Những sai lầm khiên cho bé bị lùn

10:31 |
Những sai lầm cần chú ý khi muốn con mình trở nên cao nhiều bà mẹ tốn không ít tiền để mua sữa ngoại, tôm to cho con ăn nhưng chỉ vì thiếu hiểu biết mà mẹ khiến con "ăn hoài không cao".
Các bà mẹ ngày nay luôn cố gắng làm đủ mọi cách để cải thiện chiều cao cho thế hệ sau. Chị em không tiếc tiền mua sữa ngoại, thuốc bổ sung canxi, vitamin D, cho bé ăn nhiều tôm cua hải sản…chỉ để con sau này có chiều cao lý tưởng. “Bé gái cao để sau làm người mẫu, bé trai cao sau mới dễ lấy vợ” – nhiều chị em tổng kết. Tuy nhiên đôi khi, chỉ vì những sai lầm “nho nhỏ”, mẹ đã vô tình khiến bao công sức cải thiện chiều cao cho con “đổ sông đổ bể”.

Cho trẻ ăn quá nhiều thịt bò
Mẹ biết rằng thịt bò chứa rất nhiều sắt, nhiều protein và rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, sự thật là, những người hay ăn thịt bò lại là những người thiếu canxi nghiêm trọng. Bởi vì bản thân thịt bò chứa rất ít canxi. Đồng thời, trong thịt bò còn giàu các nguyên tố có tính axit, chủ yếu là phốt pho, lưu huỳnh và clo – nguyên nhân khiến máu có tính axit. Khi trong máu có axit cơ thể phải dùng canxi trong thực phẩm và canxi trong xương để trung hòa, từ đó tăng sự bốc hơi canxi và giảm hấp thụ canxi trong cơ thể. Cho nên, nếu bé đang thiếu canxi mẹ nên cho bé ăn vừa đủ thịt bò, bổ sung thêm các loại hải sản và thịt trắng khác.

Chỉ ninh xương nấu cháo cho trẻ

Lỗi “khổ lắm nói mãi” nhưng vẫn nhiều chị em mắc phải. Canxi trong canh xương tuyệt đối không dễ bị hòa tan. Sau khi ninh một nồi xương trong nồi áp suất khoảng 2 giờ đồng hồ, chất béo trong tủy xương lần lượt nổi lên, nhưng canxi trong nước xương vẫn rất ít. Vì vậy quan điểm cứ ăn nhiều canh xương thì sẽ có đủ canxi là không đúng.

Nếu mẹ muốn dùng canh xương để bổ sung canxi chỉ có một cách: Thêm một lượng giấm vừa phải, từ từ hầm trong khoảng 1-2 giờ. Giấm có thể giúp canxi trong xương hòa tan một cách hiệu quả.

Cho bé ăn đậu, khoai lang và cải bó xôi nấu cùng các đồ có chứa nhiều canxi hoặc sau khi uống sữa

Đậu, khoai lang và cải bó xôi là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit Phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn “trục xuất” các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải. Do vậy, nếu mẹ đã mua tôm, cua hay các loại hải sản cho con ăn thì mâm cơm hôm đó của bé nên tránh có đậu, đậu phụ, khoai lang và rau cải bó xôi. Nếu không sẽ chỉ là phí hoài.Đương nhiên, những axit này chỉ ảnh hướng tới những gì bé ăn ngay lúc đó. Điều này có nghĩ là nếu hôm nay bé đã ăn cải bó xôi thì ngày mai hoàn toàn có thể uống sữa mà không lo axit trong cải sẽ hấp thụ mất canxi.

Những sai lầm khiên cho bé bị lùn

Bổ sung canxi không hợp lý mẹ sẽ chỉ "tốn tiền vô ích" (ảnh minh họa)

Để bé còi ngay trong giai đoạn 0-3 tuổi rồi đợi "dậy thì sẽ cao"
Ngày nay, chị em dường như có xu hướng thoải mái hơn với cân nặng và sự phát triển trọng lượng của con. Một số bà mẹ tuy thấy con còi, nhẹ cân, thiếu chuẩn nhưng vẫn rất “lạc quan”, không thay đổi thực đơn cho con, để bé ăn theo nhu cầu và cho rằng con “luôn cười vui” là được.

Tuy nhiên, có một thực tế là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, lúc này, cơ thể đang cần một lượng canxi lớn để xây dựng bộ xương, vì thế, hàm lượng canxi có thể hấp thu được lên đến 60%. Tỉ lệ hấp thu canxi sẽ giảm chỉ còn 15-20% ở tuổi trưởng thành. Canxi hấp thụ giảm dần so với tuổi tác của con người, thậm chí càng già, người ta càng dễ bị thất thoát canxi, dẫn đến loãng xương.

Do đó, mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho con ngay trong giai đoạn 0-3 tuổi rất quan trọng này. Để trẻ ăn theo nhu cầu là điều nên làm, tuy nhiên, nếu mẹ có con quá nhẹ cân hay cận suy dinh dưỡng, mẹ nên trao đổi với bác sĩ và chuyên gia để có được thực đơn cũng như phương pháp ăn hợp lý nhất cho trẻ. Làm sao để bé biếng ăn vẫn có thể ăn theo nhu cầu, nhưng ăn đúng chất và đủ chất. Điều này, mẹ cần là người định hướng cho con.

Cho con ăn quá nhiều đồ ngọt
Trẻ con thích đồ ngọt. Đó là điều đương nhiên. Nhiều chị em cho rằng đồ ngọt chỉ hại ở chỗ khiến trẻ dễ bị sâu răng và cho rằng yêu cầu con đánh răng cẩn thận là “xong”. Tuy nhiên, bánh kẹo, nước ngọt, bánh gato, socola,… và rất nhiều những món ăn có thành phần chỉ toàn là đường khác tưởng “ngọt ngào” hóa lại là kẻ thù của chiều cao trẻ. Chúng không chỉ kích thích quá trình chuyển hóa đường thành mỡ gây bệnh béo phì, mà còn làm giảm khả năng hấp thụ canxi.

Để bé nằm “hình con tôm” quá nhiều
Một số trẻ thích nằm co quắp hình con tôm khi ngủ, một số lại thích nằm sấp “chổng mông lên trời”…tất cả những tư thế đó về lâu về dài đều không tốt cho trẻ, nhất là ở giai đoạn mới lớn, khi khung xương đang phát triển thành hình mạnh mẽ. Mẹ hãy đảm bảo bé luôn được đứng, và ngồi đúng tư thế. Đừng để con nằm quá lâu và cùng đừng để bé ngồi gù lưng, cúi mặt nhiều quá. Điều này không chỉ khiến cột sống của bé bị cong vẹo mà còn chèn ép các đốt sống khiến bé khó cao lên. Tư thế ngủ, đứng và ngồi chuẩn sẽ giúp con tạo thói quen ngay từ khi bé, cũng giúp trẻ căng các đốt sống và phát triển một cột sống lưng thẳng đẹp. Điều này ảnh hướng rất nhiều đến chiều cao và vóc dáng của bé.

Bố sinh con sớm cũng khiến bé khó cao

Một thông tin cũng khá thú vị. Như chị em đã biết, phần lớn chiều cao của trẻ có được là do di truyền. Tuy nhiên, độ tuổi thụ thai của người bố cũng ảnh hưởng đến chiều cao của con. Trẻ em có tuổi bố từ 31 trở lên tại thời điểm thụ thai có chiều cao trung bình cao hơn 2 cm so với những bé có bố trẻ tuổi. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Endocrinology.
Đọc tiếp…

Mách các mẹ mẹo nhỏ giúp con tăng cân nhanh

16:39 |

Mách các mẹ bí kíp nhỏ trong chế biến hàng ngày để có bữa ăn hấp dẫn đủ chất cho con ăn.

Nhiều chị em thường xuyên phàn nàn vì sao con ăn khỏe mà vẫn không tăng cân. Đây là vấn đề gây "đau đầu" cho rất nhiều bà mẹ. Loại bỏ khả năng trẻ kém hấp thụ, mẹ có thể nghĩ đến những nguyên nhân tù chính cách chế biến và thiếu cân bằng dinh dưỡng của bản thân.

