Môi trường của Trái Đất đang ngày càng bị đe dọa nghiệm trọng. Dễ dàng nhận thấy các thảm họa kép động đất và sóng thần tại Nhật Bản vào tháng 3 năm 2011, bão nhiệt đới Bopha ấn công vào phía nam Philippines, bão Isaac hay nắng nóng ở Mỹ, lở tuyết ở Afghanistan... vào năm 2012 chỉ là trong những thảm họa tự nhiên tồi tệ trong lịch sử thế giới.
Các thảm họa này chính là hồi chuông cảnh báo về những tác hại khôn lường do ô niễm môi trường gây ra.
Con người tác động trực tiếp đến môi trường
Theo đánh giá của UNISDR - Cơ quan Liên hợp quốc về chiến lược giảm nhẹ nguy cơ thiên thì chỉ riêng tại ba khu vực Nam, Đông Nam và Đông Á trong năm 2012 đã xảy ra 83 thảm họa thiên tai khiến tổng cộng hơn 3.100 người thiệt mạng và gần 65 triệu người bị ảnh hưởng, với tổng số thiệt hại về vật chất là hơn 15 tỷ USD. UNISDR cũng cho biết trong năm 2012, lụt lội là thiên tai xảy ra thường xuyên nhất tại khu vực châu Á, chiếm đến 44%. (1). Ông Jerry Velasquez (Giêri Vêlaxkê), người đứng đầu UNISDR khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dẫn thông báo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết: “Mỗi năm, thiên tai gây thiệt hại cho khu vực này trung bình 1,6 tỷ USD (tương đương 1,8% GDP) và con số cụ thể ở Việt Nam là 1,8% GDP”.
Những con số này là tiếng kêu cứu của môi trường đồng thời là sự cảnh báo thực tế nhất về sự hủy hoại của con người bởi những thói quen sinh hoạt kém ý thức như: chặt phá rừng; săn bắn động vật quý hiếm; tận diệt các loài động vật để làm thức ăn; hủy hoại dòng nước bằng vô số rác thải và các chất độc hại; biến khu dân cư, nơi công cộng thành bãi rác…
Theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) thì “Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu, được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài”. (2)
Không gian xanh ở Phú Mỹ Hưng
Bảo vệ môi trường ngay từ trong ý thứcĐể đối phó với các thảm họa thiên nhiên, con người cần phải chuẩn bị những kế hoạch, chiến lược cụ thể. Ông Vinod Thomas, Tổng Giám đốc Cơ quan đánh giá độc lập tại Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng: “Nếu không có biện pháp phòng chống và không có những hoạt động giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu, thì thảm họa thiên nhiên sẽ ngăn cản sự phát triển”.(3)
Chỉ nói riêng tại Việt Nam, trong thời gian gần đây đã có rất nhiều khẩu hiệu cũng như các chương trình, dự án bảo vệ môi trường đã được tổ chức nhằm kêu gọi sự thay đổi về nhận thức, thói quen, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường như: Giờ Trái đất; MEETBIS - Dự án Thúc đẩy sử dụng Năng lượng hiệu quả và tiết kiệm thông qua hỗ trợ Phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam; Môi trường xanh; Ngày chủ nhật xanh; Hành trình xuyên Việt bằng xe đạp; Ngày không sử dụng túi ny lông; Dự án "Rừng ơi!"; Chung tay bảo vệ rừng …
Ông Jerry Velasquez - người đứng đầu UNISDR khu vực châu Á - Thái Bình Dương đánh giá cao công tác phòng chống và giảm thiểu thiên tai của Việt Nam, cho rằng chương trình trồng rừng ngập mặn ven biển của Việt Nam là một trong những chương trình hiệu quả về đầu tư, có thể giảm thiểu những tác động bất lợi của thiên tai như bão tố, nước biển dâng.” (4)
Nhiều người vẫn cho rằng hành động hủy hoại môi trường đã trở thành thói quen, rất khó thay đổi. Thiết nghĩ, thói quen được chủ động hình thành trong mỗi con người. Chính vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau tập thay đổi từ trong suy nghĩ của chính bản thân đồng thời tích cực tham gia các hoạt động, sự kiện, kêu gọi cộng đồng cùng tham gia bảo vệ môi trường thì chắc chắn sẽ giảm thiểu những nguy cơ về con người và vật chất do thiên tai gây ra và khi đó chất lượng sống của con người sẽ được cải thiện một cách rõ rệt.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét