Kinh doanh bảo hiểm xe máy hái ra tiền

16:27 |
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, kinh doanh bảo hiểm xe máy không những không bị ảnh hưởng mà còn có sức phát triển mạnh mẽ đi cùng với những văn bản pháp luật quy định ngày càng nghiêm ngặt về giao thông.

Kinh doanh bảo hiểm xe máy hái ra tiền
Kinh doanh bảo hiểm xe máy hái ra tiền
Bảo hiểm xe máy chưa bao giờ mua dễ và rẻ như hiện nay.

Theo quy định của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp bảo hiểm bắt buộc phải bán đúng giá 66.000 đồng/năm: 60.000 đồng là phí bảo hiểm, 6.000 đồng là tiền thuế VAT, không được khuyến mãi dưới mọi hình thức.

Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được trích lại tối đa 20% hoa hồng cho các đại lý, vì vậy phí bán cho chủ xe không thể dưới 54.000 đồng/năm. Nhưng thực tế các đại lý được hưởng đến gần 40% hoa hồng (35.000 đồng/bảo hiểm), chưa kể thưởng trên doanh thu nên họ dường như được khuyến khích bán càng nhiều càng tốt.

Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) từng có văn bản nghiêm khắc nhắc nhở phê bình tổng giám đốc tám doanh nghiệp bảo hiểm vì để xảy ra tình trạng bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới với thời hạn bảo hiểm hơn một năm và mức phí thấp hơn biểu phí do Bộ Tài chính quy định.

Doanh thu bảo hiểm xe máy khá lớn trong thời gian ngắn, có những doanh nghiệp chỉ một chi nhánh đã bán được vài tỉ đồng/tháng và những công ty bảo hiểm có hệ thống đại lý nhiều, mạng lưới rộng doanh thu vài trăm tỉ đồng/tháng là chuyện hoàn toàn có thể thực hiện được.

Thị trường đầy tiềm năng

Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đều xác định đây là lãnh địa có thể đạt doanh thu nên đã lên kế hoạch, đẩy mạnh khuyến mãi để tận thu từ đầu năm 2013, dẫn đến chuyện sinh viên, thanh niên, lao động phổ thông... tràn xuống đường bán bảo hiểm mà không hề thông qua đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn theo quy định của Bộ Tài chính.

Trong khi tai nạn giao thông xảy ra ở các thành phố lớn chủ yếu là do xe máy gây ra, nhưng thực tế bảo hiểm thực hiện việc đền bù cho bên thứ ba hay người ngồi trên xe là rất ít. Phó tổng giám đốc một công ty bảo hiểm phi nhân thọ cho biết qua nhiều năm làm việc, công ty của ông rất ít phải đền bù cho khách hàng là chủ các bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của xe máy.

Theo ông này, về nguyên tắc khi xảy ra tai nạn, người điều khiển xe máy phải báo cho cảnh sát giao thông đến lập biên bản, đồng thời báo cho đường dây nóng của công ty bảo hiểm về tai nạn.

Sau đó thu thập chứng từ điều trị, sửa chữa thiệt hại do tai nạn gây ra, biên bản tai nạn giao thông... gửi công ty bảo hiểm đề nghị bồi hoàn theo quy định, nhưng thực tế ít ai làm chuyện này vì nhiêu khê, mất thời gian, chưa kể người sử dụng xe và chủ xe cũng không dễ dàng liên lạc (mua xe không chính chủ).

Phần lớn người mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc là để đối phó với cảnh sát giao thông chứ ít ai hiểu quyền lợi mà họ có được từ việc mua bảo hiểm này. Tập quán nhiều người điều khiển phương tiện khi va quẹt, gây tai nạn thì nhanh chóng bỏ chạy luôn, hoặc nếu bị giữ lại cũng tìm cách thương lượng với nhau và tự đền bù, nên dù đã mua bảo hiểm nhưng công ty bảo hiểm rất hiếm phải đền bù cho khách.
Đọc tiếp…