Vụ án oan tại sao ông chấn không có tội lại nhận tội

10:56 |

Hung thủ mới ra đầu thú vụ án oan ở Bắc Giang,Ông Chấn có bị ép cung hay không trong sự vi phạm tố tụng trong vụ án 10 năm trước. Lý do vì sao trong quá trình điều tra, ông Chấn cho rằng mình không phạm tội mà vẫn nhận tội?

Như đã đưa tin, cách đây gần 10 năm, ông Nguyễn Thanh Chấn bị tòa sơ thẩm tại Bắc Giang và phúc thẩm tại Hà Nội tuyên án tù chung thân về tội giết người. Nhưng mới đây, một thanh niên là Lý Nguyễn Chung (người cùng thôn) đã đứng ra đầu thú thừa nhận mình chính là người gây án. Do vậy, ông Chấn được tạm trả tự do. TAND Tối cao đã quyết định đưa vụ án ra Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao để xét xử tái thẩm.

Tại cuộc họp báo sáng nay (5/11), đại diện VKSND Tối cao đã giải thích câu hỏi vì sao vụ án không được kháng nghị xét xử lại theo thủ tục "giám đốc thẩm" mà lại là "tái thẩm".

Trả lời báo chí, vị đại diện cho rằng, hiện nay, tình tiết mới và cơ bản nhất là đối tượng Lý Nguyễn Chung ra đầu thú. Đây là tình tiết mới và có thể làm thay đổi toàn bộ bản án. Ngoài ra, chưa có tình tiết nào khác. Vì vậy, theo nguyên tắc tố tụng, vụ án được xử lại theo thủ tục tái thẩm.

Vị đại diện VKS cũng cho hay, nếu trong quá trình điều tra xét xử tiếp theo mà thấy xuất hiện tình tiết mới quan trọng, thủ tục xét xử vẫn có thể thay đổi.

Tuy nhiên, sáng nay báo chí cũng đặt câu hỏi về việc có hay không sự vi phạm tố tụng trong vụ án 10 năm trước. Lý do vì sao trong quá trình điều tra, ông Chấn cho rằng mình không phạm tội mà vẫn nhận tội? Trong đơn kêu oan ông Chấn đã trình bày rằng mình bị ép cung. Vậy cơ quan điều tra (VKSND Tối cao) có xem xét vấn đề này không? Đại diện VKS cho rằng, trong quá trình điều tra, xét xử tới đây, những vấn đề này đều sẽ được xem xét đầy đủ. Nếu có vi phạm tố tụng sẽ làm rõ trách nhiệm cá nhân để xử lý.

Trả lời chúng tôi, Luật sư Ngô Ngọc Thủy (Trưởng Văn phòng Luật sư Ngô Ngọc Thủy, Hà Nội) xác nhận, VKS kháng nghị "tái thẩm" là chính xác. Bởi hiện nay, tình tiết mới có thể làm thay đổi bản án là việc một đối tượng khác ra nhận tội. Người đang chịu án có thể bị oan. Ngoài ra, các cơ quan điều tra chưa tìm thấy căn cứ nào nói rằng có vi phạm tố tụng trong vụ án.

"Không thể xét xử lại theo thủ tục giám đốc thẩm trong trường hợp này." - Luật sư Thủy nói.

So sánh với kỳ án hiếp dâm của 3 anh em tại Hà Đông, Hà Nội, ông Thủy cho rằng tính chất hoàn toàn khác. Vụ án đó được "giám đốc thẩm" là do có dấu hiệu vi phạm tố tụng. Còn chi tiết "huyệt trai trinh" chỉ là do một vài người nói ra, không có căn cứ khoa học và luật pháp.

Trong một bài phân tích của mình, Luật sư Phạm Hồng Hải (Trưởng văn phòng Luật sư Phạm Hồng Hải, Hà Nội) cũng từng viết: Cả giám đốc thẩm và tái thẩm được hiểu không phải là một cấp xét xử mà là một thủ tục đặc biệt theo đó bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực được xem xét lại trên cơ sở có kháng nghị của người có thẩm quyền khi phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc xử.

Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Thủ tục tái thẩm được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.

Giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án.




Theo Bộ Luật tố tụng hình sự:

Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, baogồm:

Việc điều tra xét hỏi tại phiên toà phiến diện hoặc không đầy đủ;

Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử;

Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật hình sự.

Những tình tiết được dùng làm căn cứ để kháng nghị tái thẩm là tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định của Tòa án bao gồm:

Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật;

Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai;

Vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;

Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật.

Đọc tiếp…