Tám công dân bỗng dưng bị bắt giam oan

10:58 |
Thêm 8 công dân bỗng dưng  bị bắt giam oan cùng với thời gian diễn ra việc điều tra và xét xử ông Nguyễn Thanh Chấn năm 2003 -2004 .

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 8/11, luật sư Hà Đăng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho biết đó là vụ trộm cắp tượng, cổ vật ở nhiều đình, chùa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong khoảng thời gian từ tháng 6/2001 đến tháng 7/2003. Cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang cáo buộc 8 người gây ra hàng loạt vụ trộm cắp này.

Bỗng dưng bị bắt

Tiếp xúc với chúng tôi, ông Dương Phúc Thịnh (ngụ quận Đống Đa, Hà Nội; 1 trong 8 người bị cáo buộc) cho biết việc bị tạm giam gần 1.000 ngày ở trại giam Kế (tỉnh Bắc Giang) và liên tục phải dự các phiên tòa vẫn ám ảnh ông đến bây giờ. Đang là một nghệ nhân cây cảnh “đắt khách”, ông Thịnh bỗng dưng bị bắt tạm giam. “Có lẽ chưa có vụ án nào mà lúc ra tòa, cả 8 “đồng phạm” đều không hề quen biết nhau như thế. Tôi bị đánh đập đủ kiểu, bị ép ký vào lời khai soạn sẵn” - ông Thịnh nhớ lại.

Trải qua 3 phiên tòa, các HĐXX vẫn không thể buộc tội ông Thịnh cùng những “đồng phạm” vì thiếu chứng cứ. Tại phiên tòa lần thứ 4 diễn ra vào tháng 6/2006, TAND tỉnh Bắc Giang đã phải tuyên cả 8 bị cáo vô tội và trả tự do ngay tại tòa. Nhưng trước đó, ông Phan Hữu Hường đã chết bất thường trong trại tạm giam Kế với kết luận bị bệnh (?!).

Tám công dân bỗng dưng bị bắt giam oan
Những ngày ngồi tù oan vẫn ám ảnh ông Dương Phúc Thịnh đến bây giờ
Gian nan đòi xin lỗi, bồi thường

Sau khi được tạm tha năm 2006, suốt 2 năm, 7 công dân bị truy tố oan phải gõ cửa các cơ quan công quyền tỉnh Bắc Giang và cấp trung ương để yêu cầu xin lỗi, bồi thường theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, phải đến tháng 7/2008, VKSND tỉnh Bắc Giang mới tiến hành xin lỗi các công dân trên ở nơi cư trú và thỏa thuận mức bồi thường.

“Khi ký nhận tiền ở VKSND tỉnh Bắc Giang, tôi được biết mọi người được bồi thường theo Nghị quyết 388 lúc bấy giờ, lấy mức lương tối thiểu là 600.000 đồng/tháng. Mỗi người chỉ được nhận mấy chục triệu đồng bồi thường cho hơn 2 năm bị giam oan. Tôi kiện ra TAND quận Long Biên (Hà Nội) thì mức bồi thường mới được thỏa thuận là 300.000 đồng/ngày. Tổng số tiền tôi được bồi thường là 300 triệu đồng, cao nhất trong 7 người” - ông Thịnh nhớ lại.

Tuy nhiên, số tiền ấy không đủ bù đắp cho uy tín đã mất, vốn liếng gầy dựng trước đây không còn, sức khỏe giảm sút nghiêm trọng sau những trận đòn đau và nhất là sau khi trở về, vợ chồng ông đã ly hôn vì những nghi kỵ, thiếu cảm thông. “Mình là người đàng hoàng (ông Thịnh từng nhiều năm phục vụ trong quân đội - PV) nhưng giờ đi làm ở đâu người ta cũng rỉ tai bảo nhau: “Thằng này đi tù về” nên làm việc gì cũng khó. Tòa án đã tuyên vô tội, viện kiểm sát cũng tổ chức xin lỗi rồi nhưng cái “án” bị giam 1.000 ngày không sao gột rửa được” - ông Thịnh nói và cho biết những công dân khác “dính” tới vụ việc đó cũng khốn khổ như ông.
Đọc tiếp…

Bắc Giang. Người đàn ông 10 năm bị đi tù oan

08:53 |

Người đàn ông bị 10 năm tù oan vì nghi giết người giờ đã được làm sáng tỏ .

Ông Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi, ở xã Nghĩa Trung, Việt Yên) vừa được tạm trả tự do sau 10 năm ngồi tù oan. Suốt thời gian dài đằng đẵng, ông và gia đình liên tục kêu oan và mới đây, thủ phạm thực sự của vụ án mới ra đầu thú. Vậy, ông Chấn đã bị oan như thế nào, khi xảy ra vụ án, ông đã ở đâu, làm gì?

Như đã đưa tin, TAND Tối cao vừa ra quyết định đưa vụ án giết người (đã kết án cách đây 10 năm) tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang ra Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao để xét xử tái thẩm.

10 năm trước đó, một vụ giết người đã xảy ra tại thôn Me. Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hoan (39 tuổi) bị sát hại với nhiều vết thương ở đầu, mặt và bụng. Không lâu sau, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã bắt ông Nguyễn Thanh Chấn. Ông bị truy tố và đưa ra xét xử về tội giết người.

Bị cho là sàm sỡ nạn nhân

Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Bắc Giang, khoảng 22h, ngày 15/8/2003, người trong thôn Me nghe tiếng trẻ con khóc trong nhà chị Hoan. Khi chạy sang, họ thấy nhà chị Hoan không bật điện, nhưng cửa chính mở liền báo cho mẹ đẻ chị. Bà mẹ sang nhà con gái thì phát hiện chị Hoan đã chết với nhiều vết thương ở đầu, mặt và bụng.

