Nói chung việc điều trị tiểu đường nên ăn uống hợp lý, vận động rèn luyện thể lực đúng mức và theo dõi đường huyết thường xuyên để duy trì nồng độ đường trong máu ở mức cho phép.
Đọc tiếp…