Nghề làm mẫu nude lắm gian nan

13:41 |

Nghề làm người mẫu nude ở trên thế giới đã được cộng đồng chấp nhận và trở thành một nghề bình thường như bao nghề khác tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay vẫn còn rất nhiều người có định kiến không tốt về nghề này.

Theo như mình thấy, đối với đa số người Việt Nam hiện nay, làm người mẫu nude vẫn còn là 1 nghề khá nhạy cảm. Có vẻ như tư tưởng khép kín và những thành kiến đối với những công việc như vậy vẫn còn tồn tại ở không ít người. Vì thế, mình muốn gửi những tâm sự của riêng mình về điều này đến mọi người.

Mình năm nay 23 tuổi, nghĩa là đã qua tuổi vị thành niên từ khá lâu rồi. Mình làm người mẫu nude cho tới thời điểm này cũng đã được gần 4 tháng. Và nói thật là mình chưa cho gia đình mình biết chuyện này. Những ai biết mình đang làm nghề này thì rất hay đặt ra cho mình những câu hỏi như: "Tại sao lại đi theo nghề này?", "Tại sao chọn nghề này?", "Phải chăng là thích chụp thể loại này nên đi làm người mẫu nude?", "Chụp nude thì có được nhiều tiền không ?"... Mình xin thú thật là bản thân mình nhiều khi cũng có những suy nghĩ khá lập dị so với những người con gái bình thường khác. Đôi khi, mình làm những chuyện mà nhiều lúc nghĩ lại, chính mình cũng tự hỏi bản thân là tại sao lại làm thế. Và ngay cả việc mình quyết định làm mẫu nude, bản thân mình cũng không thể tự lý giải được lý do lựa chọn một nghề nhạy cảm như thế trước bao nhiêu nghề khác.


Có lẽ sẽ rất nhiều người thắc mắc là có khi nào đi chụp hình nude mà gặp chuyện xui xẻo không. Câu trả lời chắc chắn sẽ là "có". Một khi đã đi theo nghề này thì chuyện bị gạ gẫm, bỡn cợt, phải chịu những lời lẽ dè bỉu, khinh thường, thậm chí xúc phạm là chuyện không hề hiếm. Ban đầu, khi mình mới làm mẫu nude, mỗi lần gặp những chuyện từ trên trời rơi xuống, mình cũng khá shock vì mình chưa từng có kinh nghiệm xử lý. Lúc ấy, mình rất lúng túng và chẳng biết phải làm sao. Nhưng giờ thì quen rồi nên nếu gặp anh nhiếp ảnh gia nào có ý đồ xấu thì mình sẽ thẳng thắn từ chối luôn lời mời đấy dù cho thù lao buổi chụp có cao đến mấy đi chăng nữa.

Mình vẫn nhớ lần đầu tiên mình chụp nude, khi ấy chủ yếu là vì tò mò chứ chưa phải là theo nghề mẫu nude như bây giờ. Hôm ấy, trong quá trình chụp, mọi thứ đều hoàn toàn bình thường, không có gì "quá đà". Mình không thể ngờ là tới lúc chụp xong thì thợ chụp quay ra giở trò sàm sỡ. Quả thật, lúc ấy mình sợ vô cùng, tìm mọi cách để đẩy lão ấy ra. Sau 3 - 4 lần mình kiên quyết cự tuyệt và đẩy ra thì lão thợ chụp ảnh ấy cũng nhụt chí và buông tha cho mình. Mình cố lấy lại bình tĩnh, mặc quần áo vào và chạy thật nhanh ra khỏi căn phòng đó. Sau đó, mình xuống dắt xe ra và bình tĩnh về tới nhà, khép cửa phòng lại rồi mới bật khóc.

Sau lần đó, mình vẫn quyết định đi chụp nude tiếp, và đó cũng là lúc mình quyết định đi theo nghề này. Có vài người tâm sự hỏi mình: "Tại sao gặp chuyện như thế rồi mà vẫn không sợ, vẫn có gan đi chụp tiếp, thậm chí còn chụp rất nhiều ảnh nude và kiếm tiền bằng nghề này?". Mình chỉ cười, chẳng nói gì vì mình cũng chẳng muốn giải thích. Sau vụ gạ tình hụt lần trước, lão thợ đó vẫn hay nhắn tin gạ gẫm mình. Mình đòi ảnh thì nhất quyết không chịu đưa (có lẽ do ức vì không làm được gì). Lão ta nhắn tin nhiều lắm, mà toàn dùng những lời lẽ tục tĩu. Không chịu nổi, mình quyết định công khai thẳng link facebook và 1 loạt sms gạ tình lên groups photo để admin trực tiếp cảnh báo với các mẫu và nhiếp ảnh khác. Ngay trong ngày hôm ấy, 1 loạt nhiếp ảnh đã add facebook và ngỏ ý muốn rủ mình chụp nude. Họ đưa ra rất nhiều lời hứa hẹn như sẽ có một bộ ảnh đẹp, sẽ không làm chuyện bậy bạ như tên nhiếp ảnh kia... Quá nhiều lời mời khiến mình cảm thấy thực sự bị choáng ngợp. Mình chỉ ậm ừ cho có và mình từ chối gần như toàn bộ lời mời vì sợ chuyện kia lại lặp lại 1 lần nữa. Tuy nhiên, có 1 anh nhiếp ảnh đã thuyết phục mình cho bằng được (mà sau này nghĩ lại, mình thấy mình đã tin tưởng đúng người) và mình đã nhận lời người ấy. Sau bộ ảnh này, ngày càng có nhiều người đưa ra lời mời chụp với mình nhưng mình luôn suy nghĩ kỹ trước mỗi lời mời, cảm thấy được thì mới nhận lời chụp.

