Có nên hay không nên phẫu thuật thẩm mỹ?

13:04 |

Phẫu thuật thẩm mỹ mang lại vẻ đẹp mong muốn cho nhiều người, và nó cũng sảy ra nhiều rủi ro.
Mối hiểm họa từ sự thiếu chuyên nghiệp

Phẫu thuật thẩm mỹ vốn để mang lại cái đẹp cho tất cả những ai không được tạo hóa ưu ái cho vẻ đẹp tự nhiên.

Có nên hay không nên phẫu thuật thẩm mỹ?

Tất cả các viện phẫu thuật thẩm mỹ tại Việt Nam để được cấp giấy phép hành nghề, đều phải trải qua một cuộc sát hạch rất nghiêm ngặt về bằng cấp của bác sĩ trực thuộc, điều kiện cơ cở vật chất, các máy thiết bị, uy tín thương hiệu, chứng minh về các bệnh viện liên kết phẫu thuật… thì mới có cơ hội được cấp giấy chứng nhận hành nghề tiêu chuẩn.
Bên cạnh đó, sự thiếu chuyên nghiệp trong quá trình thực hiện các ca phẫu thuật tại cơ sở thẩm mỹ cũng là một trong những yếu tố dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong phẫu thuật thẩm mỹ. “Trong y khoa vẫn có nhiều trường hợp xảy ra tình trạng sốc phản vệ, chứ không chỉ riêng phẫu thuật thẩm mỹ. Tình huống thường chỉ xảy ra trong vài phút, vì vậy xử lý thế nào cho đúng cũng đòi hỏi người xử lý phải có bản lĩnh, trách nhiệm và dám làm dám chịu”.
Như vậy, có thể nói các mối hiểm họa từ phẫu thuật thẩm mỹ thường chỉ xuất phát từ các cơ sở thiếu uy tín, trách nhiệm và chuyên nghiệp. Điều này cũng đánh động công chúng khi quyết định thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ cần tìm hiểu kỹ về cơ sở thực hiện cũng như đội ngũ y bác sĩ, phương pháp phẫu thuật như thế nào để đảm bảo sự an toàn cho bản thân.
Vị cứu tinh của sắc đẹp
Từ khi ra đời cho đến nay, phân ngành y khoa thẩm mỹ luôn mang theo nhiều điểm gây tranh cãi, nhưng chính nó cũng là vị cứu tinh sắc đẹp cho nhiều người, đặc biệt là các minh tinh cũng như người có khiếm khuyết trên cơ thể. Do vậy, nên hay không nên phẫu thuật còn tùy vào quan điểm của bạn.
Như Bác sĩ Nguyễn Thế Thạnh – Thạc sỹ y khoa Đại học y dược Tp HCM – chuyên khoa phẫu thuật chỉnh hình bệnh viện Bình Dân chia sẻ: “Làm đẹp là đặc quyền của con người, vì vậy mọi nhu cầu hướng tới cái đẹp đều đáng được trân trọng, miễn là chúng ta biết hài lòng đúng lúc và không lạm dụng nó. Không thể phụ nhận những thành công mà phẫu thuật thẩm mỹ mang lại, đã thay đổi cuộc sống của nhiều người theo hướng rất tích cực”.
Có một điều chắc chắn, ngành y khoa thẩm mỹ sẽ không vì những sự cố hy hữu vừa qua mà suy yếu, vì vẫn còn rất nhiều người muốn cải thiện vẻ ngoài của mình một cách tích cực hơn, mà các hình thức khác như mỹ phẩm hoặc công nghệ điều trị không thể thay thế được.

Có nên hay không nên phẫu thuật thẩm mỹ?

heo GS.BS Kuang Cheng – Viện trưởng Viện PTTM BIO Hàn Quốc cho biết: “Những thất bại trong phẫu thuật thẩm mỹ trên thế giới không phải chưa từng có, nhưng đó là một sự cố đúng nghĩa và xuất phát từ chuyên môn của người thực hiện, của cơ sở phẫu thuật hoặc do thể trạng người bệnh. Do đó, trước khi thực hiện một ca phẫu thuật, các viện phẫu thuật uy tín và đạt tiêu chuẩn đều phải có kiểm tra và cam kết rõ ràng với người bệnh về tình trạng sức khỏe cũng như các trường hợp hậu phẫu. Như vậy các vấn đề có thể xảy ra trong phòng phẫu thuật sẽ được kiểm soát tốt.”
Từ những phân tích trên của các chuyên gia, có thể thấy, để đạt được thành công trong việc làm đẹp bằng phẫu thuật thẩm mỹ, bạn nên chọn đúng viện phẫu thuật uy tín có chứng chỉ hành nghề do sở y tế cấp và giấy phép kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền cấp. Như vậy, bạn sẽ có thể yên tâm trong quyết định làm đẹp của mình.



