Mách các mẹ mẹo nhỏ giúp con tăng cân nhanh

16:39 |

Mách các mẹ bí kíp nhỏ trong chế biến hàng ngày để có bữa ăn hấp dẫn đủ chất cho con ăn.

Nhiều chị em thường xuyên phàn nàn vì sao con ăn khỏe mà vẫn không tăng cân. Đây là vấn đề gây "đau đầu" cho rất nhiều bà mẹ. Loại bỏ khả năng trẻ kém hấp thụ, mẹ có thể nghĩ đến những nguyên nhân tù chính cách chế biến và thiếu cân bằng dinh dưỡng của bản thân.

Để bé nhanh tăng cân, xin mách mẹ bí kíp gối đầu giường trong chế biến món ăn hàng ngày để có bữa ăn hấp dẫn và đủ chất cho con

Gạo – nguyên liệu chính trong chế biến bữa ăn cho trẻ.

Đối với người Việt, từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Cơm tẻ là mẹ ruột”. Chính vì thế mà, từ khi bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm, các mẹ nên nghĩ ngay đến bột gạo. Ngày nay, một phần vì sự đa dạng của các loại thực phẩm dành cho trẻ em, một phần vì sự tiện lợi mà nhiều mẹ chọn cho con các loại bột ngũ cốc dinh dưỡng pha sẵn để thay thế, tuy nhiên nếu phụ thuộc vào thức ăn tiện dụng này, việc đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ là một điều rất khó.

Cung cấp nhiều trái cây tươi.

Không phải bé nào cũng thích ăn trái cây ngay từ đầu và không phải loại trái cây nào cũng phù hợp với khẩu vị của bé. Tuy nhiên trái cây là một loại thực phẩm bổ dưỡng và khá tiện dụng vì không phải chế biến. Các mẹ nên chọn các loại quả theo mùa; mềm, ngọt và hấp dẫn đối với trẻ. Một số loại quả như: na, chuối, bơ, dưa hấu, cam,… là những gợi ý hàng đầu các mẹ có thể chọn cho bé.

Giảm lượng đường.

Chế độ ăn uống của không ít trẻ nhỏ hiện nay có hàm lượng đường ở mức cao. Ngoài việc hạn chế cho trẻ ăn nhiều các loại bánh kẹo ngọt, các mẹ có thể tập cho trẻ ăn nhạt ngay từ lúc bé. Cách thức rất đơn giản, khi chế biến món ăn cho con, mẹ nên giảm lượng đường hay lượng gia vị chỉ bằng 50 đến 75% lượng thông thường. Cùng với nó là gia đình cũng tập thay đổi khẩu vị, bởi lẽ ăn nhiều đường hay nhiều muối thì đều không tốt. Như vậy, khẩu vị của trẻ hoàn toàn có thể do cha mẹ định hình thông qua việc chế biến món ăn cho trẻ ngay từ những bữa ăn đầu tiên.

Thêm các thực phẩm bổ sung.

Như vừa đề cập đến ở trên, để tăng cường thêm hàm lượng dinh dưỡng cho trẻ, ngoài việc chỉ sử dụng gạo, các mẹ nên bổ sung thêm các loại hạt hoặc ngũ cốc xay. Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ Việt, chị em thường không mua bột sẵn ở ngoài mà chọn loại gạo ngon, trộn thêm với đậu đen hoặc đậu xanh, có khi là hạt sen rồi mang ra hàng xay thành bột khi con mới tập ăn dặm và xay dập để chuẩn bị cho con vào giai đoạn ăn cháo hạt.

Tăng gấp đôi các loại rau.

Trẻ bắt đầu ăn dặm và trẻ mới biết đi thường rất khó tính trong việc ăn rau củ, trong khi nhiệm vụ của các mẹ là phải cung cấp đủ cho trẻ ít nhất hai loại rau trong một ngày. Chính vì thế mẹ đừng nên kết hợp chung nhiều loại rau củ trong một món ăn để tránh trường hợp bé đã ghét ăn rau lại càng ngán hơn vì không phân biệt rõ vị. Còn với trẻ đã qua giai đoạn ăn cháo, mẹ nên có phương pháp tập cho trẻ làm quen với đa dạng các loại rau củ quả để trẻ có thể ăn kết hợp chúng cùng với cơm.

Đẩy mạnh yếu tố màu sắc bắt mắt khi trình bày món ăn.

Trẻ sẽ vô cùng hào hứng với tất cả các món ăn của mẹ nếu như nó nhìn thật nhiều màu sắc và được trang trí ngộ nghĩnh. Mẹ nên chú ý đến phần chế biến món ăn cho con. Mỗi bữa mẹ có thể chuẩn bị nhiều loại rau nhất có thể và luôn kết hợp các loại rau củ có nhiều màu sắc khác nhau bày trong một đĩa như: cà rốt màu đỏ, củ cải màu trắng, súp lơ xanh và cả vài hạt ngô ngọt màu vàng. Ngày nào cầu kỳ, mẹ có thể tạo hình cho món ăn. Mỗi bữa như vậy, chắc chắn con sẽ đều sung sướng reo mừng và không cần ai nhắc nhở đều ăn hết phần cơm mẹ chuẩn bị cho.

