Người dân việt chấp nhận khai quật mộ để phục vụ điều tra " cậu thủy"

10:03 |
Có một số người dân thuê "cậu thủy" chấp nhận khai quật mộ để phục vụ điều tra .

Thực hư Dân Việt đã đưa tin, sau khi "cậu Thủy" bị bắt, hàng chục gia đình ở làng Phương Mỹ (Mỹ Đồng, Thủy Nguyên, Hải Phòng) hoang mang bởi thật giả những ngôi mộ mà "cậu Thủy" tìm "giúp" họ với chi phí hàng chục triệu đồng/mộ.
Người dân việt chấp nhận khai quật mộ để phục vụ điều tra " cậu thủy"

Ngôi mộ bà tổ cô của gia đình ông Nhường mới được xây dựng đẹp đẽ.
Cũng ở làng Phương Mỹ cũng có hai gia đình nhờ "thầy" vào tận Quảng Trị để tìm mộ liệt sĩ. Gia đình anh Hải nhất nhất nghe theo chỉ dẫn của thầy thì đưa được hài cốt về, còn gia đình khác nhất định yêu cầu phải được mở tiểu lấy được mẩu xương đưa đi xét nghiệm ADN thì "cậu" bảo không hợp với vong này nên không tìm được mộ (!?).
Nhiều người chia sẻ, cái khó là trong gia đình, dòng họ có nhiều người, mỗi người một ý kiến khác nhau, có người tin, có người không nên rất khó xử. Với những ngôi mộ tìm thấy, giờ đây có hương khói nữa hay không cũng là cả một vấn đề. Nếu xử lý không khéo sẽ gây mất đoàn kết trong gia đình, mất đoàn kết trong dòng tộc.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nhường, ông Hiển cho biết, chỉ riêng thôn Phương Mỹ, xã Mỹ Đồng, số người nhờ "thầy" Thủy tìm mộ lên đến hơn chục gia đình, với hàng chục ngôi mộ. Những ngôi mộ được tìm ban đầu chỉ 15 triệu đồng/ngôi, sau tăng lên 30 triệu. Thấy đông người đăng ký, thầy tăng giá lên 50 triệu đồng/ngôi.
Ông Nhường khẳng định, gia đình ông cũng như nhiều bà con khác sẽ làm đơn gửi cơ quan điều tra đề nghị giúp đỡ người dân nơi đây làm rõ thực hư những ngôi mộ mà "cậu Thủy" đã tìm. "Thậm chí chúng tôi chấp nhận khai quật mộ để phục vụ điều tra" - ông Nhường nói.
Đọc tiếp…

Chân dung phép màu của "câu Thuỷ" bị lật tẩy

08:54 |

Hầu  như tất cả  người dân trong thôn đều không tin Phép màu của “Cậu Thủy”. Nhưng người phương xa cứ kéo đến nườm nượp.


Bụt chùa nhà không thiêng

Sáng 28/10, cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Văn Thúy (tức "Cậu Thủy", SN 1959) và Mẫn Thị Duyên (SN 1962) cùng trú ở thôn Trác Bút, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Chiều qua, chúng tôi đã có mặt tại Bắc Ninh để tìm hiểu về nhân vật này.

Khi chúng tôi hỏi thăm địa chỉ nhà "Cậu Thủy", hầu hết người dân ở thị trấn Chờ lắc đầu. Những người dân ở thôn Trác Bút tỏ ra khá lạ lẫm với cái tên "Cậu Thủy". Nhưng khi hỏi nhà ông Thúy, chuyên tìm hài cốt liệt sĩ, người dân lại tỏ ra hào hứng.

"Sáng nay, công an về đây đông lắm! Họ bắt cả hai vợ chồng ông Thúy đi rồi." - mấy cậu thanh niên nhanh nhảu kể.

Những người hàng xóm cho biết, từ lâu họ biết ông Nguyễn Văn Thúy hành nghề tìm mộ liệt sĩ, nhưng không biết ông Thúy có biệt danh như trên.

Câu "bụt chùa nhà không thiêng" rất đúng trong trường hợp này, bởi dân thôn Trác Bút thừa nhận, phép thuật của "Cậu Thủy" không linh nghiệm với người dân trong vùng. Hay đúng hơn, người xung quanh hầu như không ai tìm đến "Cậu Thủy".

