Nỗi lòng của người mẹ già về người con 10 năm tù oan

10:54 |
Bà Phạm Thị Vì mẹ anh Nguyễn Thanh Chân tân sự nỗi lòng 10 năm con bi tù oan ,Bà bảo rằng mình rất sợ - sợ cái ngày con trai được ra tù mà mẹ không còn sống trên đời nữa.
“Thằng Chấn bị oan, bị tù tội, sống tủi nhục nhiều năm trong tù và ở ngoài, cả gia đình nó cũng đâu tránh khỏi những nỗi oan ức. Từ khi bố bị kết tội giết người, cả 4 đứa con phải sống trong khổ cực, tủi nhục”, bà Phạm Thị Vì - mẹ anh Nguyễn Thanh Chấn đã có những tâm sự với PV Báo GĐ&XH về cuộc sống gia đình mình trong 10 năm oan khuất.

Nỗi lòng của người mẹ già về người con 10 năm tù oan
Hàng xóm đến chia vui với bà Vì.
Luôn tin tưởng con vô tội

Những ngày qua, ngôi nhà của bà Phạm Thị Vì (72 tuổi) luôn tràn ngập niềm vui, hạnh phúc. Chứng kiến ngày anh Chấn trở về đoàn tụ gia đình, bà nói “đã mãn nguyện lắm rồi”. Bởi lẽ, hơn ai hết, linh tính của một người mẹ mách bảo rằng anh Chấn vô tội, hung thủ thật sự của vụ án đang lẩn khuất đâu đó. Niềm tin ấy khiến bà và gia đình vượt qua mọi “búa rìu” của dư luận, cố gắng sống để đi tìm công lý cho con trai.

Những ngày anh Chấn vẫn sống trong tù, bà bảo rằng mình rất sợ - sợ cái ngày con trai được ra tù mà mẹ không còn sống trên đời nữa. “Tôi tin lần này các cơ quan pháp luật sẽ làm đúng, công tâm để con trai tôi được minh oan. Đã 10 năm nay, ngày nào tôi cũng thắp hương lên bàn thờ chồng để xin ông ấy phù hộ cho con trai”, bà Vì nghẹn lời.

Đằng đẵng gần 4.000 ngày bà và con dâu cùng các cháu nội sống trong mặc cảm, đau đớn vì sự ghẻ lạnh của hàng xóm láng giềng. Trong tột cùng nỗi đau ấy, bà và người thân đã cam chịu, bí mật dò xét, đi tìm những chứng cứ để minh oan cho anh Chấn. “Ở địa phương, nhiều người tin là con tôi không giết người. Thế nhưng, cũng có nhiều người tỏ vẻ ra mặt, họ chẳng thèm nhìn chúng tôi chứ chưa nói đến việc đến quán để mua hàng hay trò chuyện”, bà Vì chua xót nói.

Hơn 10 năm trôi qua, cứ nghĩ đến đứa con trai đang chịu tù đày oan ức là bà lại ôm mặt khóc vì sự nghiệt ngã của số phận ập xuống gia đình mình. Cũng chính vì sự kỳ thị của một số người mà con dâu bà đổ bệnh, phải vào viện tâm thần. Mấy đứa cháu nội không xin được việc, phải lưu lạc sang xứ người… Bà bảo rằng, nếu chồng bà không là liệt sĩ, có lẽ cái bia mộ mang tên Nguyễn Thanh Chấn đã mờ phai theo thời gian rồi!

“Ngày công an xuống hỏi tôi có giặt quần áo dính máu của thằng Chấn không, tôi đã trả lời là không có. Họ bảo, nếu không khai thật thì con tôi sẽ bị tử hình. Là mẹ nên tôi hiểu tính nó, từ tấm bé đến giờ, Chấn lành như cục đất, nó đâu có gan làm ra chuyện tày trời ấy”, bà Vì nói.

Bà bảo rằng, từ ngày con trai bị bắt giam vì tội “giết người”, ra đường bà không dám ngẩng mặt nhìn ai, nước mắt lúc nào cũng lưng tròng. Ngày xét xử ở tòa án, bà bị người ta chỉ trỏ mắng nhiếc không tiếc lời. Thậm chí, khi tòa tuyên án, người ta còn xô bà ngã túi bụi ngay tại công đường, con dâu thì ngất xỉu phải vào viện cấp cứu. Mấy đứa cháu nội ôm nhau khóc ở một góc tòa. Đã 10 năm rồi, hình ảnh đó bà bảo không bao giờ quên được.



