Hòa Bình cán bộ công an bị dân băt giữ

08:55 |

Mới đây, trên mạng Internet xuất hiện hình ảnh một số cán bộ công an bị bắt trói tay vào ghế,những cán bộ này đang bị uy hiếp bởi một số người mặc thường phục, tại Kim Bôi Hòa Bình.

3 cán bộ ở Phòng CSĐT tội phạm về môi trường và 2 cán bộ công an huyện, 1 lãnh đạo Phòng Tài nguyên-Môi tường huyện Kim Bôi (Hòa Bình) bị người dân bắt trói tay vào ghế.
Trước đó, nhiều người cho rằng đây chỉ là hình ảnh dàn dựng của một số cư dân mạng đùa cợt quá đáng, nhưng qua tìm hiểu, chúng tôi được biết vụ việc hoàn toàn có thật.

Mới đây, UBND huyện Kim Bôi đã có báo cáo về sự việc. Theo đó, vụ việc này xảy ra tại thôn Bôi Câu, xã Kim Bôi vào ngày 8/10.

Vụ việc nảy sinh từ chuyện những người khai thác khoáng sản trái phép trên sông Bôi.

Từ tháng 8, thôn Bôi Câu ra nghị quyết khai thác tận thu cát sỏi ở sông Bôi và thuê một doanh nghiệp tư nhân ở thị trấn Bo (huyện Kim Bôi) thực hiện.

Khi chưa có sự đồng ý của UBND huyện và xã, doanh nghiệp này đã đưa nhân công, máy móc đến lập lán trại khai thác. Sáng 7/10, một số người dân thôn Bôi Câu phát hiện nên đã kéo ra phản đối và thu giữ phương tiện máy xúc, ô tô. Sự việc càng lúc càng căng thẳng.

Sau đó, Bí thư chi bộ, Trưởng, Phó thôn Bôi Câu, Trưởng Công an xã, Phó chủ tịch UBND xã, và một số cán bộ xuống hiện trường giải quyết, yêu cầu nhân dân giải tán. Tuy nhiên, một số người dân quá khích đã bắt trói ông Bùi Văn Dùng - trưởng thôn Bôi Câu - và ông Châu - Bí thư chi bộ thôn Bôi Câu. Đoàn công tác đã tạm rút lui. Hai cán bộ thôn cũng thoát được ra ngoài.

Trong ngày 7 và 8/10, một số người dân quá khích đã đến nhà văn hóa thôn gây huyên náo, yêu cầu giải thích về việc cán bộ thôn Bôi Câu cho phép những người kia khai thác trái phép. Sáng 8/10, UBND xã đã tổ chức Hội nghị liên tịch để bàn biện pháp giải quyết. Khi Hội nghị kết thúc, hàng chục người dân thông Bôi Câu đã kéo đến trụ sở UBND xã yêu cầu đối thoại. Sự việc không đạt kết quả, những người dân bỏ về.

Hòa Bình cán bộ công an bị dân băt giữ
Tang vật của những người khai thác bị người dân địa phương thu giữ 
Chiều 8/10, đoàn công tác gồm cả cán bộ huyện, công an huyện và tỉnh xuống thôn Bôi Câu tiếp tục giải quyết. Tại đây, một số đối tượng quá khích đã dùng dây thừng trói 6 cán bộ trong đoàn công tác. Trong đó có 3 cán bộ ở Phòng CSĐT tội phạm môi trường (Công an tỉnh Hòa Bình) và 2 cán bộ công an huyện, 1 lãnh đạo Phòng TNMT huyện Kim Bôi.

Sau khi chính quyền thuyết phục, người dân đã cởi trói cho những cán bộ này.

Trả lời báo chí, ông Bùi Việt Hưng, Phó chủ tịch UBND xã cho rằng, vụ việc xuất phát từ việc người dân nghi ngờ sự thiếu minh bạch của một số cán bộ thôn.

Ngày 9/10, UBND huyện đã chủ trì cuộc họp đối thoại với người dân thôn Bôi Câu. Cuộc họp đã yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể cho phép khai thác khoáng sản tại thôn Bôi Câu.