Thời gian đầu, mình chụp chủ yếu là vì sở thích. Nhưng về sau, có một vài người khuyên mình đừng chụp free nữa vì sẽ có nhiều người lợi dụng bản thân mình để làm "chuột bạch trong phòng thí nghiệm" nên mình chuyển sang chụp kiếm tiền. Có thể nhiều người sẽ tò mò xem giá 1 buổi chụp là bao nhiêu. Riêng điều này thì mình không nói cụ thể được vì mỗi model đều tự đưa ra 1 giá riêng, nhưng sẽ không bao giờ ở mức dưới 6 số 0 cho 1 buổi chụp. Thỉnh thoảng, mình cũng bị đen đủi, gặp đúng mấy người thợ chụp không đàng hoàng, hay cái kiểu "tiện thể" lợi dụng, sờ soạng mẫu cũng không hiếm. Tùy từng trường hợp, đầu óc phải nhanh chóng nghĩ ra cách giải quyết vì không ai bảo vệ mình tốt hơn chính bản thân mình.


Dạo này mình đọc báo mạng thấy đăng tải khá nhiều chuyện không hay tới lĩnh vực nhiếp ảnh. Mình biết là từ những bài viết ấy, không ít thì nhiều, sẽ có những người ác cảm dần với giới nhiếp ảnh và người mẫu. Có người nói với mình rằng đa phần model chụp ảnh sexy hay nude đều là "gà". Lúc nghe câu này mình cũng hơi giật mình vì không nghĩ việc này lại bị đánh đồng như thế. Thực ra mà nói, làm nghề gì, dù cao quý hay thấp hèn đều không xấu. Cái đáng nói là nghề mình theo đuổi có bị biến tướng đi hay không. Có rất nhiều người nghĩ đơn giản như chụp nude hay sexy chỉ đơn thuần là cởi đồ và ưỡn ẹo tạo dáng. Đó thật ra chỉ là cái bên ngoài. Có tìm hiểu mới thấy được cái hay thực sự nằm bên trong. Mình cũng xin nhấn mạnh là thể loại nude không hề dễ chụp, gần như là thể loại khó chụp nhất trong tất cả các thể loại ảnh và những người có khả năng chụp thì không hề nhiều.

Từ khi làm mẫu nude cho tới nay, mình chưa bao giờ hối hận về quyết định theo đuổi nghề này. Còn bạn, có khi nào bạn hối hận về những gì bạn quyết tâm theo đuổi chưa?
Đọc tiếp…

Bằng Kiều chính thức được cấp phép biểu diễn ở VN

09:29 |
Cục Nghệ thuật biểu diễn ký giấy cho phép giọng ca nổi tiếng hải ngoại về nước hát từ tháng 10 đến tháng 12.

Ông Nguyễn Thành Nhân, Trưởng phòng Quản lý Biểu diễn và băng đĩa Cục Nghệ thuật Biểu diễn, cho biết Cục đã cân nhắc kỹ và cấp giấy phép biểu diễn cho Bằng Kiều vào chiều 24/9, cùng lúc cấp phép cho Khánh Ly. Giấy phép có hiệu lực từ nay đến hết tháng 12. Phía đơn vị tổ chức mời Bằng Kiều về nước trình diễn đang trong quá trình hoàn thành thủ tục để xin giấy phép cho chương trình của Bằng Kiều tại TP HCM, Đà Nẵng và Hà Nội vào tháng 10. Chương trình cũng như các ca khúc sẽ được Cục kiểm duyệt chi tiết và chặt chẽ.

Trước đó, ngày 15/9, Bằng Kiều và vợ là cựu ca sĩ Trizzie Phương Trinh bay về TP HCM để gặp gỡ phía đơn vị tổ chức bàn về chương trình. Khách mời của Bằng Kiều trong liveshow là hai diva trong nước - Mỹ Linh, Hồng Nhung - và Minh Tuyết về từ hải ngoại. Đây đều là những người bạn thân thiết với anh “Bầu”.