Bố đi tù, ai oán con chịu

Nhắc đến mấy đứa cháu nội, bà lại khóc và bảo “đứa nào cũng khổ khi bố nó vào tù”. Bà Vì kể: “Khi Chấn bị bắt, cháu nội tôi là Nguyễn Chí Quyết đã bỏ thi đại học, đi làm thợ xây, sau đó chuyển sang đi mổ heo cho mẹ bán. Thế nhưng buôn bán thường bị ế vì khách hàng tẩy chay nên thua lỗ triền miên. Thậm chí, nhà có cái máy xát cũng không còn ai đến thuê… Đau đớn, tủi nhục mà không biết giải thích sao cho người ta hiểu”.


Nói về người con dâu thủy chung, bà Vì chạnh lòng: “Trong 10 năm liên tục đi kêu oan cho chồng, cộng với việc phải chứng kiến các con sống trong sự ghẻ lạnh của dân làng, con dâu tôi suy sụp. Hai năm nay, làm việc gì nó cũng quên, đến cả quần áo nhiều khi tôi cũng phải giặt giúp. Gần đây mấy đứa con phải đưa mẹ đi Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang chữa trị nhưng bệnh tình không khỏi. Mấy hôm nay, khi chồng được trở về, có lẽ do quá mừng nên nó lại phát bệnh. Mong thời gian tới nó chữa hết bệnh để được sống những ngày hạnh phúc với chồng con”.

Nói về những ngày tháng bị sống trong sự ghẻ lạnh của dư luận, người con trai đầu của anh Chấn là Nguyễn Chí Quyết cho biết: “Khi bố đi tù, trong nhà chỉ còn lại chiếc xe ngựa cũng phải bán rẻ vì không có ai thuê. Ở làng quê, người dân quý người bao nhiêu thì khi xảy ra những chuyện tày đình “hiếp dâm, giết người” thì người ta xa lánh bấy nhiêu. Mấy anh em tôi đã phải bỏ học vì không chịu nổi “búa rìu” của dư luận. Thậm chí, đứa em út là Nguyễn Thế Anh (SN 1989) thi đậu một trường cao đẳng cũng phải bỏ học khi bạn bè biết tin có bố “giết người, hiếp dâm”. Em gái là Nguyễn Thị Quyền (SN 1984) đang làm giúp việc bên Đài Loan, mỗi khi gọi điện về cho gia đình thì khóc nức nở qua điện thoại, nói với bà nội rằng khi nào bố còn ngồi tù thì còn làm ô sin để kiếm tiền nuôi bố”.
Đọc tiếp…

Hung thủ thật sự trong vụ án 10 năm tù oan sẽ nhận mức án nào đây?

10:50 |

10 năm trươc với tội danh giết người, ông Chấn đã đối mặt với án tử hình. Vì là con liệt sỹ, ông được giảm nhẹ xuống chung thân. Nhưng cùng tội danh này kèm theo tội cướp tài sản, đối tượng mới ra đầu thú phải nhận mức án nào đây?
Sau 10 năm vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra, Lý Nguyễn Chung (SN 1988, thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) mới ra đầu thú. Còn bị án Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi) được trả tự do sau 3.686 ngày chịu án oan.

Chung khai nhận, tối 15/8/2003, Chung đến nhà nạn nhân Hoan mua hàng. Đang cần tiền nên Chung đã dùng vũ lực cướp tài sản của chị Hoan. Do bị chống cự nên Chung dùng dao đâm chết nạn nhân rồi cướp tài sản và bỏ trốn.

Lý Nguyễn Chung đã bị cơ quan điều tra khởi tố về tội "giết người" và "cướp tài sản".

Cách đây 10 năm, ông Nguyễn Thanh Chấn bị khởi tố, xét xử về một trong 2 tội danh trên là "giết người". Khi đó, ông Chấn đã phải đối diện với án tử hình. Nhưng vì cha đẻ ông Chấn là liệt sỹ, nên ông đã được áp dụng tình tiết giảm nhẹ và chịu án phạt tù chung thân.

Nhiều anh em trong gia đình ông Chấn vẫn nhắc lại chuyện cũ: "Anh Chấn may nhờ có bố là liệt sỹ. Nếu không đã bị bắn từ lâu rồi. Đâu còn sống mà chờ đến ngày giải oan."

Hung thủ thật sự trong vụ án 10 năm tù oan sẽ nhận mức án nào đây?

Ông Chấn bật khóc khi vừa đặt chân về mảnh đất của gia đình

Tuy nhiên, với tội danh trên kèm theo tội danh "cướp tài sản", Lý Nguyễn Chung lại chỉ phải đối diện với một mức án thấp hơn nhiều nếu bị xét xử. Lý Nguyễn Chung năm nay đã 25 tuổi. Nhưng khi gây án, đối tượng này chưa đủ 16 tuổi.

Trả lời chúng tôi, LS. Ths Phạm Thanh Bình (GĐ Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội) cho biết: Theo quy định trong BLHS, “Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện”.