Cuộc họp cũng có nhiều ý kiến yêu cầu làm rõ: chính quyền thôn thu 20kg thóc/hộ từ năm 2010 để xây đài tưởng niệm liệt sỹ nhưng đến nay chưa xây và cũng không trả tiền cho dân; cán bộ xóm bán 1 xe công nông của tập thể chi tiêu sai mục đích. Người dân đề nghị không cho đấu thầu đập chứa nước tại Bôi Câu để dân lấy nước tưới tiêu, đề nghị đình chỉ lò gạch gây ô nhiễm môi trường.

Lãnh đạo huyện Kim Bôi nhận định, vụ việc bắt nguồn từ sự bức xúc trước một số vấn đề chưa được chính quyền xã thông giải quyết thỏa đáng từ trước đến nay. Người dân nghi ngờ tính minh bach trong việc tổ chức đấu thầu khai thác tận thu cát sỏi của chính quyền xã và thôn. Bên canh đó còn có mâu thuẫn về lợi ích kinh tế của một số người là anh em của trưởng công an xã trong việc khai thác tận thu cát sỏi.
Đọc tiếp…

Ba Vì tên cướp đột nhập vào nhà dân để cướp tiền vàng

11:10 |
Vì hết xăng nên tên cướp đã vào nhà người dân dùng dao khống chế cướp tiền nhẫn vàng, điên thoại.

Công an xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội đã bắt Triệu Văn Hội (SN 1972, xã Ba Vì), nghi phạm trong vụ dùng dao khống chế chủ nhà, cướp tiền và nhẫn vàng diễn ra trên địa bàn vào hai ngày trước.
Ba Vì tên cướp đột nhập vào nhà cướp tiền vàng
Tên cướp Triệu Văn Hội
Trước đó, vào sáng 15/9, Công an xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, TP Hà Nội nhận được đơn trình báo của chị Đinh Thị Ph. (SN 1983), ở xã Tản Lĩnh về việc: đêm 14, rạng sáng 15/9, một đối tượng đã đột nhập nhà chị, sau đó dùng dao khống chế, cướp 1 nhẫn vàng, 1 điện thoại di động và tiền mặt.

Từ những thông tin được bị hại cung cấp cộng thêm kết quả công tác khám nghiệm hiện trường, cơ quan công an đã xác định được lối tên cướp đột nhập nhà chị Ph. Lực lượng phá án cũng nhanh chóng đưa ra nhận định, thủ phạm không thuộc dạng lưu manh chuyên nghiệp, côn đồ hung hãn. Mục đích ban đầu của hắn nhiều khả năng chỉ là trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, do thấy chủ nhà thức giấc, kẻ gian đã dùng hung khí khống chế, rồi cướp nhẫn, tiền và điện thoại.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, đến ngày 17/9, cơ quan công an đã tìm ra đầu mối xác định danh tính đối tượng gây ra vụ án là Triệu Văn Hội (SN 1972, ở thôn Yên Sơn, xã Ba Vì). Sau khi gây án, Hội đã lẩn trốn tại khu rừng Mỡ, nằm trong rừng Quốc gia Ba Vì.

Tại cơ quan điều tra, bước đầu Triệu Sinh Tưởng khai nhận, tối xảy ra vụ án, do xe máy bị hết xăng nên đối tượng đột nhập nhà chị Ph để cướp. Sau khi đã cướp được tài sản, Tưởng ở lại qua đêm nhà chú ruột. Sáng hôm sau, nói rằng đi đánh bạc được nhẫn và điện thoại, Tưởng đã nhờ chú ruột mang đi bán lấy tiền ăn tiêu.

Hiện Công an huyện Ba Vì đang tạm giữ hình sự đối tượng Triệu Sinh Tưởng để tiếp tục điều tra, hoàn tất hồ sơ xử lý.




Đọc tiếp…

Có nhiều điều bất cập trong văn bản gây tranh cãi của cục CSGT

14:35 |
Những ngày gần đây, dư luận đang xôn xao bởi một dự luật mới của cục CSGT. Theo đó, văn bản này cấm quay phim, chụp hình khi cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ. Trước những phán ứng của dư luận, hôm nay cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư Pháp đã có ý kiến. 