Theo Mỹ Linh, sau 10 năm rời Việt Nam, Bằng Kiều không thay đổi nhiều, chỉ chín chắn, sâu lắng hơn. “Anh Kiều hát thế nào thì công chúng đã quá rõ. Không phải vô cớ mà người ta yêu mến anh ấy như vậy. Tôi và Bằng Kiều vốn là những người bạn chung trường ở Nhạc viện (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), chúng tôi vẫn gặp nhau và đứng chung sân khấu mỗi lần tôi sang Mỹ lưu diễn. Nhưng việc được hát chung với anh ấy chính tại Hà Nội vẫn làm tôi vui và cảm động. Có lẽ người vui nhất không phải là tôi hay khán giả mà chính là Bằng Kiều” - Mỹ Linh tâm sự.

Giọng ca nổi tiếng nhận được sự chào đón của nhiều người hâm mộ. Ảnh: Hàn Quốc Việt. 


Trên các diễn đàn, khán giả bàn tán sôi nổi xoay quanh sự kiện Bằng Kiều về nước. Nhiều người còn đăng lại những bài hát cũ của anh như một cách ủng hộ thần tượng.

Bằng Kiều sinh năm 1973 tại Hà Nội trong một gia đình giàu truyền thống nghệ thuật. Anh học kèn Basson tại Nhạc viện nhưng lại theo con đường ca hát chứ không phải làm một nhạc công. Bằng Kiều từng tham gia các ban nhạc Chìa Khóa Vàng, Hoa Sữa, Quả Dưa Hấu và sau đó tách ra hát solo. Anh được xem là một trong những ca sĩ nổi tiếng Việt Nam với chất giọng tenor, trong và tình cảm.

Năm 2002 anh định cư tại Mỹ và kết hôn với ca sĩ Trizzie Phương Trinh. Do những phát ngôn gây tranh cãi, cuối năm 2004, anh bị tước quyền công dân Việt Nam. Năm 2008, Bằng Kiều có chuyến trở về Việt Nam lần đầu tiên. Hiện Bằng Kiều là ca sĩ độc quyền của trung tâm Thúy Nga.
Đọc tiếp…

Tổng thống Nga Putin nặng lòng với Việt Nam

09:45 |
Vị thổng thống Nga trong chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam được chính phủ và nhân dân Việt Nam đón tiếp rất nồng hậu, nguyên phó thủ tưởng Vũ Khoan đã chia sẻ với chúng tôi sau nhiều lần có dịp gặp gỡ Putin rằng ông cực kì ấn tượng bởi tính quyết đoán, sự mạnh mẽ và tấm lòng của ngài tổng thống dành cho đất nước và nhân dân Việt Nam

Thổng Thống Nga Putin
Có lẽ hiếm có quốc gia nào trên thế giới lại được nhân dân Việt Nam dành tình cảm sâu nặng như nước Nga. Tình hữu nghị, thân ái giữa hai dân tộc có gốc rễ bền chặt và ngày càng được mở rộng, nâng tầm trên nhiều lĩnh vực. Xứ sở Bạch Dương không chỉ là nơi đã làm nên cuộc Cách mạng tháng 10 vĩ đại trong lịch sử, nơi Bác Hồ đã tìm thấy chân lý của tự do mà còn là đất nước của những con người nhân hậu, bao dung luôn đồng hành, ủng hộ nhân dân Việt Nam trong những thời khắc cam go nhất của lịch sử.

“Bác Hồ mất, bạn Nga đã khóc”

Từng có những năm tháng gắn bó với đất nước và con người nơi đây, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho biết, đối với ông nước Nga đã trở thành quê hương thứ 2. “Quên sao được những mùa thu vàng Mát-xcơ-va, những đêm trắng bên bờ sông Neva, tuyết rơi ở Xanh pê-téc-bua. Và cả những ca khúc đã trở thành những bài hát “nằm lòng” của các thế hệ hai dân tộc Việt-Nga như: Ca-chiu-sa, Ka-lin-ka, Cây Bạch Dương, Chiều Hải Cảng... Những giai điệu, ca từ qua những thăng trầm của thế cuộc, qua những đổ vỡ mất mát, vẫn vẹn nguyên, tựa những điều thiêng liêng không thể mất giữa hai dân tộc...”, ông Vũ Khoan bồi hồi nhớ lại.

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan xúc động: “Tôi sang Nga từ năm 1954, mọi thứ với chúng tôi từ văn hóa, ngôn ngữ đều lạ lẫm và bỡ ngỡ. Không có từ điển nên các thầy cô Nga vô cùng vất vả, gần như họ phải “cầm tay chỉ điểm” từng thứ một khi dạy ngôn ngữ. Bù lại, chúng tôi đã được các thầy cô Nga chỉ bảo rất ân cần, tận tâm như con em của mình. Từ chỗ không biết tiếng Nga, chúng tôi đã trở thành những người phiên dịch, trong đó có cả những phiên dịch cấp cao của Đảng và nhà nước...”.