Để bé nhanh tăng cân, xin mách mẹ bí kíp gối đầu giường trong chế biến món ăn hàng ngày để có bữa ăn hấp dẫn và đủ chất cho con

Gạo – nguyên liệu chính trong chế biến bữa ăn cho trẻ.

Đối với người Việt, từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Cơm tẻ là mẹ ruột”. Chính vì thế mà, từ khi bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm, các mẹ nên nghĩ ngay đến bột gạo. Ngày nay, một phần vì sự đa dạng của các loại thực phẩm dành cho trẻ em, một phần vì sự tiện lợi mà nhiều mẹ chọn cho con các loại bột ngũ cốc dinh dưỡng pha sẵn để thay thế, tuy nhiên nếu phụ thuộc vào thức ăn tiện dụng này, việc đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ là một điều rất khó.

Cung cấp nhiều trái cây tươi.

Không phải bé nào cũng thích ăn trái cây ngay từ đầu và không phải loại trái cây nào cũng phù hợp với khẩu vị của bé. Tuy nhiên trái cây là một loại thực phẩm bổ dưỡng và khá tiện dụng vì không phải chế biến. Các mẹ nên chọn các loại quả theo mùa; mềm, ngọt và hấp dẫn đối với trẻ. Một số loại quả như: na, chuối, bơ, dưa hấu, cam,… là những gợi ý hàng đầu các mẹ có thể chọn cho bé.

Giảm lượng đường.

Chế độ ăn uống của không ít trẻ nhỏ hiện nay có hàm lượng đường ở mức cao. Ngoài việc hạn chế cho trẻ ăn nhiều các loại bánh kẹo ngọt, các mẹ có thể tập cho trẻ ăn nhạt ngay từ lúc bé. Cách thức rất đơn giản, khi chế biến món ăn cho con, mẹ nên giảm lượng đường hay lượng gia vị chỉ bằng 50 đến 75% lượng thông thường. Cùng với nó là gia đình cũng tập thay đổi khẩu vị, bởi lẽ ăn nhiều đường hay nhiều muối thì đều không tốt. Như vậy, khẩu vị của trẻ hoàn toàn có thể do cha mẹ định hình thông qua việc chế biến món ăn cho trẻ ngay từ những bữa ăn đầu tiên.

Thêm các thực phẩm bổ sung.

Như vừa đề cập đến ở trên, để tăng cường thêm hàm lượng dinh dưỡng cho trẻ, ngoài việc chỉ sử dụng gạo, các mẹ nên bổ sung thêm các loại hạt hoặc ngũ cốc xay. Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ Việt, chị em thường không mua bột sẵn ở ngoài mà chọn loại gạo ngon, trộn thêm với đậu đen hoặc đậu xanh, có khi là hạt sen rồi mang ra hàng xay thành bột khi con mới tập ăn dặm và xay dập để chuẩn bị cho con vào giai đoạn ăn cháo hạt.

Tăng gấp đôi các loại rau.

Trẻ bắt đầu ăn dặm và trẻ mới biết đi thường rất khó tính trong việc ăn rau củ, trong khi nhiệm vụ của các mẹ là phải cung cấp đủ cho trẻ ít nhất hai loại rau trong một ngày. Chính vì thế mẹ đừng nên kết hợp chung nhiều loại rau củ trong một món ăn để tránh trường hợp bé đã ghét ăn rau lại càng ngán hơn vì không phân biệt rõ vị. Còn với trẻ đã qua giai đoạn ăn cháo, mẹ nên có phương pháp tập cho trẻ làm quen với đa dạng các loại rau củ quả để trẻ có thể ăn kết hợp chúng cùng với cơm.

Đẩy mạnh yếu tố màu sắc bắt mắt khi trình bày món ăn.