Như vậy, theo quy định này, thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội là căn cứ để áp dụng điều luật tương ứng để truy cứu trách nhiệm hình sự. Mặc dù hiện nay Lý Nguyễn Chung đã ở tuổi trưởng thành, nhưng cơ quan tố tụng vẫn phải áp dụng các quy định về người chưa thành niên phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự và xét xử đối với Lý Nguyễn Chung.

Luật sư Bình viện dẫn: Theo quy định tại điều 74 BLHS từ năm 1999: “Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; ...” và “Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 của Bộ luật này”.

Nếu Lý Nguyễn Chung bị khởi tố với tội danh “giết người” và “cướp tài sản” thì mức hình phạt cao nhất đối với các tội danh này là tử hình.

Nhưng khi phạm tội, Chung chưa đủ 16 tuổi nên luật sư Bình khẳng định, mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng chỉ đến 12 năm tù.

Luật sư Phạm Tấn Thuấn (Đoàn Luật sư TP.HCM) phân tích: Bị can Lý Nguyễn Chung mới 14 tuổi 8 tháng. Đây là căn cứ pháp lý để bị can Lý Nguyễn Chung được hưởng chính sách nhân đạo, đường lối xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội.

Hung thủ thật sự trong vụ án 10 năm tù oan sẽ nhận mức án nào đây?
Luật sư Phạm Tấn Thuấn (Đoàn Luật sư TP.HCM)

Theo BLHS 1999, người chưa thành niên là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Do vậy, nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội phải tuân thủ quy định: “Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội…” và “Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm”.

Đặc biệt điều luật này còn quy định: “Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng”.

Luật còn quy định: “Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội".

Do vậy, luật sư Thuấn cũng khẳng định: Bị can Lý Nguyễn Chung khi thực hiện hành vi phạm tội mới 14 tuổi 8 tháng nên hình phạt (bản án) dành cho đối tượng này là không quá 12 năm tù.

"Chính sách đối với người chưa thành niên trong lĩnh vực hình sự chủ yếu là nặng về giáo dục, giúp họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh để họ trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội chứ không nặng về trừng phạt." - Luật sư Phạm Tấn Thuấn nói.
Đọc tiếp…

Bắc Giang. Người đàn ông 10 năm bị đi tù oan

08:53 |

Người đàn ông bị 10 năm tù oan vì nghi giết người giờ đã được làm sáng tỏ .

Ông Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi, ở xã Nghĩa Trung, Việt Yên) vừa được tạm trả tự do sau 10 năm ngồi tù oan. Suốt thời gian dài đằng đẵng, ông và gia đình liên tục kêu oan và mới đây, thủ phạm thực sự của vụ án mới ra đầu thú. Vậy, ông Chấn đã bị oan như thế nào, khi xảy ra vụ án, ông đã ở đâu, làm gì?

Như đã đưa tin, TAND Tối cao vừa ra quyết định đưa vụ án giết người (đã kết án cách đây 10 năm) tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang ra Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao để xét xử tái thẩm.

10 năm trước đó, một vụ giết người đã xảy ra tại thôn Me. Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hoan (39 tuổi) bị sát hại với nhiều vết thương ở đầu, mặt và bụng. Không lâu sau, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã bắt ông Nguyễn Thanh Chấn. Ông bị truy tố và đưa ra xét xử về tội giết người.

Bị cho là sàm sỡ nạn nhân

Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Bắc Giang, khoảng 22h, ngày 15/8/2003, người trong thôn Me nghe tiếng trẻ con khóc trong nhà chị Hoan. Khi chạy sang, họ thấy nhà chị Hoan không bật điện, nhưng cửa chính mở liền báo cho mẹ đẻ chị. Bà mẹ sang nhà con gái thì phát hiện chị Hoan đã chết với nhiều vết thương ở đầu, mặt và bụng.

Cáo trạng cho rằng, vợ chồng ông Nguyễn Thanh Chấn bán tạp hóa gần sân bóng thôn Me. Chiều 15/8/2003, dân thôn Me tổ chức đá bóng. Trận bóng kết thúc vào khoảng 19h cùng ngày. Lúc này, bà Nguyễn Thị Chiến (vợ ông Chấn) bảo chồng đi xin nước về để nấu, bán hàng.

Bắc Giang. Người đàn ông 10 năm bị đi tù oan
Ông Nguyễn Thanh Chấn với những lá đơn kêu oan suốt 10 năm trời

Ông Chấn đã đạp xe sang nhà chị Viễn ở cuối sân bóng. Đoạn đường này qua nhà chị Hoan. Lúc này, chị Hoan đang ở trong nhà với đứa con nhỏ (1,5 tuổi). Ông Chấn thấy nhà anh Minh (hàng xóm chị Hoan) không có ai ở nhà liền dựng xe đạp cạnh thành giếng nhà anh rồi đi vòng ra phía sau nhà chị Hoan qua ruộng khoai. Lúc này, cửa sau nhà chị Hoan mở nên ông Chấn lẻn vào.

Thấy con chị Hoan đang chơi trên gường, chị đứng trước tủ quần áo, ông Chấn liền đòi "quan hệ". Chị Hoan không đồng ý, ông liền lao vào ôm chị từ phía sau. Hai tay ông Chấn vòng lên ngực chị Hoan sờ soạng. Chị cố chống cự và vơ được một vỏ chai bia dưới nền nhà định đánh vào đầu ông Chấn nhưng ông đỡ được và giằng lấy. Rồi ông Chấn quật chị Hoan ngã xuống đất.

Một tay ông giữ tay chị Hoan, gối tỳ vào sườn chị. Rồi ông thò tay còn lại vào túi quần rút ra một con dao bấm, đâm nhiều nhát vào bụng, mặt và sườn chị Hoan.

Trong lúc giằng co, chị Hoan có giơ tay đỡ khiến lưỡi dao bị gãy. Ông Chấn đã cho chuôi dao vào túi rồi nâng đầu chị Hoan lên đập xuống đất nhiều lần. Do mặt nạn nhân chảy nhiều máu, ông Chấn lấy chiếc gối đậy vào mặt rồi tắt điện, đi ra.

Chở nước cho vợ xong, ông về nhà tắm giặt, lấy xà phòng và bàn chải rửa sạch máu dính ở quần áo, rửa sạch chuôi dao, cất vào tủ.

Cáo trạng còn cho rằng, ngày 28/9/2003, ông Chấn đến cơ quan điều tra tự thú.

Có chứng cứ ngoại phạm

Trên thực tế, quá trình điều tra, ông Chấn đã khai nhận hành vi giết người. Nhưng tại các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, bị cáo lại không nhận tội. Ông Chấn đã bị tòa sơ thẩm và phúc thẩm tuyên án tù chung thân.

Trong thời gian ở tù, phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn nhiều lần kêu oan.

Trong những lá đơn kêu oan, ông Chấn cho biết: Cơ quan công an bắt giữ tôi vì cho rằng tôi đã giết chết chị Hoan khi đi xin nước, vào thời gian khoảng 19h đến 19h25. Thực tế, trong thời gian đó, tôi đang bấm điện thoại cho anh Thực (ở Yên Sơn, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Số máy và thời gian còn lưu lại ở tổng đài bưu điện huyện Việt Yên.

Trong các lá đơn do bà Nguyễn Thị Chiến (vợ ông Chấn) cũng khẳng định, khoảng thời gian đó chồng bà đang ở nhà bấm điện thoại cho ông Thực gọi nhờ. Trước tòa phúc thẩm, ông Thực làm chứng điều này.

Đơn của 2 vợ chồng ông Chấn cũng viết, sau khi phát hiện chị Hoan chết, bà Hội (mẹ chị) đã nhờ ông gọi giúp ông Đệ y sĩ, gọi cho em rể của chồng chị Hoan (tên Chung ở Nhã Nam, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) và gọi điện báo Công an huyện. Ông Chấn chính là người đã đi mua gà, quan tài về để gia đình chị Hoan khâm liệm. Vậy nhưng ông lại bị công an bắt giữ vì cho rằng đã giết chị Hoan.

Ông Chấn còn cho rằng, trong quá trình điều tra, ông phải nhận tội là do bị "ép cung". Ông trình bày rằng do bố là liệt sỹ mất sớm, gia đình khó khăn nên không có điều kiện ăn học đến nơi đến chốn. Ông không hiều biết về pháp luật, lại quá sợ hãi nên đành nhận tội.

Sau nhiều năm kêu oan, đến nay, Lý Nguyễn Chung (người cùng thôn) mới ra đầu thú, nhận là người đã gây ra cái chết của chị Hoan. Lúc này, nỗi oan khuất của ông Nguyễn Thanh Chấn mới được xem xét.

Trong đơn kêu oan, bà Chiến (vợ ông Chấn) còn trình bày rằng, tối hôm chị Hoan bị giết, có hai thanh niên làm ở trạm bơm bị ốm, đi xe đạp vào nhà ông Đệ mua thuốc. Họ nhìn vào nhà chị Hoan thì thấy một thanh niên cởi trần ôm ngang người nạn nhân dốc đầu xuống nền nhà nhưng nghĩ là vợ chồng đánh nhau nên không can thiệp. Lúc đó, họ vào đến nhà ông Đệ, nhìn đồng hồ treo tường là 19h45. Hôm sau, ông Đệ nghe họ kể lại và báo công an.
Đọc tiếp…