Giai đoạn ông Vũ Khoan còn đang công tác tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, thời điểm đó Việt Nam đang bước vào giai đoạn kháng chiến chống Mỹ vô cùng cam go. Người dân Nga đã luôn sát cánh và thể hiện sự ủng hộ tuyệt đối với đồng bào ta: “Tôi đã chứng kiến rất nhiều tình cảm xúc động mà nhân dân Nga dành cho Việt Nam. Mỗi ngày, khi cửa của Đại sứ quán vừa mở, đã có rất nhiều cụ già, các cựu chiến binh trên tay cầm quyển sổ lương dành dụm của mình để quyên góp cho nhân dân ta. Nhiều cựu chiến binh tuổi đã cao, bước đi phải chống gậy nhưng cũng nhất quyết “đòi” sang Việt Nam tình nguyện chiến đấu chống Mỹ. Xúc động nhất là hình ảnh các em thiếu nhi Nga xếp hàng dài cả con phố trước cửa Đại sứ Quán để mang quyển vở, bút chì, quần áo nhờ chúng tôi chuyển về cho học sinh Việt Nam”.

Nhưng có lẽ khó quên nhất là khi Bác Hồ mất, người Nga đã chia sẻ nỗi đau với chúng ta không khác gì người thân. Ngay từ khi trời mới tang tảng sáng, đã có hàng nghìn người đến xếp hàng, kiên nhẫn dưới mưa lạnh để được vào viếng Bác trước cửa Đại sứ quán Việt Nam. Trong số đó có cả những em bé thiếu nhi, những cụ già râu tóc bạc phơ, những cựu chiến binh. Rất nhiều người mắt đã đỏ hoe. Họ lặng lẽ, kính cẩn nghiêng mình trước sự ra đi của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Chứng kiến những hình ảnh này, Nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan đã rất xúc động: “Đó là một thứ tình cảm chân tình, gắn bó, thân thiết và không gì có thể đong đếm được, không một ngôn từ nào có thể kể xiết. Có thể nói, với Việt Nam nước Nga luôn nồng hậu”.

Trong suốt những năm tháng kháng chiến chống Pháp, Mỹ, quá trình xây dựng CNXH ở nước ta, đều có Nga bên cạnh, giúp đỡ trong mọi lĩnh vực: từ quân sự, y tế, lương thực, thực phẩm. Chính vì mối thân tình ấy mà bất kỳ người Việt Nam nào, mỗi lần nghe đến nước Nga đều dậy lên một mối cảm tình, tình cảm trào dâng của sự hữu nghị, thân thiết và yêu quý.

Tổng thống Putin luôn dành cho Việt Nam cảm tình đặc biệt


Chia sẻ cảm xúc về Tổng thống Nga V. Putin, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan bày tỏ: "Không chỉ riêng tôi mà thế giới ghi nhận ông Putin là người có tầm chiến lược, đề ra những quyết sách đưa nước Nga trở lại vị trí cường quốc. Đóng góp cho nước Nga của ông Putin là điều không thể phủ nhận - từ một nước khủng hoảng trầm trọng sau khi Liên Xô tan rã đến vị thế trên trường quốc tế như ngày hôm nay. Và dường như định mệnh đã đúng, khi ông V. Putin đã chặn đứng được sự sụp đổ kinh tế, ngăn được sự tan rã, khủng hoảng về chính trị ở Nga. Đồng thời, chính vị Tổng thống này đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao được vị thế của Nga trên trường Quốc tế". 

Từng nhiều lần gặp gỡ Tổng thống Putin, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho biết bản thân ông rất ấn tượng với phong cách quyết đoán, mạnh mẽ của người đứng đầu điện Kremlin: “Khi trao đổi với chúng tôi, trước các vấn đề, quyết định, ông ấy luôn dứt khoát và bày tỏ thái độ rõ ràng. Thứ 2, ông ấy rất bình dị và cởi mở, luôn làm cho người đối diện cảm nhận được sự chân tình, ấp áp. Ngay trong những cuộc tiếp xúc giữa hai nước, ông ấy đều bày tỏ mối ân tình đặc biệt vốn có của người Liên Xô nói chung và nhân dân Nga nói riêng dành cho Việt Nam. Tình cảm này thể hiện rất rõ rệt, và chúng tôi cảm nhận được điều đó qua những cuộc tiếp đón và bàn bạc những quyết sách của hai nước”.