Cáo trạng cho rằng, vợ chồng ông Nguyễn Thanh Chấn bán tạp hóa gần sân bóng thôn Me. Chiều 15/8/2003, dân thôn Me tổ chức đá bóng. Trận bóng kết thúc vào khoảng 19h cùng ngày. Lúc này, bà Nguyễn Thị Chiến (vợ ông Chấn) bảo chồng đi xin nước về để nấu, bán hàng.

Bắc Giang. Người đàn ông 10 năm bị đi tù oan
Ông Nguyễn Thanh Chấn với những lá đơn kêu oan suốt 10 năm trời

Ông Chấn đã đạp xe sang nhà chị Viễn ở cuối sân bóng. Đoạn đường này qua nhà chị Hoan. Lúc này, chị Hoan đang ở trong nhà với đứa con nhỏ (1,5 tuổi). Ông Chấn thấy nhà anh Minh (hàng xóm chị Hoan) không có ai ở nhà liền dựng xe đạp cạnh thành giếng nhà anh rồi đi vòng ra phía sau nhà chị Hoan qua ruộng khoai. Lúc này, cửa sau nhà chị Hoan mở nên ông Chấn lẻn vào.

Thấy con chị Hoan đang chơi trên gường, chị đứng trước tủ quần áo, ông Chấn liền đòi "quan hệ". Chị Hoan không đồng ý, ông liền lao vào ôm chị từ phía sau. Hai tay ông Chấn vòng lên ngực chị Hoan sờ soạng. Chị cố chống cự và vơ được một vỏ chai bia dưới nền nhà định đánh vào đầu ông Chấn nhưng ông đỡ được và giằng lấy. Rồi ông Chấn quật chị Hoan ngã xuống đất.

Một tay ông giữ tay chị Hoan, gối tỳ vào sườn chị. Rồi ông thò tay còn lại vào túi quần rút ra một con dao bấm, đâm nhiều nhát vào bụng, mặt và sườn chị Hoan.

Trong lúc giằng co, chị Hoan có giơ tay đỡ khiến lưỡi dao bị gãy. Ông Chấn đã cho chuôi dao vào túi rồi nâng đầu chị Hoan lên đập xuống đất nhiều lần. Do mặt nạn nhân chảy nhiều máu, ông Chấn lấy chiếc gối đậy vào mặt rồi tắt điện, đi ra.

Chở nước cho vợ xong, ông về nhà tắm giặt, lấy xà phòng và bàn chải rửa sạch máu dính ở quần áo, rửa sạch chuôi dao, cất vào tủ.

Cáo trạng còn cho rằng, ngày 28/9/2003, ông Chấn đến cơ quan điều tra tự thú.

Có chứng cứ ngoại phạm

Trên thực tế, quá trình điều tra, ông Chấn đã khai nhận hành vi giết người. Nhưng tại các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, bị cáo lại không nhận tội. Ông Chấn đã bị tòa sơ thẩm và phúc thẩm tuyên án tù chung thân.

Trong thời gian ở tù, phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn nhiều lần kêu oan.

Trong những lá đơn kêu oan, ông Chấn cho biết: Cơ quan công an bắt giữ tôi vì cho rằng tôi đã giết chết chị Hoan khi đi xin nước, vào thời gian khoảng 19h đến 19h25. Thực tế, trong thời gian đó, tôi đang bấm điện thoại cho anh Thực (ở Yên Sơn, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Số máy và thời gian còn lưu lại ở tổng đài bưu điện huyện Việt Yên.

Trong các lá đơn do bà Nguyễn Thị Chiến (vợ ông Chấn) cũng khẳng định, khoảng thời gian đó chồng bà đang ở nhà bấm điện thoại cho ông Thực gọi nhờ. Trước tòa phúc thẩm, ông Thực làm chứng điều này.

Đơn của 2 vợ chồng ông Chấn cũng viết, sau khi phát hiện chị Hoan chết, bà Hội (mẹ chị) đã nhờ ông gọi giúp ông Đệ y sĩ, gọi cho em rể của chồng chị Hoan (tên Chung ở Nhã Nam, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) và gọi điện báo Công an huyện. Ông Chấn chính là người đã đi mua gà, quan tài về để gia đình chị Hoan khâm liệm. Vậy nhưng ông lại bị công an bắt giữ vì cho rằng đã giết chị Hoan.

Ông Chấn còn cho rằng, trong quá trình điều tra, ông phải nhận tội là do bị "ép cung". Ông trình bày rằng do bố là liệt sỹ mất sớm, gia đình khó khăn nên không có điều kiện ăn học đến nơi đến chốn. Ông không hiều biết về pháp luật, lại quá sợ hãi nên đành nhận tội.

Sau nhiều năm kêu oan, đến nay, Lý Nguyễn Chung (người cùng thôn) mới ra đầu thú, nhận là người đã gây ra cái chết của chị Hoan. Lúc này, nỗi oan khuất của ông Nguyễn Thanh Chấn mới được xem xét.

Trong đơn kêu oan, bà Chiến (vợ ông Chấn) còn trình bày rằng, tối hôm chị Hoan bị giết, có hai thanh niên làm ở trạm bơm bị ốm, đi xe đạp vào nhà ông Đệ mua thuốc. Họ nhìn vào nhà chị Hoan thì thấy một thanh niên cởi trần ôm ngang người nạn nhân dốc đầu xuống nền nhà nhưng nghĩ là vợ chồng đánh nhau nên không can thiệp. Lúc đó, họ vào đến nhà ông Đệ, nhìn đồng hồ treo tường là 19h45. Hôm sau, ông Đệ nghe họ kể lại và báo công an.
Đọc tiếp…