Theo ông Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư Pháp (Cục KTVB), ngay sau khi nhận được thông tin, dư luận phản ánh về nội dung văn bản "quay phim cảnh sát giao thông phải xin phép", gây tranh cãi, Cục đã chủ động tìm văn bản và tổ chức xem xét, thảo luận theo thẩm quyền.

Cảnh sát giao thông
Ảnh minh họa. CSGT làm nhiêm vụ trên đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội). Bá Đô
Cụ thể, căn cứ vào nội dung của văn bản trên, thì có thể phân tích và chia làm 2 nhóm hành vi chính là nhóm "có lời nói đe dọa, lăng mạ, hành vi chống đối cảnh sát giao thông" và nhóm "quay phim chụp ảnh cảnh sát giao thông khi chưa được phép đồng ý". Văn bản thể hiện sự thiếu thận trọng, khi kết nối các nhóm hành vi có bản chất, mức độ khác nhau.

Việc kết nối hai nhóm nội dung này khiến người đọc có thể hiểu là bất kỳ người nào quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát đều phải 'được sự đồng ý' của cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ; CSGT có quyền yêu cầu xuất trình giấy tờ để xác minh là được phép hay chưa và xác định là nhà báo hay giả danh nhà báo. Điều này đã không phù hợp quy định hiện hành về quyền của nhà báo (hoặc người dân).

Cũng qua rà soát, Cục KTVB chưa tìm thấy quy định cấm công dân quay phim chụp ảnh cán bộ, công chức và chiến sĩ công an đang thi hành nhiệm vụ (nếu không thuộc các trường hợp cấm, hạn chế). Mặt khác, quay phim, chụp ảnh CSGT đang làm nhiệm vụ không phải là ghi hình ảnh riêng tư của một hay vài cá nhân cụ thể mà là ghi hình ảnh thi hành công vụ của cơ quan, cá nhân đại diện cho nhà nước tại nơi công cộng (công khai) là bình thường, không cần phải cảnh sát giao thông cho phép.

Như vậy cán bộ chiến sĩ công an nhân dân, CSGT không được quyền truy hỏi người đang quay phim, chụp ảnh là được phép hay không được phép, cũng không có quyền truy xét giấy tờ để xác định là nhà báo hay giả danh nhà báo.

Theo phân tích của Cục KTVB, Luật Báo chí quy định một trong những nhiệm vụ quan trọng của báo chí là "phát hiện, biểu dương, gương người tốt, việc tốt, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật". Nhà báo có quyền khai thác và được cung cấp thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật, khi tác nghiệp đúng luật thì không ai có quyền ngăn cản, truy xét.

CSGT
Văn bản gây tranh cãi của Cục CSGT.
Đối với các công dân khác (không phải nhà báo), quay phim, chụp ảnh, trong các trường hợp đã nêu không phải là hành vi sai trái. Việc xác định một công dân quay phim, chụp ảnh là nhà báo hay giả danh nhà báo tại nội dung công văn số 1042 là điều không phù hợp với chức năng, thẩm quyền của cán bộ, chiến sĩ, cảnh sát giao thông khi tuần tra kiểm soát. Công văn này không thuộc thẩm quyền quy định của một lãnh đạo Cục Cảnh sát giao thông.

Từ những phân tích trên, Cục KTVB kết luận công văn của Cục CSGT có nhiều nội dung có dấu hiệu sai trái cần phải được xử lý. Cục KTVB đã đề nghị lãnh đạo Bộ Tư Pháp cho tổ chức họp với đại diện Cục cảnh sát giao thông và một số cơ quan liên quan để trao đổi thêm về nội dung có dấu hiệu sai trái trên. Trên cơ sở kết quả trao đổi, thảo luận tại cuộc họp, Cục sẽ đề xuất hướng xử lý tiếp.

Sáng nay, trao đổi với VnExpress.net về những phân tích trên của Cục KTVB, đại tá Trần Sơn Hà, Phó cục trưởng Cục CSGT cho biết sẽ sớm báo cáo và bàn với lãnh đạo Cục để có trả lời cụ thể trước công luận.

Theo vnexpress.net
Đọc tiếp…