Theo ông Vũ Khoan, điều này cũng dễ hiểu, bởi ông Putin cũng được đào tạo và lớn lên trong chế độ Xô Viết, nên ngay bản thân Tổng thống Putin cũng có những tình cảm đặc biệt, thân tình với nhân dân Việt Nam và luôn tạo điều kiện để hai nước có sự hợp tác phát triển. Có thể nói, cuộc gặp gỡ nào, ông Putin cũng bày tỏ thái độ cởi mở, chân thành.
Đánh giá về mối quan hệ của Việt - Nga trong giai đoạn hiện nay, nguyên Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Mối quan hệ hữu nghị, thân tình giữa hai dân tộc Việt - Nga không ngừng được nâng cao và phát triển. Đáng chú ý, trong thời gian gần đây, nước Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin đã đề ra chiến lược: Á – Âu, gắn kết giữa phần Châu Âu và Châu Á của Nga. Điều này biểu hiện mong muốn hướng tới Châu Á-Thái Bình Dương của Nga. Trong đó, có thể coi Việt Nam là một mắt xích rất quan trọng trong khu vực này. Đó là quyết sách của ông Putin cũng là quyết sách của Nga. Chuyến thăm của Tổng thống Nga V.Putin lần này là minh chứng rõ rệt nhất cho thấy sự bền vững trong mối quan hệ hai dân tộc Việt - Nga”.
Đọc tiếp…

Công dân thứ 90 triệu sẽ thông điệp về nỗ lực về cân bằng giới tính khi sinh

10:58 |
Ông Lê Cảnh Nhạc cho biết tổng Cục Dân số sẽ cố gắng chọn em bé có giới tính nữ là công dân thứ 90 triệu như một thông điệp về nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.

Ông Lê Cảnh Nhạc (Phó tổng Cục trưởng, Tổng Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình - Bộ Y tế) có cuộc trao đổi với chúng tôi nhân sự kiện Việt Nam đón công dân thứ 90 triệu.

Thưa ông, ngày mai (1/11), Việt Nam sẽ đón công dân thứ 90 triệu ra đời. Con số này nói lên điều gì?

Phải khẳng định con số 90 triệu là thành công trong mục tiêu quốc gia về dân số kế hoạch hóa gia đình. Con số này cũng là một thông báo về cơ cấu dân số vàng. Đáng lẽ thời điểm này, số dân Việt Nam không chỉ 90 triệu mà là 108 triệu. Nước ta đã kiểm soát mức sinh tốt.

Trước đây, chúng ta có tổ chức chào đón công dân thứ 70 triệu, 80 triệu không? Vì sao lại đón số 90?

Chúng ta chưa bao giờ tổ chức sự kiện đón công dân thứ 70, 80 triệu. Ngày mai (1/11) là lần đầu tiên Việt Nam chào đón công dân thứ 90 triệu ra đời.

Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình chọn Bệnh viện Phụ sản Trung ương vì tại đây có 70 ca sinh/ngày, nhiều nhất cả nước.

Công dân thứ 90 triệu là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời đứa bé. Nhìn vào em bé là người ta biết được con số 90 triệu.

Tổng Cục Dân số sẽ cố gắng chọn bé là giới tính nữ, không được nhà nước nuôi. Cháu có vinh dự được Phó Chủ tịch nước đến thăm, tặng quà. Điều này mang ý nghĩa mặt tinh thần. Chúng tôi để cho cháu phát triển bình thường như các bé khác, không có gì đặc biệt.

Chúng ta chỉ chọn 1 em bé trong khoảng thời gian ấy được cho là điển hình. Nếu trong khoảng thời gian đó có 3 em chào đời thì ta nên chọn 1 em gái. Điều đó cũng như một thông điệp về nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.

Công dân thứ 90 triệu sẽ thông điệp về nỗ lực về cân bằng giới tính khi sinh

Ông Lê Cảnh Nhạc (Phó tổng Cục trưởng, Tổng Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình - Bộ Y tế)

Có ý kiến cho rằng, đón công dân thứ 90 triệu vừa mừng, vừa lo. Ông nghĩ thế nào?

Điều này đúng. Mừng vì chúng ta kiểm soát mức sinh. Nhưng lo là mức sinh không đồng đều. Chất lượng dân số vẫn thấp. Mất cân bằng giới tính đang tăng cao.

Tỷ lệ sinh hiện nay là cứ 100 trẻ em gái thì có 113 trẻ em trai. Mục tiêu của nước ta đến năm 2015, hạn chế được ở mức 100 trẻ em gái/115 trẻ em trai nhưng rất khó thực hiện.

Dân số Việt Nam tính từ thời điểm đạt 80 triệu đến nay tăng trưởng thế nào, thưa ông?

Dân số Việt Nam vẫn tiếp tục tăng nhanh. Hiện nay, số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ đang ở mức độ cao nhưng chưa phải là đỉnh. Dự kiến số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhiều nhất là năm 2020. Và năm 2050 có thể con số này sẽ chững lại. Nhưng với điều kiện là chúng ta vẫn kiểm soát mức sinh tốt.

Dân số tăng nhanh đã ảnh hưởng gì đến chất lượng cuộc sống?