Trẻ sẽ vô cùng hào hứng với tất cả các món ăn của mẹ nếu như nó nhìn thật nhiều màu sắc và được trang trí ngộ nghĩnh. Mẹ nên chú ý đến phần chế biến món ăn cho con. Mỗi bữa mẹ có thể chuẩn bị nhiều loại rau nhất có thể và luôn kết hợp các loại rau củ có nhiều màu sắc khác nhau bày trong một đĩa như: cà rốt màu đỏ, củ cải màu trắng, súp lơ xanh và cả vài hạt ngô ngọt màu vàng. Ngày nào cầu kỳ, mẹ có thể tạo hình cho món ăn. Mỗi bữa như vậy, chắc chắn con sẽ đều sung sướng reo mừng và không cần ai nhắc nhở đều ăn hết phần cơm mẹ chuẩn bị cho.

Lựa chọn các loại thực phẩm ít nguy cơ nhiễm chất bảo quản và chất bảo vệ thực vật.

Đây cũng là một lưu ý quan trọng đối với các mẹ khi lựa chọn thực phẩm cho gia đình, đặc biệt là cho trẻ nhỏ. Hãy là người nội trợ thông minh và quan sát thật kỹ khi đi mua sắm để có thể chọn được các loại thực phẩm lành mạnh nhất và không gây hại cho sức khỏe. Đồng thời, các mẹ cũng nên áp dụng các biện pháp vệ sinh và sơ chế trước khi chế biến món ăn cho trẻ để loại bỏ đi các dư lượng chất bảo quản không nên có.

Trên đây là những kinh nghiệm tưởng như rất đơn giản và các mẹ có thể áp dụng ngay với một chút điều chỉnh thói quen của mình nhưng sẽ mang đến những hiệu quả bất ngờ và cải thiện đáng kể chất lượng bữa ăn cho bé yêu đấy.
Đọc tiếp…

Cho bé mặc quần lót là "làm tội bé"

11:00 |

Mẹ chồng em cho rằng tập cho cháu mặc đồ lót là làm tội bé và  chỉ càng khiến 'vùng kín' của bé ẩm ướt, dễ viêm nhiễm.

Bé Tin nhà em năm nay đã lên 3 tuổi và đang được mẹ huấn luyện cho mặc quần lót để vừa vệ sinh, lại lịch sự. Hôm trước, em hồ hởi đi mua về cho con một lốc 7 cái quần lót loại cotton chất liệu mềm, cực thoáng mát lại in hình hoa quả rất xinh để khuyến khích Tin mặc. Trước đây, Tin mặc quần hay mặc váy em đều không cần cho con mặc đồ lót vì đã có bỉm. Vậy nhưng từ ngày bỏ bỉm chuyển sang đồ lót thì có chút rắc rối. Tin chỉ chịu mặc quần lót khi mặc váy. Còn khi đã mặc quần đùi hoặc quần dài, bé dứt khoát không chịu mặc thêm quần ở trong. Cũng vì việc này mà em và mẹ chồng cãi nhau suốt mấy hôm nay.

Bà bảo em đang làm tình làm tội cháu bà, rằng "trẻ con cần gì phải mặc quần lót cho rách việc". Theo mẹ chồng em, cho bé gái mặc quần lót từ 3 tuổi rưỡi là phản khoa học vì làm như thế 'vùng kín' của bé sẽ ẩm ướt nên dễ viêm nhiễm, mắc các bệnh sinh dục... Quan điểm của em lại hoàn toàn ngược lại. Em cho rằng mặc quần lót sẽ giúp bảo vệ 'vùng kín' của bé tốt hơn và chẳng mắc bệnh gì hết. Cuối cùng, cứ em mặc quần lót vào cho Tin thì bà lại nhăm nhăm cởi ra. Con bé thấy có bà bênh nên lại càng chống đối không mặc đồ lót. Em chán nản quá!

Chị em có con gái ơi, nuôi con gái quả thật không đơn giản chút nào. Các chị cho con mặc quần lót từ năm mấy tuổi vậy ạ? Liệu 3 tuổi dùng đồ lót có khiến bé bị ẩm ướt, viêm nhiễm không?

Xin các chị phân giải giúp em vụ này với!
Đọc tiếp…