Đi ngủ muộn có thể gây ung thư.....

12:00 |
Đi ngủ sớm thực sự 1 cách thực sự tốt cho sức khỏe. Đi ngủ sớm và muộn nó là 1 điều cực tốt nhưng nếu ngược lại, đi ngủ muộn nó sẽ gậy 1 tác hại mà khi kể ra ai cũng có thể ngỡ ngàng. Đi ngủ muộn gây một số tác hại như: tăng cân, mệt mỏi, trầm cảm, nghiện ngập, và có khi gây ung thư,....

Nên ngủ lúc mấy giờ thì tốt?

Nếu vào lúc nửa đêm – bạn sẽ bị nguy cơ trục trặc sức khỏe đe dọa, bởi sống trái với đồng hồ sinh học của bản thân. Nó quy định nhịp hoạt động của cơ thể vào những thời điểm cụ thể trong ngày. Đồng hồ nội tâm này của chúng ta đồng nhất với nhịp ngày và đêm.

Đã hàng ngàn năm chúng ta từng sống thuận với nó. Mặt trời xuất hiện ở hướng đông bắt đầu và hoạt động tích cực của con người và kết thúc khi mặt trời lặn ở hướng tây. Cơ thể chúng ta không được chuẩn bị để đi ngủ quá muộn.

Sau 22 giờ, nhiều cơ quan của cơ thể (thí dụ: tim, phổi, dạ dày) giảm cường độ làm việc, bởi ban đêm là thời gian được dành cho nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe. Chúng sẽ bắt đầu hoạt động kém hiệu quả - trường hợp buộc phải làm việc hết công suất đến nửa đêm.

Thức khuya tạo điều kiện thuận lợi cho béo phì

Sự kéo dài thời gian ban ngày trái với những chỉ dẫn của đồng hồ sinh học có thể gây ra những hậu quả thế nào? Thí dụ béo phì. Việc ăn bữa tối quá muộn tạo điều kiện thích hợp cho béo phì nhiều hơn ăn, thậm chí số lượng nhiều trong ngày. Những kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học Mỹ (Đại học bang Ohio) tiến hành với hai nhóm chuột thí nghiệm có thể suy ra điều đó.

Nhóm thứ nhất được kéo dài nhân tạo thời gian ban ngày, nhóm thứ hai – sống thuận với chu kỳ ngày đêm. Trong vòng 2 tháng đàn chuột nhóm 1 béo 50% nhiều hơn so với đồng loại nhóm 2, bởi chúng ăn bữa tối vào nửa đêm – hiện tượng hệ tiêu hóa chưa được chuẩn bị.



Ngủ đủ kìm hãm sự phát triển của… tế bào ung thư

Thói quen ngủ muộn có thể là nguyên nhân trầm cảm, bởi não bộ cũng hoạt động thuận lợi với chu kỳ một ngày. Việc làm rối loạn hoạt động của nó dẫn đến cảm giác bất an, suy giảm chức năng nhận biết, trầm cảm – chuyên gia Tâm lý học Mỹ, GS Alan Rosenwasser khẳng định. Nhà khoa học cũng phát hiện ra thực tế: tình trạng rối loạn nhịp giấc ngủ và thức giấc tự nhiên cũng làm chúng ta dễ bị nghiện ngập.

Việc bắt đầu giấc ngủ vào lúc nửa đêm cũng có thể liên quan đến sự phát triển của bệnh ung thư, bởi nó làm rối loạn quá trình tiết xuất melatonine, bóng tối – trái lại gia tăng sản xuất. Nồng độ cao hormone này gây cảm giác buồn ngủ.

Theo chuyên gia ung thư nổi tiếng Mỹ, G.S B.S David Blask, nồng độ cao melatonine còn có tác dụng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Giống như nó… ru ngủ chúng. Có nghĩa, ngủ đi kìm hãm sự phát triển của ung thư.

Sống thuận với tự nhiên

Tính chất đặc biệt quan trọng của đồng hồ sinh học là tính ổn định của nó – không thể nhanh chóng làm rối loạn chu kỳ đồng hồ sinh học. Không ai thuyết phục, bạn đi ngủ vào lúc 21 giờ, xong hãy thử một giờ chậm hơn.

Thực tế, không quá khó. Cần tự an ủi: “Không phải tất cả công việc trong ngày bắt buộc phải hoàn thành với kết quả mỹ mãn”.

Hãy bắt đầu nghỉ từ lúc 21 giờ, không cảm giác tội lỗi. Tắt máy vi tính, tạm nghỉ công việc gia đình, hãy thư giãn bằng cách đọc vài trang sách. Và tắt đèn vào lúc 22 giờ!
Đọc tiếp…

Phẫu thuật lấy silicone trong ngực bệnh nhân

00:00 |
Ngày 12-9, Ths-BS Nguyễn Phan Tú Dung, Trung tâm Thẩm mỹ Hàn Quốc JW TP HCM, cho biết vừa phẫu thuật gắp ra hàng chục cục “dị vật” hiện diện trong ngực để cứu bệnh nhân Nguyễn Thị L. (42 tuổi, ngụ Hà Nội) bị biến chứng do bơm “mỡ nhân tạo”.