Dân số tăng nhanh những năm trước dẫn đến nhiều hệ lụy đối với đời sống người dân như công ăn việc làm, dân sinh xã hội, y tế, giáo dục…

Kiểm soát mức sinh tốt đồng nghĩa với giảm tỷ lệ tai biến sản khoa. Nhờ kế hoạch hóa gia đình nên hạn chế mức sinh, hạn chế tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em.

Năm 2002 tỷ lệ tử vong ở mẹ và trẻ em là 91/100.000 người. Nhưng hiện nay con số này giảm, chỉ còn 68/100.000 người. Dự kiến, tỷ lệ tử vong sẽ tiếp tục giảm. Mục tiêu của chúng tôi là đến 2015 chỉ còn 58/1000 người. Như vậy, tính từ năm 1990 đến nay, chúng ta giảm ¾ tỷ lệ số bà mẹ tử vong.

Mặt khác, kiểm soát mức sinh cũng là gia tăng tuổi thọ. Dự báo năm 2050, người dân Việt Nam sẽ có tuổi thọ trung bình là 80,4 tuổi.

Tuy nhiên, hiện nay, cơ cấu, mức độ sinh nở ở nước ta không đồng đều giữa các vùng. Ở TP.HCM, mỗi phụ nữ chỉ có 1,33 con. Trong khi đó ở Tây Nguyên, mỗi phụ nữ có trên 3 con. Những vùng chất lượng cuộc sống cao thì mức sinh thấp, nơi cuộc sống thấp thì ngược lại.

Nếu TP.HCM là 1 quốc gia riêng lẻ thì mức sinh như hiện nay rất đáng báo động. Nhưng ở TP.HCM nằm trong tổng thể nên phải điều phối mức sinh cụ thể là sinh đủ 2 con. Điều phối mức sinh tốt sẽ chuẩn bị tốt nguồn lao động cho tương lai.

Hiện nay, giới trẻ thường có xu thế sinh 1 con rồi dừng lại. Theo ông, do những nguyên nhân nào?

Đúng là xu thế sinh con 1 con rồi dừng lại đang diễn ra ở giới trẻ. Là người phụ nữ, vị thế và điều kiện của họ được nâng cao. Họ không muốn lệ thuộc vào chồng, con gia đình. Thậm chí nhiều phụ nữ không muốn lấy chồng. Khi người phụ nữ thoát ra khỏi vòng cương tỏa của gia đình thì họ muốn có cuộc sống thanh nhàn hơn. Nhưng nếu phụ nữ nào cũng có ý định chỉ đẻ 1 con là hiểm họa của đất nước.

Mức sinh giảm làm suy giảm dân số và nguồn lực lao động sẽ thiếu trong tương lai. Lực lượng lao động giảm, đẩy nhanh tốc độ già hóa dân số.

Sinh ít sẽ dân đên tình trạng, đầu tiên 6 người nuôi 1 đứa con, nhưng sau một giai đoạn, 1 người lại phải nuôi 6 người. Do đó, suy giảm dân số là vấn đề hiểm họa không khác gì bùng nổ dân số.

Ở Việt Nam định bao giờ đón công dân thứ 100 triệu?

Dự kiến năm 2050 dân số của Việt Nam sẽ đạt mức 108 triệu.

Mục tiêu dân số của Việt Nam hiện nay như thế nào?

Hiện nay, chúng tôi nỗ lực làm sao để cân đối tỷ lệ sinh nở giữa các vùng.Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở nước ta luôn rất cao nên nhu cầu kế hoạch hóa gia đình cũng rất cao. Làm sao để cả nước có mức sinh đồng đều, tất cả đều 2 con.
Đọc tiếp…

Sắc đẹp là do trời cho

16:00 |

Người ta nói, sắc đẹp là do trời phú, những nét trên cơ thể con người là do trời phú, là do bố mẹ sinh ra vì thế tôi không thích đồ gỉa của vơ.