Đọc tiếp…

Bệnh cao huyết áp là gì

15:57 |
Cao huyết áp còn gọi là tăng huyết áp và khái niệm thường dùng trong dân chúng là bệnh tăng xông (tension). Đây là bệnh lý thuờng gặp trong cộng đồng và gia tăng theo tuổi, chiếm 8-12% dân số. Một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng nguy cơ cao huyết áp như tiểu đường, thuốc lá, tăng lipid máu, di truyền.

Cao huyết áp là bệnh lý gây tử vong và di chứng thần kinh nặng nề như liệt nửa người, hôn mê với đời sống thực vật, đồng thời có thể thúc đẩy suy tim, thiếu máu cơ tim làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống (không cảm thấy khoẻ khoắn, mất khả năng lao động) và gia tăng khả năng tử vong. Do đó điều trị huyết áp cao là vấn đề cần lưu ý trong cộng đồng vì những hậu quả to lớn của nó.

Cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp thường gặp nhất đối với giai đoạn tuổi già


Ngày nay với sự tiến bộ về kỷ thuật chẩn đoán (máy đo huyết áp phổ biến rộng rãi) và càng có nhiều loại thuốc điều trị ít tác hại, việc điều trị đã mang đến cho bệnh nhân sự cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm đáng kể tử vong và các di chứng(liệt nữa người, suy tim) do cao huyết áp gây nên.

Người bệnh cao huyết áp cũng cần quan niệm rằng cần phải chấp nhận việc điều trị tốn kém lâu dài để đổi lấy một cuộc sống an toàn. Cao huyết áp thường không triệu chứng do đó nhiều người chỉ nhận ra bản thân họ bị cao huyết áp khi họ bị tai biến mạch máu não (còn gọi là đột quî). Không thể căn cứ vào triệu chứng nhức đầu, chóng mặt để uống thuốc hạ áp bởi vì nhức đầu, chóng mặt không phải thường xuyên xuất hiện khi huyết áp tăng cao đột ngột và các triệu chứng này có thể gặp ở bệnh lý khác( ví dụ nhức đầu do căng thẳng,viêm xoang, và chóng mặt có thể do tụt huyết áp...).

Tốt nhất nên thường xuyên kiểm tra huyết áp định kỳ với những người chưa cao huyết áp và khi nghi ngờ cao huyết áp cần đo huyết áp nhiều lần .Nếu huyết áp vẫn cao thì nên bắt đầu biện pháp điều chỉnh cách sống(tập thể dục, cai thuốc lá, điều chỉnh chế độ ăn) và xem xét điều trị thuốc.

Huyết áp không phải là con số hằng định

Trị số huyết áp thay đổi rất nhiều khi có yếu tố tác động như tâm lý (lo âu, sợ hãi, mừng vui...), vận động (đi lại, chạy nhảy) hoặc môi trường (nóng lạnh), chất kích thích (thuốc lá, càphê, rượu bia) và bệnh lý (nóng sốt, đau đớn).

Trong những trường hợp trên, huyết áp thường tăng cao hơn bình thường.Ví dụ huyết áp của bạn lúc nghỉ thường 130/80mmHg khi bạn lên cầu thang lầu 3, nếu bạn đo huyết áp ngay thì trị số huyết áp của bạn có thể 150/80-180/90mmHg. Trong những trường hợp này không thể cho rằng bạn bị cao huyết áp. Do đó tốt nhất bạn phải nghỉ ngơi ổn định trước khi đo huyết áp nếu bạn muốn có trị số huyết áp trung thực và phải đo nhiều lần sau đó tính trung bình sau 3 lần đo. Bạn cũng đừng thắc mắc nhiều nếu huyết áp trước đó khác với trị số bây giờ.