"Dân ở đây không tin ông ta nên không đến. Người ở đây thừa biết ông ta chẳng có khả năng ấy." - Một người nói.

Chân dung phép màu của "câu Thuỷ" bị lật tẩy

"Cậu Thủy" tra tay vào còng số 8

Theo người dân trong thôn, Nguyễn Văn Thúy vốn là người xã bên. Nghe nói, ông Thúy đã có một đời vợ. Ông ta về đây sống cùng Mẫn Thị Duyên. Không biết có kết hôn hay không nhưng người ở đây vẫn coi họ là vợ chồng. Họ có một đứa con gái ở cùng trong căn biệt thự nhưng cũng không rõ là con chung hay riêng.

Bà Mẫn Thị Duyên là người gốc ở thôn Trác Bút nên nhiều người đều biết khá rõ. Gia đình bố mẹ đẻ bà Duyên xuất thân làm ruộng. Có thời gian, bà Duyên đi khỏi địa phương. Từ hồi kết đôi với ông Thúy, hai người về thôn sống. Từ đó, người ta thấy họ sống bằng nghề bói toán.

Nhà tâm linh” giàu có

Cách đây mười mấy năm, vợ chồng Thúy - Duyên đã phải ngồi tù vì dính dáng đến mê tín dị đoan. Mấy năm sau họ quay về. Nhưng ngựa quen đường cũ, ông Thúy lại hành nghề "tâm linh". Chẳng mấy chốc mà ông ta phất như diều gặp gió, xây căn biệt thự cao to, sang trọng vào bậc nhất trên trục đường từ thị trấn Chờ đi vào.

Chân dung phép màu của "câu Thuỷ" bị lật tẩy

Ngôi biệt thự của Nguyễn Văn Thúy (tức "Cậu Thủy")

Người dân trong thôn cho biết, ông Thúy chỉ mới thực sự nổi tiếng cách đây ít năm. Hầu như ngày nào, khách phương xa đến tìm "Cậu Thủy" cũng đông nườm nượp. Có ngày, ô tô dựng thành hàng trước nhà. Còn người dân xung quanh không biết tiếng "Cậu". Họ cho hay, chỉ duy nhất một gia đình trong thôn có liệt sĩ, đã từng đến nhờ "Cậu Thủy" giúp đỡ. Không rõ cậu có lấy tiền hay không nhưng hình như tìm mộ không được.

Gia đình "Cậu Thủy" sống khá kín tiếng. "Cậu" không giao tiếp với ai. Người trong thôn biết "cậu" hành nghề âm nên cũng ngại tiếp xúc. Khi biết tin “nhà tâm linh” bị bắt, dân quanh vùng kéo đến xem rất đông.

Sau khi "Cậu Thủy" bị giải đi, ngôi biệt thự vẫn mở rộng cửa, khá đông người ra vào. Họ đang sắp xếp, dọn dẹp đồ đạc mang đi đâu đó. Một số đối tượng khá hung hãn vẫn ở trong nhà.

Chúng tôi đến ngôi nhà đối diện nhờ vị trí chụp ảnh, thì bị một số đối tượng ở nhà "Cậu Thủy" phát hiện ra và kéo sang, hùng hổ đòi tấn công. Người dân vội can ngăn.

Sang xã bên cạnh, khi được hỏi về nhà tâm linh “Nguyễn Văn Thúy”, nhiều người nói: “Bắt là đúng. Đi tù một lần rồi mà vẫn không chừa”.

Chân dung phép màu của "câu Thuỷ" bị lật tẩy

Vũ khí thu giữ được trong xe ô tô của Nguyễn Văn Thúy

Trước đó, sáng 28/10, Công an tỉnh Quảng Trị đã công bố quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Thúy (tức “Cậu Thủy”, 54 tuổi) và bà Mẫn Thị Duyên (51 tuổi), cùng ở thôn Trác Bút, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. “Cậu Thủy” bị bắt để điều tra hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ông Thúy và bà Duyên bị tình nghi lợi dụng đức tin của một số người, đã làm giả hài cốt, di vật, nơi chôn liệt sĩ để lừa đảo, kiếm tiền.

Trên xe ô tô cá nhân của “Cậu Thủy”, cảnh sát còn phát hiện có còng số 8, dùi cui điện, một thanh đoản đao sáng loáng.






Đọc tiếp…