Dù bạn xấu hay đẹp thì cũng là bạn, là con của bố mẹ bạn chứ không phải ai khác. Thế nên, đừng bao giờ cho đó là điều đáng tự ti, đáng phải xóa đi trên khuôn mặt của mình.
Khi mà hậu quả của việc phẫu thuật thẩm mỹ chưa thực sự đến tai dư luận, chưa thực sự khiến dư luận khiếp sợ thì người ta còn ham nó nhiều. Biết bao nhiêu vụ người đẹp, ca sĩ ở nước ngoài, phẫu thuật rồi chết ngay trên bàn mổ. Biết bao nhiêu gương mặt giờ tới việc ra đường cũng chẳng dám ra vì di chứng của phẫu thuật. Và thậm chí, có quá nhiều trường hợp, phẫu thuật xong còn xấu xí gấp vạn lần tự nhiên, chỉ biết ngồi khóc kêu trời. Nhưng với nhiều người ở nước ta, đó là việc của nước bạn, của cái thế giới xa xôi và có thể, chuyện đó chẳng bao giờ xảy ra ở Việt Nam.
Nhưng giờ thì có rồi đấy, nhiều người nổi tiếng đang phải chịu di chứng của phẫu thuật, đến cười cũng không cười nổi. Có người thì bị chết, bị tai nạn nghề nghiệp, điển hình là vụ nạn nhân nữ đi phẫu thuật bị vứt xác, chắc hẳn không ai là không biết. Nhà nhà, người người xôn xao, ai cũng nói về câu chuyện này, trách cứ người bác sĩ vô lương tâm và thương cho nạn nhân xấu số. Suy cho cùng thì cũng là bởi hai từ ‘nhan sắc’.
Có lẽ nhiều người luôn lầm tưởng về nhan sắc, họ luôn cho rằng, chỉ cần đẹp là có tất cả. Họ không biết rằng, nhan sắc chỉ là thứ tài sản hữu hạn, rồi một ngày nào đó, nó cũng hao mòn. Nhan sắc con người không thể mãi trường tồn với thời gian, và nó cũng trở nên vô nghĩa khi tâm tính người ta không tốt. Nhiều chị em luôn nghĩ, chỉ cần họ đẹp, là họ sẽ có chồng giàu, đại gia và có cuộc sống mơ ước.

Sắc đẹp là do trời cho

Có lẽ nhiều người luôn lầm tưởng về nhan sắc, họ luôn cho rằng, chỉ cần đẹp là có tất cả. (ảnh minh họa)

Vậy ai tạo cho họ suy nghĩ ấy, không ai khác chính là đàn ông. Đàn ông háo sắc, luôn coi trọng cái đẹp, thế nên, phụ nữ mới sợ mình xấu biết nhường nào.
Bản thân tôi là đàn ông, là một người đã từng trải trong chuyện tình cảm, tôi nghĩ, phụ nữ đẹp không phải là tất cả. Những người phụ nữ xấu, thật ra tâm hồn họ rất đẹp nếu ta cho họ cơ hội để mở rộng lòng, để ta tìm hiểu. Vì bản thân những người ấy, họ luôn tự ti về bản thân mình, sống khép lòng, họ không dám mơ ước cao sang, cũng không bao giờ kênh kiệu. Họ luôn ý thức được rằng, họ không được ở nhan sắc thì phải cố gắng trau dồi nhân cách, đạo đức. Chính vì thế, họ rất đẹp ở tâm hồn. Nhưng nhiều người đàn ông chỉ cần nhìn họ đã quay mặt đi, không cho họ một cơ hội được bộc bạch.
Tệ hơn nữa, nhiều người trót yêu người xấu, còn bắt họ đi phẫu thuật thẩm mỹ để được đẹp hơn. Đàn ông thật lạ, tôi đang tự hỏi, tại sao họ lại thích những bộ ngực đầy silicon. Tại sao họ lại thích chiếc cằm nhọn hoắt kia chứ không phải gương mặt tròn trịa, bầu bĩnh? Tại sao cứ thích cái mặt trái xoan dài ngoằng ngoẵng, trong khi tất cả chỉ là đồ giả? Hay tại vì họ đua đòi, họ ăn theo xu thế của nước ngoài. Ngày xưa Tây Thi, Dương Quý Phi là tứ đại mỹ nhân cũng bởi họ có thân hình tròn trịa và khuôn mặt bầu bĩnh, còn bây giờ, người ta đã quên mất cái chuẩn mực ấy.
Con gái phải nên bầu bĩnh tí mới đẹp, vậy mà nhiều người lại thích những em người dây, để họ luôn áp lực với thân hình của mình. Thật nực cười khi anh chàng nào đó cứ thích cái vòng 3 bơm đầy chất hóa học của vợ. Đến cả động vào cũng phải nhẹ nhàng, và ôm một người mình yêu mà cứ như ôm một con búp bê.
Đàn ông thích gì ở phụ nữ như thế nhỉ, để chị em cứ phải đi phẫu thuật, cứ phải đánh đổi với mạng sốn cuả mình. Vì phẫu thuật đâu phải một lần là đẹp ngay, thế thì có mà thánh sống. Rồi còn mất thời gian chăm sóc, rồi còn hư hãi. Chẳng có chất gì nằm trong người mà dùng được cả đời, nếu như không cung cấp thêm cho nó, chẳng cơ thể nào sống được. Việc làm đẹp cũng giống như vậy, và nhiều lần, nó sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm.
Những anh chàng hay ưa hình thức, hãy tỉnh táo lại. Có thể yêu một cô gái đẹp nhưng không phải vì thế mà coi thường người xấu. Cũng có thể thích tính cách của một người con gái xấu nhưng đừng bắt họ phải đi thẩm mỹ để đẹp hơn. Người đẹp nhân tạo không bao giờ bền được, chỉ có vẻ đẹp tự nhiên là tồn tại mãi mãi.
Đọc tiếp…

Ăn cơm bụi trên phố Malioboro

21:00 |
Nếu bạn đã quan với việc ăn cơm bụi tại Việt Nam và luôn quan niệm rằng cơm bụi chỉ có ở đất nước của chúng ta thì đây là quan niệm sai lầm bởi vì ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng có món cơm bụi này. Một trong những địa điểm nó là Jalan Malioboro. 