Lựa chọn các loại thực phẩm ít nguy cơ nhiễm chất bảo quản và chất bảo vệ thực vật.

Đây cũng là một lưu ý quan trọng đối với các mẹ khi lựa chọn thực phẩm cho gia đình, đặc biệt là cho trẻ nhỏ. Hãy là người nội trợ thông minh và quan sát thật kỹ khi đi mua sắm để có thể chọn được các loại thực phẩm lành mạnh nhất và không gây hại cho sức khỏe. Đồng thời, các mẹ cũng nên áp dụng các biện pháp vệ sinh và sơ chế trước khi chế biến món ăn cho trẻ để loại bỏ đi các dư lượng chất bảo quản không nên có.

Trên đây là những kinh nghiệm tưởng như rất đơn giản và các mẹ có thể áp dụng ngay với một chút điều chỉnh thói quen của mình nhưng sẽ mang đến những hiệu quả bất ngờ và cải thiện đáng kể chất lượng bữa ăn cho bé yêu đấy.
Đọc tiếp…

Có 7 qui tăc cần phải biết khi cho con ăn rau

16:32 |

Dưới đây là 7 qui tắc cần phải biết khi cho con ăn rau ,rau củ rất tốt cho bé nhưng nhiều mẹ còn lúng túng trong việc chế biến rau cho con.

Khi đến tuổi ăn dặm rau, củ, quả là một trong những thực phẩm không thể thiếu bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Các loại vitamin và chất xơ giàu năng lượng có trong các loại rau củ giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất ở bé và cải thiện hệ tiêu hóa cho bé yêu. Tuy nhiên nếu chế biến và cho con ăn rau củ không đúng cách không những không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ rau củ mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé nữa. Xin mách các mẹ 7 điều cần lưu ý khi chế biến rau củ cho con.

Phải rửa rau thật kỹ


Với nỗi lo thực phẩm ngày nay đầy chất hóa học độc hại không ít các bà mẹ lựa chọn mua rau củ trong siêu thị hay các cửa hàng rau siêu sạch trên thị trường. Tuy nhiên mặc dù được gán mác rau siêu sạch thì ở đó vẫn có rất nhiều chất bẩn và vi khuẩn hơn mẹ nghĩ và có thể nhìn thấy. Vì thế khi mua rau về mẹ vẫn nên lưu ý khâu rửa rau thật sạch. Tốt nhất mẹ nên ngâm rau trong nước 20-30 phút cho hết hoàn toàn thuốc trừ sâu, rồi rửa lại bằng nước sạch 2-3 lần, kết thúc ngâm trong hỗn hợp nước muối nhạt từ 10-15 phút để rau được khử trùng hoàn toàn.

Nên cho con ăn nhiều loại rau có lá

Trẻ con có xu hướng thích ăn các loại củ quả hơn là các loại rau có lá xanh. Tuy nhiên mẹ cần nhớ trong các loại rau lá xanh có chứa nhiều loại vitamin hơn trong củ quả. Vì thế mẹ hãy chế biến các món từ rau lá xanh thật phong phú, hấp dẫn, kết hợp màu sắc ngon mắt thì chắc chắn bé sẽ ăn thun thút ngay.

Bố mẹ cũng cần ăn rau xanh
Trẻ con sẽ không chịu ăn rau nếu nhìn thấy bố mẹ cũng không ăn. Rất nhiều người lớn có thói quen chỉ ăn cơm, thịt và rau ăn rất ít nhưng lại ép trẻ ăn thật nhiều chất xơ. Điều này là không công bằng và bé sẽ không có được chút hứng thú nào với các loại rau củ khi chứng kiến bố mẹ mình cũng không thích ăn loại thực phẩm này.

Tuyệt đối đừng ép bé ăn quá mức

Nếu bé không thích ăn rau xanh hay bất cứ một loại thực phẩm nào khác, mẹ cũng đừng vì thế mà ép con ăn quá mức. Ăn uống do ép buộc sẽ khiến trẻ hấp thụ được ít chất dinh dưỡng hơn và càng tăng cảm giác biếng ăn ở trẻ. Thay vào chiêu áp bức, ép buộc mẹ hãy tìm cách ngon ngọt dỗ dành và dụ dỗ cho bé ăn rau thì tốt hơn.