Đo Huyết áp


Nhịp sinh học huyết áp của bạn thường dao động rõ rệt, huyết áp thường cao dần từ lúc bạn thức giấc và gia tăng tùy theo bạn vận động hoặc căng thẳng hay không. Vào chiều tối khi bạn nghỉ ngơi thư giãn huyết áp xuống nhẹ và sẽ xuống thấp nhất khi bạn ngủ say vào ban đêm cho đến gần sáng.

Các nghiên cứu ghi nhận rằng ở người cao huyết áp mà huyết áp không hạ vào ban đêm hoặc hạ quá mức hoặc tăng vọt vào buổi sáng đều là yếu tố bất lợi vì dễ bị đột quî do cao huyết áp.

Khi nào gọi là cao huyết áp?

Người ta thường dùng khái niệm huyết áp tâm thu (hoặc huyết áp tối đa) cho trị số huyết áp trên vàhuyết áp tâm trương (hoặc tối thiểu) cho trị số huyết áp dưới.Ví dụ khi bác sĩ của bạn ghi huyết áp của bạn : 180/95mmHg tức là huyết áp tâm thu (hoặc tối đa của bạn là 180mmHg và huyết áp tâm trương (hoặc tối thiểu) là 95mmHg.

Khi trị số huyết áp tâm thu > 140mmHg và huyết áp tâm trương >90 mmHg được xem là cao huyết áp.Đối với người già, dạng cao huyết áp phổ biến là cao huyết áp tâm thu đơn thuần tức là chỉ số huyết áp tâm thu >160mmHg nhưng huyết áp tâm trương không cao(<90mmHg).

Ở trẻ em trị số huyết áp có thấp hơn quy ước của người lớn.

Cách đo huyết áp

Để có trị số huyết áp đúng, việc đo huyết áp là bước chẩn đoán quan trọng nhất vì tránh được việc điều trị quá mức hoặc không đầy đủ.Cần đo nhiều lần và nhiều vị trí khác nhau (2 tay, 2 chân) để so sánh đôi khi phát hiện bệnh lý mạch máu ví dụ như trong teo hẹp eo động mạch chủ huyết áp chi trên cao hơn chi dưới.

Đo huyết áp cần thực hiện trong phòng yên tỉnh, trạng thái tinh thần thoải mái.Tư thế đo huyết áp thông thường là tư thế nằm và ngồi để làm sao băng quấn cánh tay ngang mức với tim.Băng quấn cánh tay(cuff) phải phù hợp kích thứơc cánh tay. Trẻ em cần có băng quấn cánh tay kích thước nhỏ hơn.

Hướng dẫn đo huyết áp

Nên sử dụng máy đo huyết áp nào?

Máy đo huyết áp thủy ngân được xem là tiêu chuẩn. Ngày nay người ta giảm dần việc sử dụng máy đo huyết áp thủy ngân vì độc tính với môi trường. Các loại máy dạng đồng hồ thường phổ biến sử dụng trong giới thầy thuốc, trong khi đó các máy đo huyết áp điện tử thường sử dụng rộng rãi trong dân chúng vì dễ đo. Theo Uỷ Ban phối hợp quốc gia về cao huyết áp Hoa Kỳ (JNC) và Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), đối với máy đo huyết áp điện tử, chỉ nên sử dụng loại băng quấn cánh tay, không nên sử dụng cổ tay và ngón tay vì không chính xác.

Bạn có thể chọn máy đo huyết áp đồng hồ hoặc có thể máy đo điện tử để tự đo huyết áp ở nhà. Máy đo huyết áp đồng hồ thường kèm theo ống nghe thường giá rẽ hơn máy đo huyết áp điện tử nhưng đòi hỏi bạn phải được nhân viên y tế huấn luyện cách đo.

Đối với máy đo huyết áp điện tử ưu điểm là dễ sử dụng, nhưng nhược điểm là các máy tại thị trường Việt nam chỉ có số ít Hãng như Omron là được kiểm định theo tiêu chuẩn Anh Mỹ.

Khi chọn máy đo huyết áp điện tử các bạn nên chọn các loại máy đo huyết áp đã được các tổ chức uy tín kiểm định chất lượng. Hiện nay 2 tổ chức có uy tín trong kiểm tra chất lượng máy đo huyết áp là Hiệp hội cao huyết áp Anh quốc (British Hypertension Society) và Hiệp hội Phát triển Dụng cụ y tế Hoa kỳ (Association for Advancement of Medical Instrumentation).

(Theo Medic.com.vn)
Đọc tiếp…