Jalan Malioboro là con phố trung tâm của cố đô Yogyakarta (Indonesia), nằm trên trục bắc nam nối cung điện Kraton với núi lửa Merapi thần thánh. Bởi thế, chọn một bữa “cơm bụi” trên phố Malioboro là một ý tưởng thú vị để cảm nhận chính xác dòng chảy cuộc sống Yogyakarta náo nhiệt nhưng bình dị đến lạ lùng.

Ăn cơm bụi trên phố Malioboro

Được bao quanh bởi rất nhiều nhà hàng và khách sạn, vỉa hè hai bên luôn đông đúc với các quầy hàng nhỏ bán nhiều loại hàng hóa từ ẩm thực đến tiêu dùng. Các quán hàng ngoài trời mở vào buổi tối hai bên hè phố không phổ biến với du khách nhưng lại rất hữu dụng với dân địa phương.

Thông thường, các quán cơm bụi sẽ có một xe đẩy rong hoặc một bàn đồ ăn nấu sẵn. Hầu hết là các món ăn địa phương, màu nước xốt sền sệt ánh vàng, nâu đỏ trông khá tò mò và hấp dẫn.

Quán sẽ chiếm dụng một đoạn vỉa hè trước một cửa hàng nào đó đóng cửa vào ban tối, trải chiếu hai bên, dành một lối đi nhỏ ở chính giữa vỉa hè cho người đi đường qua lại. Bàn ăn được biến tấu từ những chiếc ghế nhựa thấp cơ động, đĩa đồ ăn đặt trên ghế, khách ngồi bệt xuống chiếu và... bốc.

Tất nhiên, chúng tôi cũng như bất kỳ thực khách nào cũng có thể yêu cầu thìa và đĩa để ăn cho phù hợp với thói quen.

Đầu này bán cơm thì đầu kia sẽ bán nước uống. Vào quán, chủ hàng sẽ lấy một chiếc đĩa nhựa, dưới trải một tờ giấy màu vàng nhạt, loại giấy này vốn rất dai và bền, chuyên dùng để bọc thức ăn, rồi lấy cơm cho vào đĩa, đợi xem khách sẽ chọn ăn những món gì.

Thịt gà, cá rán, trứng kho, rau trộn, rau xào... thôi thì thập cẩm, rất nhiều món mà nếu là du khách nước ngoài, bạn chỉ có thể xác định nó được làm từ thịt, cá, rau củ quả gì, chứ không biết được người nấu đã nêm nếm trộn món như thế nào.

Ô hay, đó chả phải là cơ hội để thưởng thức bữa tối theo cách của dân đường phố Malioboro đó sao? Vậy là chúng tôi hí hửng gọi mỗi đứa một đĩa cơm với thức ăn ngẫu hứng theo cảm xúc khi đường phố lấp lánh lên đèn.

Gọi thêm ly trà chanh (sao mà giống ly trà chanh ở Việt Nam đến thế), rồi cũng ngồi bệt xuống chiếu như bất kỳ người bản địa nào, tất cả bắt đầu bữa tối của mình. Giản dị như một bữa cơm bụi ở Việt Nam, nhưng có lẽ ngồi bệt trên vỉa hè ăn cơm tối là việc chúng tôi chưa từng.

Ăn cơm bụi trên phố Malioboro

Khách hàng đến và đi khá đông, đồng thời ăn cũng rất nhanh. Có người là dân sống ngay trên phố này. Cũng có người đến từ nơi khác, Jakarta chẳng hạn, ít thấy du khách nước ngoài nào sẵn sàng ngồi bệt như chúng tôi.

Chúng tôi vừa ăn tối vừa tò mò nhìn ngó xung quanh phố. Chủ quán ăn và cả quán nước bán hàng luôn tay, người vào kẻ ra tấp nập. Người đi lại trên vỉa hè cũng đông không kém. Thỉnh thoảng lại có một vài chàng trai ôm cây đàn bé xíu đến ngồi trước một nhóm khách và đàn hát vui vẻ.

Hát xong cũng có khách thưởng cho chút tiền, cũng có khách chỉ ngồi yên và cười. Người nghệ sĩ đường phố cũng không lấy thế làm buồn, vui vẻ đứng lên, chờ có loạt khách mới ghé quán, lại từ gốc cây đi tới để đàn và hát những bài dân ca vui nhộn.
Đọc tiếp…