Trái cây không thay thế được rau củ

Nhiều mẹ có quan điểm sai lầm khi nghĩ con không thích ăn rau cũng không sao, có thể cho bé ăn bù bằng nhiều loại trái cây khác. Nhưng điều này là hoàn toàn không đúng. Ở rau xanh có chất xơ và các loại vitamin mà ở hoa quả không đủ để thay thế. Hãy lựa chọn hoa quả như một thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng bên cạnh rau xanh bổ dưỡng các mẹ nhé.

Sử dụng nồi nhôm hoặc inox để chế biến rau

Các mẹ hãy sử dụng nồi nhôm hoặc inox để chế biến rau cho bé, nhất là để luộc rau, tránh không sử dụng các loại nồi đồng. Chúng ta biết rằng, trong các món ăn cũng như rau đều có chứa một lượng axit nhất định. Lượng axit này sau khi ngâm trong nồi sẽ làm thôi ra một lượng kim loại hoặc làm oxy hóa lớp bề mặt vật đựng bằng kim loại. Mặc dù nồng độ cũng như hàm lượng kim loại bị thôi nhiễm không nhiều, tuy nhiên điều này cũng hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bé.

Một thói quen khác rất không tốt của các mẹ khi chế biến các món rau là cứ để rau trong nồi và đậy vung một lúc cho rau mềm. Làm thế không những mất chất dinh dưỡng của rau mà những chất không tốt từ nồi có thể ngấm vào nước và rau đấy mẹ nhé.

Không lưu trữ các loại rau đã chế biến quá lâu

Các mẹ tuyệt đối không nên tái chế các món rau lưu trữ nhé. Nếu thức ăn thừa, đặc biệt là các loại rau xanh được lưu trữ quá lâu, sẽ sản xuất một lượng lớn nitrit có khả năng gây ra ngộ độc thực phẩm đặc biệt đối với những bé có cơ thể yếu và nhạy cảm.



Rau xanh và các loại củ quả là một trong những thực phẩm quan trọng hàng đầu đối với sức khỏe của mỗi người. Vì thế các mẹ hãy chú ý để con yêu được hấp thụ chất dinh dưỡng từ rau xanh một cách tối đa và lớn khỏe mỗi ngày nhé.
Đọc tiếp…

Cho con ăn các loại dầu ăn vào Cháo và Bột

16:26 |

Cho con ăn các loại dầu vào Cháo và Bột ? Liều lượng ra sao không phải ai cũng rõ.
Mỗi bữa ăn của trẻ cần đủ 4 nhóm thức ăn bao gồm: nhóm đường bột ngũ cốc, nhóm chất béo, nhóm chất đạm và và nhóm rau xanh, vitamin-khoáng. Trong đó, nhóm chất béo đóng vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng của trẻ. Các axit béo làm nhiệm vụ dẫn và hòa tan các vitamin giúp đẩy nhanh quá trình hấp thụ, cung cấp năng lượng cho cơ thể, đặc biệt là Omega 3 cho não bộ trẻ. Một chế độ ăn thiếu chất béo có thể khiến trẻ khó hấp thụ vitamin D dẫn đến còi xương, chậm lớn, chậm tăng cân.

Mẹ nào khi bắt đầu cho con ăn dặm đều luôn nhớ phải sắm sanh ngay cho bé một lọ dầu ăn. Cho thêm từ 1-2 thìa cà phê dầu mỗi lần vào bát cháo, bột của con là cách tốt nhất để mẹ đảm bảo sự phát triển của não bộ và hệ miễn dịch cho bé yêu. Tuy nhiên, cho như thế nào, liều lượng ra sao và loại dầu ăn gì thì không phải bà mẹ nào cũng rõ. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại dầu ăn có thể cho được vào cháo, bột của trẻ như dầu oliu, dầu dừa, dầu gấc….Mỗi loại dầu ăn lại có một lợi ích và các sử dụng riêng.

Dầu oliu
Dầu oliu vốn là một loại dầu rất được ưa chuộng và sử dụng phổ biến ở các nước phương Tây. Tuy vậy ngày nay, không quá khó để mẹ có thể kiếm được cho bé một chai nhỏ dầu oli ở trong siêu thị hay các tiệm tạp hóa. Tuy nhiên mẹ nên nhớ, loại dầu oliu duy nhất nên mua cho bé là loại dầu siêu nguyên chất (Extra Virgin Olive Oil). Đâu là lớp dầu đầu tiên và lạnh nhất được chiết ra khi ép hạt oliu và chưa qua bất cứ một công đoạn đun nóng hay xử lý hóa học nào. Một số loại dầu oliu khác có tên như ‘refined’ ‘pure’ hay ‘light’ có thể không giữ được đầy đủ dinh dưỡng như ban đầu.