Hàng chục cục silicon được lấy ra từ ngực chị L. 

Trước đó, chị L. tìm đến nhờ phẫu thuật trong tình trạng bộ ngực xuất hiện các dị vật nhô cứng và ngày càng lan tỏa toàn bộ gây đau đớn. Sau thăm khám, xét nghiệm, các bác sĩ xác định lượng silicone có khá nhiều bên trong ngực bệnh nhân chính là thủ phạm gây biến chứng, cần phải phẫu thuật loại bỏ.

Chị L. được chuyển đến bệnh viện chuyên khoa và qua 4 giờ phẫu thuật các bác sĩ đã gắp ra toàn bộ silicone vón cục và tạo hình cứu ngực cho bệnh nhân.

Cách đây 4 năm, chị L. được người quen giới thiệu dịch vụ nâng ngực không cần phẫu thuật bằng cách bơm mỗi bên khoảng 200 ml dịch màu vàng dạng mỡ được cho là “mỡ nhân tạo”. Sau một thời gian chị thấy ngực hơi nhỏ lại và được họ yêu cầu bơm thêm nhưng chị chưa dám làm. Gần đây, qua báo chí cũng như cảm thấy sức khỏe bất thường nên nhờ bác sĩ gắp ra.
Đọc tiếp…

Bệnh cao huyết áp là gì

15:57 |
Cao huyết áp còn gọi là tăng huyết áp và khái niệm thường dùng trong dân chúng là bệnh tăng xông (tension). Đây là bệnh lý thuờng gặp trong cộng đồng và gia tăng theo tuổi, chiếm 8-12% dân số. Một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng nguy cơ cao huyết áp như tiểu đường, thuốc lá, tăng lipid máu, di truyền.

Cao huyết áp là bệnh lý gây tử vong và di chứng thần kinh nặng nề như liệt nửa người, hôn mê với đời sống thực vật, đồng thời có thể thúc đẩy suy tim, thiếu máu cơ tim làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống (không cảm thấy khoẻ khoắn, mất khả năng lao động) và gia tăng khả năng tử vong. Do đó điều trị huyết áp cao là vấn đề cần lưu ý trong cộng đồng vì những hậu quả to lớn của nó.

Cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp thường gặp nhất đối với giai đoạn tuổi già


Ngày nay với sự tiến bộ về kỷ thuật chẩn đoán (máy đo huyết áp phổ biến rộng rãi) và càng có nhiều loại thuốc điều trị ít tác hại, việc điều trị đã mang đến cho bệnh nhân sự cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm đáng kể tử vong và các di chứng(liệt nữa người, suy tim) do cao huyết áp gây nên.

Người bệnh cao huyết áp cũng cần quan niệm rằng cần phải chấp nhận việc điều trị tốn kém lâu dài để đổi lấy một cuộc sống an toàn. Cao huyết áp thường không triệu chứng do đó nhiều người chỉ nhận ra bản thân họ bị cao huyết áp khi họ bị tai biến mạch máu não (còn gọi là đột quî). Không thể căn cứ vào triệu chứng nhức đầu, chóng mặt để uống thuốc hạ áp bởi vì nhức đầu, chóng mặt không phải thường xuyên xuất hiện khi huyết áp tăng cao đột ngột và các triệu chứng này có thể gặp ở bệnh lý khác( ví dụ nhức đầu do căng thẳng,viêm xoang, và chóng mặt có thể do tụt huyết áp...).

Tốt nhất nên thường xuyên kiểm tra huyết áp định kỳ với những người chưa cao huyết áp và khi nghi ngờ cao huyết áp cần đo huyết áp nhiều lần .Nếu huyết áp vẫn cao thì nên bắt đầu biện pháp điều chỉnh cách sống(tập thể dục, cai thuốc lá, điều chỉnh chế độ ăn) và xem xét điều trị thuốc.

Huyết áp không phải là con số hằng định

Trị số huyết áp thay đổi rất nhiều khi có yếu tố tác động như tâm lý (lo âu, sợ hãi, mừng vui...), vận động (đi lại, chạy nhảy) hoặc môi trường (nóng lạnh), chất kích thích (thuốc lá, càphê, rượu bia) và bệnh lý (nóng sốt, đau đớn).

Trong những trường hợp trên, huyết áp thường tăng cao hơn bình thường.Ví dụ huyết áp của bạn lúc nghỉ thường 130/80mmHg khi bạn lên cầu thang lầu 3, nếu bạn đo huyết áp ngay thì trị số huyết áp của bạn có thể 150/80-180/90mmHg. Trong những trường hợp này không thể cho rằng bạn bị cao huyết áp. Do đó tốt nhất bạn phải nghỉ ngơi ổn định trước khi đo huyết áp nếu bạn muốn có trị số huyết áp trung thực và phải đo nhiều lần sau đó tính trung bình sau 3 lần đo. Bạn cũng đừng thắc mắc nhiều nếu huyết áp trước đó khác với trị số bây giờ.

Đo Huyết áp


Nhịp sinh học huyết áp của bạn thường dao động rõ rệt, huyết áp thường cao dần từ lúc bạn thức giấc và gia tăng tùy theo bạn vận động hoặc căng thẳng hay không. Vào chiều tối khi bạn nghỉ ngơi thư giãn huyết áp xuống nhẹ và sẽ xuống thấp nhất khi bạn ngủ say vào ban đêm cho đến gần sáng.

Các nghiên cứu ghi nhận rằng ở người cao huyết áp mà huyết áp không hạ vào ban đêm hoặc hạ quá mức hoặc tăng vọt vào buổi sáng đều là yếu tố bất lợi vì dễ bị đột quî do cao huyết áp.

Khi nào gọi là cao huyết áp?

Người ta thường dùng khái niệm huyết áp tâm thu (hoặc huyết áp tối đa) cho trị số huyết áp trên vàhuyết áp tâm trương (hoặc tối thiểu) cho trị số huyết áp dưới.Ví dụ khi bác sĩ của bạn ghi huyết áp của bạn : 180/95mmHg tức là huyết áp tâm thu (hoặc tối đa của bạn là 180mmHg và huyết áp tâm trương (hoặc tối thiểu) là 95mmHg.

Khi trị số huyết áp tâm thu > 140mmHg và huyết áp tâm trương >90 mmHg được xem là cao huyết áp.Đối với người già, dạng cao huyết áp phổ biến là cao huyết áp tâm thu đơn thuần tức là chỉ số huyết áp tâm thu >160mmHg nhưng huyết áp tâm trương không cao(<90mmHg).

Ở trẻ em trị số huyết áp có thấp hơn quy ước của người lớn.

Cách đo huyết áp

Để có trị số huyết áp đúng, việc đo huyết áp là bước chẩn đoán quan trọng nhất vì tránh được việc điều trị quá mức hoặc không đầy đủ.Cần đo nhiều lần và nhiều vị trí khác nhau (2 tay, 2 chân) để so sánh đôi khi phát hiện bệnh lý mạch máu ví dụ như trong teo hẹp eo động mạch chủ huyết áp chi trên cao hơn chi dưới.

Đo huyết áp cần thực hiện trong phòng yên tỉnh, trạng thái tinh thần thoải mái.Tư thế đo huyết áp thông thường là tư thế nằm và ngồi để làm sao băng quấn cánh tay ngang mức với tim.Băng quấn cánh tay(cuff) phải phù hợp kích thứơc cánh tay. Trẻ em cần có băng quấn cánh tay kích thước nhỏ hơn.

Hướng dẫn đo huyết áp

Nên sử dụng máy đo huyết áp nào?

Máy đo huyết áp thủy ngân được xem là tiêu chuẩn. Ngày nay người ta giảm dần việc sử dụng máy đo huyết áp thủy ngân vì độc tính với môi trường. Các loại máy dạng đồng hồ thường phổ biến sử dụng trong giới thầy thuốc, trong khi đó các máy đo huyết áp điện tử thường sử dụng rộng rãi trong dân chúng vì dễ đo. Theo Uỷ Ban phối hợp quốc gia về cao huyết áp Hoa Kỳ (JNC) và Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), đối với máy đo huyết áp điện tử, chỉ nên sử dụng loại băng quấn cánh tay, không nên sử dụng cổ tay và ngón tay vì không chính xác.

Bạn có thể chọn máy đo huyết áp đồng hồ hoặc có thể máy đo điện tử để tự đo huyết áp ở nhà. Máy đo huyết áp đồng hồ thường kèm theo ống nghe thường giá rẽ hơn máy đo huyết áp điện tử nhưng đòi hỏi bạn phải được nhân viên y tế huấn luyện cách đo.

Đối với máy đo huyết áp điện tử ưu điểm là dễ sử dụng, nhưng nhược điểm là các máy tại thị trường Việt nam chỉ có số ít Hãng như Omron là được kiểm định theo tiêu chuẩn Anh Mỹ.

Khi chọn máy đo huyết áp điện tử các bạn nên chọn các loại máy đo huyết áp đã được các tổ chức uy tín kiểm định chất lượng. Hiện nay 2 tổ chức có uy tín trong kiểm tra chất lượng máy đo huyết áp là Hiệp hội cao huyết áp Anh quốc (British Hypertension Society) và Hiệp hội Phát triển Dụng cụ y tế Hoa kỳ (Association for Advancement of Medical Instrumentation).

(Theo Medic.com.vn)
Đọc tiếp…