Cho con ăn các loại dầu ăn vào Cháo và Bột
Dầu oliu rất tốt cho não bộ của trẻ
Dầu oliu có thể có mùi hơi hắc với một số mẹ không quen ngửi. Tuy nhiên, khi biết được những lợi ích dưới dây của dầu oliu, rất có thể mẹ sẽ muốn nêm cho trẻ thêm 1 thìa cà phê dầu mỗi ngày:

- Dầu oliu có chứa các chất béo không bão hòa đơn, rất tốt trong việc giảm các cholesterol xấu và bổ sung cholesterol tốt cho cơ thể trẻ

- Dầu oliu chứa axit linoleicvà linolenic, axit béo cũng được chứa trong sữa mẹ và đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của xương của em bé.

- Dầu oliu có chứa vitamin A, C, D, E, K - vitamin B+, và rất giàu các chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim và ung thư. Mẹ nên lưu ý, dầu ăn nào cũng có nhiều chất chống oxy hóa, tuy nhiên các chất chống oxy hóa trong dầu oliu nhiều hơn trong bất kỳ loại dầu nào khác. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng chính vì ăn nhiều dầu oliu nên những người dân ở vùng Địa Trung Hải có sức khỏe và cuộc sống rất lâu dài.

- Các axit oleic giúp hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển trí não của bé có trong sữa mẹ cũng có trong dầu oliu.

- Dầu oliu có đặc tính kháng viêm, tác dụng nhuận tràng nhẹ, tránh cho bé bị táo bón. Tuy nhiên, mẹ đừng lạm dụng đặc tính này của dầu oliu. Quá nhiều dầu oliu cũng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy.

- Dầu oliu chứa lượng calo cao thường được các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo dùng cho trẻ sinh non, nhẹ cân hay thấp còi.

Dầu gấc

Nếu mẹ Tây hay dùng dầu oliu thì mẹ Ta cũng có một loại dầu “lợi hại” không kém. Đó là dầu gấc. Dầu gấc là loại dầu chiết xuất từ màng đỏ quả gấc – một loại quả được trồng phố biến ở các miền quê Việt Nam. Dầu gấc sánh, có màu đỏ tự nhiên, mùi vị thơm ngon đặc trưng của gấc.

So sánh với dầu oliu có tác dụng lớn trong việc cung cấp omega 3 để phát huy trí não trẻ thì dầu gấc lại có ưu thế riêng dành cho trẻ biếng ăn. Dầu gấc có chứa hàm lượng lớn vitamin A và E - hai nhóm vitamin quan trọng 70% trẻ em Việt Nam bị thiếu.

Nhờ có hàm lượng beta-caroten rất cao (cao hơn cà rốt 15 lần và gấp gần 70 lần cà chua) nên dầu gấc cung cấp cho bé một nguồn vitamin A tự nhiên đáng quý. Chính lượng vitamin A này sẽ giúp cho bé có một đôi mắt khỏe mạnh, góp phần phòng chống các bệnh về mắt.

Có nhiều ý kiến cho rằng sử dụng dầu gấc có nhiều vitamin A quá cũng là không tốt và có thể dẫn đến vàng da. Tuy nhiên, những giả thuyết này chưa hề có bằng chứng khoa học. Lượng dầu gấc thích hợp cho trẻ là ½ thìa cà phê nhỏ vào bát cháo, bột mỗi ngày.

Dầu dừa

Một trong những xu hướng dần gây hay được mẹ Việt sử dụng, đó là nêm dầu dừa vào cháo bột cho bé. Dừa rất lành tính nên dầu dừa thường là thức ăn số một cho trẻ mới ăn dặm mà không lo dị ứng. Thêm vào đó, mùi thơm của dầu dừa cũng khiến bát cháo của trẻ hấp dẫn lên rất nhiều và không lo làm thay đổi kết cấu vị của món ăn.

Dầu dừa rất giàu axit lauric một axit béo được tìm thấy trong sữa mẹ giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và được cho là có tính chất bảo vệ cơ thể trẻ. Một ưu điểm nữa: Mẹ có thể tự làm dầu dừa nguyên chất cho con tại nhà với phương pháp vô cùng đơn giản, lại đảm bảo an toán cho bé.

Với dầu dừa nguyên chất, mẹ nấu bột chín, tắt bếp. Sau đó bổ sung nửa thìa cà phê dầu ngoáy đều, để nguội bớt rồi cho bé ăn như bình thường.



Một muỗng dầu ăn cho vào thức ăn của trẻ khi chuẩn bị bắc khỏi bếp nấu sẽ có tác dụng tốt đối với sự phát triển của bé vì khi đó dầu chưa bị biến chất do tác động của nhiệt độ cao và sẽ dễ hấp thu hơn. Dầu ăn là cực kỳ quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ. Mẹ có thể sử dụng linh hoạt là luân phiên các loại dầu kể trên để tận dụng tối đa lợi ích của từng loại dầu ăn cũng như cho trẻ được đổi vị hàng ngày.
Đọc tiếp…